Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Lời Thầy Trao.

19/12/202007:36(Xem: 5008)
Học Lời Thầy Trao.
Học Lời Thầy Trao.
Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-15
Lối xưa người đến dạo chơi,
Hoá thành chú Tiểu, học lời Thầy Trao.
Thênh thang mây trắng hôm nào,
Ra vào chốn tịnh, trăng sao gối tình.

Lặng nghe Thầy Tụng âm kinh,
Uy hùng Đức hạnh, dáng hình thong dong.
Bái song thân vào cửa không,
Phật Học Quảng Trị, ngỏ lòng tự do.

Thiền môn nhịp mỏ tròn vo,
Chuông ngân vang khắp, chuyến đò qua sông.
Dòng Thạch Hãn, nước xanh trong,
Chú Tiểu thửa ấy, thuộc lòng Công phu.

Chấp trì nguyện chí chân tu,
Bái Ngài Chánh Trực, giả từ song thân.
Chấp lao phục dịch đền ơn,
Ươm mầm hạnh tuệ, hương thơm vang ngần.

Giới kinh, luật Mật muôn phần,
Pháp hoa, kinh tạng, soi tầm chiêm sâu.
Thầy dung dị nói từng câu,
Khiêm cung lấy hạnh, bấy lâu nay rồi.

Thân mang bệnh trả cho đời,
Nuôi tâm xuất chí, từng lời Di ngôn.
Đi về tâm Phật thổi hồn,
Nuôi từng ý nguyện, Giác Chơn Tên Thầy.

Từ nhiếp độ hạnh dung đầy,
Dạy trao đồ chúng, chữ Này giản đơn.
Sáu bảy năm sống biết ơn,
Trải phần hoá độ, chẳng hờn chi ai.

Truyền trao Chánh pháp Như Lai,
Ngộ từng con chữ, chẳng phai bao giờ.
Liễu nhiên an trú vầng thơ,
Nhất thành hơi thở, ra vô kiếp người.

Nhẹ nhàng tâm hạnh sáng ngời,
Dạo quanh chùa Củ, nhặt lời Huân nhiên.
Thả thân tịnh cảnh nhiếp thiền,
An vui tự chủ, giữa niềm Trời Tây.

Chấp trì niệm Phật hương bay,
Đến như giấc mộng, thân này trả xong.
Chốn cảnh tịnh giữa Huyền không,
Thu thần Tịch diệt, một lòng Tây phương.

Thất chúng đệ tử tâm hương,
Kim Tiên chốn Tổ, chơn thường ghi ơn.
Thành tâm bái vọng tri âm,
Mong Thầy Tái hiện, muôn phần Đời Con.


       Kính bạch giác linh Ôn, hơn 67 năm Ôn thác tích giữa chốn Hồng Trần, hơn 27 năm mùa hạ An cư, Ôn là vị Danh Tăng mô phạm cho tất cả thất chúng đệ tử noi gương.
        Một đời tu sĩ không thị phi hơn thua, không tranh ghế quyền uy, không so đo tính kế, không vọng ngôn hai lời, mà chính Ôn luôn học theo lời Thầy thế độ, Ngài thượng Chánh hạ Trực, bậc mô phạm Tùng lâm uy Đức, cho Tăng tín đồ Phật giáo Quảng Trị.
         Một đời khiêm cung, luôn dành phần hơn cho người khác, giản dị vô cùng như chiếc áo nâu sờn bạc phai màu, chiếc xe Honda Cúp 86 ngày trước Ôn vẫn dùng trong suốt thời gian hành hoá, hay giữ gìn oai nghi luật hạnh mà Ôn đã hành trì.
         Kính bạch Ôn, chúng con Tỳ kheo Minh Thế, có nhân duyên diện kiến Ôn nhiều lần Tại Quảng Trị, vào những năm lưu dấu tu học dưới mái chùa An Dạ, chùa Hà Mỹ, hay thính giới Bồ tát, hay các Phật sự sau này ở quê hương Quảng trị mỗi khi con có dịp về trong những năm 2007-2008-2009-2015-2017-2018, cứ một lần vậy là chúng con học nhiều đều hay.
         Khi gặp Ôn ở tại chùa Hà My, Chùa An Đôn, chùa Phật Học Quảng Trị, Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang, Chùa Long An..., tất cả lưu dấu nhiều cho chúng con.
         Lời Ôn dạy tuy mộc mạc chất phát, nhưng thấm từng con chữ tu hành cho ai đó khi phát tâm xuất gia.
        Ôn dạy rằng:
“ Người tu sĩ, càng khiêm cung bao nhiêu thì sanh tử nhẹ bấy nhiêu.
Người tu sĩ càng tham bao nhiêu, thì ái nghiệp nặng bấy nhiêu...”
        Ôn dạy tiếp, trong lần khác, chúng con ghi nhớ:
“ Người Tu nhớ về giới học chạm đến tâm an tịnh, nhờ vào thiền tập, làm những gì giản đơn, thì người tu sĩ ấy có lối về chạm đến cảnh tịnh mà chư Phật trao cho chúng ta.
Người tu sĩ, giới hạnh khiêm cung, thì vị ấy có được tâm an trú Chánh niệm, thực hành kinh Tứ Niệm Xứ, thì chính ta chạm phải vào lối tự do An lạc...”
         Một lần như vậy con học được, và vui khi chúng con gặp Ôn.
         Kính bạch Ôn, việc Giáo hội Ôn tận tụy trong cương vị cho phép, việc tu học Ôn luôn trì Pháp Hoa, Đại Bi, Kinh Niết Bàn.., Ôn dung dị hết mức không phân biệt giàu nghèo, Ôn không tham về vật chật tiền tài, mà Ôn chỉ lo tu và học những gì Sư phụ Ôn trao cho Ôn, bằng tâm ứng nhiếp hoá, đơn sơ mà tự tại.
          Bạch Ôn, chúng con được nghe Quý anh em huynh đệ kể lại:
      “Sáng Ngày, 29-10-Canh Tý, Ôn đi vòng quanh sân chùa, chạm tay vào những đau ấn năm xưa nơi Ôn một đời tu học, hầu Ngài Bổn sư thế độ, những ấn tâm mà bảo tháp hiện chùa, Tam bảo, cổng tam quan, Ôn đều đi qua, tăng xá, nhà Trù, thiền phòng đông Tây, Ôn từng đi qua nhìn chúng lần cuối, như bài pháp Vô Ngôn...
       Thế đến, Ôn xuống nhà Trù gặp O Huê, rồi bảo rằng: O Huê ơi..! Nấu cơm cúng Phật, cúng Tổ, rồi nấu cơm cho chúng chưa..?
        O Huê đáp: Bạch Ôn, chúng con đang làm việc bếp, và chúng con sắp nấu.
         Ôn dạy: Được rồi, nhớ nấu nhé, mười lăm phút nữa, gọi Ôn dạy để đi cúng ngọ và dùng cơm.
          Lúc bấy giờ, Ôn không thị tướng thân bệnh gì, thân thể sắc Hồng, dung nghi đẹp. Với lại Ôn bảo: Thầy lên đây...!
        Thế rồi, thời khắc cũng xong cho cơm vừa chín, Ôn đã an nhiên thâu thần thị tịch trên chiếc giường mà hằng ngày Ôn ngự tọa.
        Sau khi in cơm cúng Ngọ xong, thì O Huê bảo các chú tiểu lên mời Ôn dạy để đi cúng Ngọ.
       Các chú tiểu vào Liêu phòng phương trượng, chấp tