Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năm Sửu Nói Chuyện Chăn Trâu - Thập Mục Ngưu Đồ

04/01/202120:43(Xem: 6955)
Năm Sửu Nói Chuyện Chăn Trâu - Thập Mục Ngưu Đồ

NĂM SỬU NÓI CHUYỆN CHĂN TRÂU

 

THẬP MỤC NGƯU ĐỒ

 

 Thập Mục Ngưu Đồ

 

 

          Ngày Xuân ngày Tết, nếu ai tìm những giờ phút thanh thản yên tịnh bằng những bước nhẹ nhàng khoan thai vào vãng cảnh các chùa chiền tự viện, dâng hương bái Phật, nếu để ý sẽ thấy ở một vách tường nào đó treo bộ tranh mang tên gọi là “Thập mục ngưu đồ”. Không phải chốn già lam thiền viện nào cũng có trưng treo, vì  đó không phải là điều bắt buộc thuộc thanh quy giới luật, nhiều khi chỉ được treo để trang trí, hay được trưng ra ở một nơi hằng ngày đi qua đi lại như để nhắc nhở, vậy nếu khi ta bắt gặp được tức là ta đang hữu duyên, hãy đừng bỏ dịp đứng trước bộ tranh mang những nét sơ sài ấy để ngắm từng bức mà chiêm nghiệm nghiền ngẫm.

         “Thập mục ngưu đồ” nghĩa là “mười bức tranh chăn trâu”, mười bức tranh liên hoàn làm nên một bộ tranh đã mượn hình tượng một người mục đồng (chăn trâu) và một con trâu, để nói về “thuật luyện tâm” của nhà Phật.  Hình ảnh người mục đồng tượng trưng cho Giới thể, cho Thiền Định,  cho Chánh Trí, nói chung là cho Chánh pháp của Phật. Con trâu tượng trưng cho cái Tâm của chúng sinh, cái Tâm ấy là cái Tâm vọng tưởng, Tâm phân biệt, chất chứa đầy phiền não, mê lầm và dục vọng. Chúng sinh lấy giáo pháp chân chính của Đức Phật để chữa trị, để xua tan, để xóa bỏ, để tống đuổi, để hóa giải, bao sự mê lầm và dục vọng thì cũng giống như người mục đồng trị con trâu hoang dã đầy tật chứng vậy!

         Theo nhiều kinh sách nhà Phật, thì “Thập mục ngưu đồ” đã có từ rất lâu, không xác định được là từ thời nào, và ai là tác giả đã “hạ thủ công phu”. Thoạt tiên, bộ tranh chỉ có sáu bức (lục mục ngưu đồ), qua nhiều biến động thăng trầm nên bị tuyệt tích. Đến thế kỷ thứ XII, người ta mới thấy nhiều bộ tranh “Thập mục ngưu đồ” khác nhau xuất hiện ở các chốn già lam, thiền viện, và những bộ tranh này cũng phản ảnh được nhiều khuynh hướng khác nhau trong sự tu hành tu tập, không thống nhất một cách khô khan cứng nhắc, mà lại uyển chuyển sáng tạo, tùy duyên truyền pháp. Tuy khác nhau, nhưng tất cả các bộ tranh đều có đủ mười bức, song hành cùng với mỗi bức tranh trong bộ là một bài kệ (để tụng) bằng thể thơ tứ tuyệt, đồng thời kèm theo thêm một đoạn văn xuôi chú giải cho cả tranh và bài kệ. Trong số những bộ tranh “Thập mục ngưu đồ” được lưu truyền  từ đó đến nay, có hai bộ tranh được truyền tụng nhiều nhất, vượt trội hơn hẳn ở bút pháp lẫn cú pháp, đó là tranh của hai họa sĩ –tu sĩ áo nâu Thanh Cư và Quách Am. Hai bộ tranh này được truyền tụng phổ biến đến nay, được xem là hai “đại diện tiêu biểu” của hai khuynh hướng Đại Thừa và Thiền Tông của Phật giáo.
Thập Mục Ngưu Đồ-Dai-Thua

         Nay, nhân năm Tân Sửu cầm tinh con Trâu, chúng ta thử hãy nhìn ngắm rồi từng bước theo chân mục đồng cùng con trâu, để tìm hiểu sơ qua về hình thức lẫn tinh thần của cả hai bộ tranh này. Riêng bài kệ Hán ngữ của từng bức tranh, đã được dịch ra cho rõ nghĩa đưa ra trong bài viết này, xin dựa theo cuốn “Tranh chăn trâu giảng giải” của Hòa thượng Thích Thanh Từ -Viện chủ Trúc Lâm Thiền Viện:

  • Bộ tranh mang khuynh hướng Đại Thừa:
  1. Vị mục: chưa chăn. Hình ảnh con trâu đang tung tăng chạy lông nhông, do xưa nay đã  được buông thả quá lâu, gần như là trở thành hoang dã, ngang bướng hung hăng. Bài kệ rằng: “Đầu sừng nghênh ngóng mặc kêu vang/ Dong chạy núi khe dẫm đạp càn/ Một mảnh mây đen che cửa động/ Ai hay bước bước phạm mạ vàng”. Kiểu này, người mục đồng muốn bắt trâu ắt phải chấp nhận đương đầu với khó khăn khổ nhọc.
  2. Sơ điều: mới chăn. Hình vẽ cho thấy mục đồng đã xỏ được mũi con trâu, nhưng con trâu vẫn đang còn hung hăng lồng lộn, muốn giựt dây vàm mà chạy. Bài kệ: “Ta có dây vàm xỏ mũi mi/ Lôi đầu không chịu, đánh liền đi/Từ nay thôi nghịch thường dong chạy/ Vẫn bị mục đồng tận lực ghì”. Mục đồng bấy giờ phải tỏ ra nghiêm khắc, tay nắm chặt day vàm, tay giá lên ngọn roi như để hăm dọa, cảnh cáo con trâu.
  3. Thụ chế: chịu phép. Con trâu bấy giờ có lẽ đã đau điếng vì dây vàm kéo lỗ mũi, lại sợ lãnh thêm những đòn roi, nên bắt đầu tuân phục. Bài kệ: “Tạm hàng tạm phục hết ngoằn ngoèo/Lội nước xuyên mây bước bước theo/ Tay nắm dây vàm không chút hở/Mục đồng ngày trọn rất gieo neo”. Tuy là con trâu hết chạy tới chạy lui hung hăng hùng hổ, nhưng mục đồng vẫn phải nắm chặt dây vàm mà kéo nó đi, chưa dám thả.
  4. Hồi thủ: quay đầu. Con trâu đã được huấn luyện thuần thục, quay đầu lại nhìn mục đồng, nhờ vậy dây vàm được nới lỏng đi chút ít. Bài kệ: “Ngày lắm, công sâu chịu quay đầu/ Lực tâm cuồng loạn tạm điều nhu/Mục đồng chưa nhận là hoàn hảo/Nắm chặt dây vàm cột hẳn đây”. Tuy thấy trâu đã lành, nhưng mục đồng vẫn chưa tin tưởng lắm, vẫn phải để ý coi ngó, cột đầu dây vào gốc cây cùng trâu nghỉ ngơi sau một chặng đường mệt nhọc.
  5. Tuần phục: vâng chịu. Con trâu đã thuần hẳn, mục đồng đi đâu thì trâu ngoan ngoãn bước đủng đỉnh theo đó. Bài kệ: “Dương xanh bóng mát tựa bờ khe/ Kéo lại buông đi thấy nhẹ te/Mây biếc trời chiều cỏ thơm ngát/Mục đồng nhàn nhã vẫn theo về”. Giờ thì mục động nhẹ nhõm, không buộc dây vào mũi trâu nữa, thả cho trâu đi thoải mái tự do theo mình. Đến đây là đã tu được nửa chặng đường, nhãn rỗi rồi đó!
  6. Vô ngại: không ngại. Trâu đã khôn ngoan hiền lành, không còn phải lo sợ, cũng không cần phải chăn giữ nghiêm ngặt nữa. Bài kệ: “Đất trống ngủ yên ý tự an/ Chẳng cần roi mũi mãi thanh nhàn/Tùng xanh dưới gốc mục đồng nghỉ/Một bản thăng bình rất hân hoan”. Mục đồng có quyền mặc sức tiêu dao, ngồi một nơi trống trải mà thổi sáo hát hò.
  7. 7.     Nhậm vận: tha hồ.  Hình vẽ cho thấy mục đồng thoải mái nằm ngủ trên phiến đá, con trâu vẫn quấn quít một bên không rời xa, luôn hướng nhìn về người chăn dắt nó. Bài kệ:“Bờ liễu hồ xuân tịch chiếu trung/Khói mờ cỏ tốt đẹp như nhung/Đói ăn khát uống tùy thời đấy/ Bàn thạch mục đồng ngủ thật ngon”. Giấc ngủ của mục đồng chắc chắn là thật ngon, bởi không lo sợ bị mất trâu đi đâu cả, quá thảnh thơi!
  8. Tương vong: cùng quên. Trâu đứng một nơi, mục đồng đứng một nơi, cả hai không còn để ý đến nhau, quên nhau cả rồi. Bài kệ: “Bạch ngưu thường tại mây trắng nằm/Người tự không tâm trâu cũng đồng/Mây trắng trăng soi bóng càng trắng/ Trăng trong mây trắng tự tây đông”. Tuy trâu và mục đồng đã quên nhau, tâm và mình chưa nhập một, nhưng cả hai đều đã được an lạc thảnh thơi.
  9. Độc chiếu: soi riêng. Hình bóng của trâu đã biến mất. Chỉ còn mục đồng đứng vỗ tay hát hò giữa đất trời sáng một vầng trăng. Bài kệ: “Con trâu đã mất, mục đồng nhà/ Một mảnh mây đơn chắn không gian/ Vỗ nhịp hát ca dưới trăng sáng/Trở về còn có một cổng ngang”. Trâu đã đồng ý với mục đồng thì trâu tức là mục đồng, mục đồng tức là trâu, nên không nghĩ đến trâu nữa.
  10. 10.  Song dẫn: dứt cả hai. Hình vẽ trống không, không một vết tích gì của người lẫn cảnh. Trâu không còn thì mục đồng cũng không thành mục đồng. Bài kệ: “Người trâu chẳng thấy, dấu đều không/Bàng bạc ánh trăng muôn tượng vong/Muốn hỏi trong kia đâu ý chánh/Hoa đồng cỏ nội chẳng ai trông”. Chỉ còn đó một vòng tròn tượng trưng cho Chân Như sáng suốt, tu đến đây tức là đã giác ngộ viên mãn.
  • Bộ tranh mang khuynh hướng Thiền Tông:

1-    Tầm ngưu: tìm trâu. Con trâu được buông thả lâu ngày nên đi biệt tăm mất dạng, mục đồng bây giờ phải cất công mất sức lần dò đi tìm. Bài kệ: “Nao nao vạch cỏ kiếm tìm trâu/Núi thẩm đường xa nước lại sâu/Kiệt sức mệt nhoài tìm chẳng thấy/Chỉ nghe véo vắt giọng ve sầu”.

2-    Kiến tích: thấy dấu. Mục đồng đã thấy dấu vết chỗ trâu chạy qua, liền lần mò đi theo. Bài kệ: “Ven rừng bến nước dấu liên hồi/Vạch cỏ ruồng cày thấy được thôi/Ví phải non sâu lại sâu thẳm/Ngất trời lỗ mũi hiện ra rồi”.

3-    Kiến ngưu: thấy trâu. Mục đồng đã trông thấy con trâu, vội ra sức đuổi bắt. Bài kệ: “Hoàng anh cất tiếng hót trên cành/ Nắng ấm gió hòa bờ biển xanh/Chỉ thế, không nơi xoay trở lại/ Đầu sừng rành rõ vẽ khôn thành”. Đến đây chỉ mới qua chặng đường tìm và thấy trâu, người tu phải biết mình đang cần phải làm gì bước tiếp theo.

4-    Đắc ngưu: được trâu. Mục đồng đã bắt được trâu, nhưng con trâu hung hăng không chịu, cứ muốn bỏ chạy đi về với cuộc sống hoang dã. Mục đồng phải ra sức trì kéo, giằng lôi lại rất khó nhọc, khổ sở. Bài kệ: “ Dùng hết thần thông bắt được y/Tâm hùng sức mạnh khó khăn ghì/Có khi vừa hướng cao nguyên tiến/Lại xuống khói mây mãi nằm ì”.

5-    Mục ngưu: chăn trâu. Con trâu đã chịu cho mục đồng chăn dắt, nhưng mục đồng vẫn phải nắm chặt dây vàm kéo mũi trâu đi, đồng thời tay cầm roi gí giá coi chừng trâu trở chứng. Bài kệ: “Nắm chặt day roi chẳng lìa thân/ Ngại y chạy sổng vào bụi trần/Chăm chăm chăn giữ thuần hòa đã/ Dây mũi buông rồi vần theo gần”.

6-    Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà. Trâu đã thuần, không còn chạy bậy, hết cảnh giằng lôi giữa trâu và người, mục đồng cưỡi trâu đủng đỉnh thủng thẳng về nhà. Bài kệ: “Cỡi trâu thong thả trở về nhà/Tiếng sáo vi vu tiễn vãn hà/Một nhịp một ca vô hạn ý/Tri âm nào phải động môi à”.

7-    Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người. Trong tranh đã không còn dáng của trâu nữa, chỉ còn người ngồi thảnh thơi một mình dưới ánh trăng thanh. Không nhắc đến trâu nữa vì trâu và người đã cùng đồng ý đồng tâm. Bài kệ:“Cỡi trâu về thẳng đến gia san/Trâu đã không rồi người cũng nhàn/Mặt nhật ba sào vẫn say mộng/ Dây roi dẹp bỏ bên cạnh sàng”. Đã không còn trâu nữa thì dây roi còn giữ làm gì? Buông ném luôn cho rãnh tay, mà lòng còn nhẹ tênh.

8-    Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên. Đến đây thì cả trâu và người đều mất dạng, chỉ còn lại một vòng tròn trống rỗng. Bài kệ: “ Roi gậy người trâu thảy đều khônẩTời xanh thăm thẳm tin chẳng thông/Lò hồng hừng hực nào dung tuyết/Đến đó mới hay hiệp Tổ Tông”. Khi sự mê lầm và dục vọng của mình đã tiêu tan biệt mất thì ngay cả Pháp Phật cũng không cần nói đến nữa.

9-    Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội.  Bây giờ trong tranh lại hiện lên một cõi thanh tịnh với  suối reo, cây lá đang rụng rơi xuống gốc. Bài kệ: “Phản bổn hoàn nguyên đã phí công/ Đâu bằng thẳng đó tợ mù câm/ Trong am chẳng thấy ngoài vật khác/ Nước tự mênh mông hoa tự hồng”. Người đã trở về với bản nhiên thanh tịnh, tức là nhập vào cảnh giới của Phật.

10-            Nhập lư thùy thủ: thõng tay vào chợ. Người lại xuất hiện trong tranh, đang chống gay mang bầu rượu trở về nhà, vào ra phố chợ như bao người khác, sống giữa cuộc đời mà vẫn giữ được cái tâm thanh tịnh, cái tâm đã chứng ngộ Niết Bàn. Bài kệ: “Chân trần bày ngực thẳng vào thành/Tô đất trét bùn nụ cười thanh/Bí quyết thần tiên đâu cần đến/ Cây khô cùng khiến nở hoa lành”. Tu đến đây là đạt được an nhiên tự tại, Niết Bàn ở ngay dưới mỗi bước chân rồi!

      Xem đối chiếu hai bộ tranh của hai khuynh hướng, chúng ta thấy hình ảnh mục đồng rất khác biệt, bên Đại Thừa thì mục đồng đã lớn, già dặn, cứng cáp tay chân; còn bên Thiền tông thì chỉ là một chú bé chăn trâu đầu để chỏm, mặt mũi còn non choẹt. Hình ảnh con trâu cũng có khác đi, trâu bên tranh Đại Thừa có mình đen rồi dần dần trắng cho đến toàn trắng; trâu bên tranh Thiền Tông thì đen thủi đen thui, to tê kềnh càng hơn. Tất cả đều có ẩn ý, tùy theo ý niệm và căn cơ của từng người và từng pháp môn tu hành, nhưng tựu trung đều không đi ra ngoài Giới- Định- Huệ của giáo lý nhà Phật.

 

TÂM KHÔNG- VĨNH HỮU

 

 

Liên hệ:

VĨNH HỮU

Tổ 1 - Thôn Vĩnh Điềm Trung – Xã Vĩnh Hiệp

TP. Nha Trang – Khánh Hòa ĐT: 0902010763

 

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 7183)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 23638)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19221)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19573)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24469)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 9524)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
09/12/2013(Xem: 6820)
Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. - Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
09/12/2013(Xem: 8484)
Giáo lý đạo Phật không chỉ nói về những vấn đề “xuất thế”, mà Đức Phật cũng đã rất chú trọng về vấn đề “nhập thế” - hoàn thiện nhân cách trước khi đạt được thánh cách - giúp cho tất cả chúng ta một phương pháp ứng xử phù hợp với đạo lý làm người, tạo nên một nhân cách sống. Nhân cách sống đó, dù bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng có thể ứng dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp...
09/12/2013(Xem: 8631)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]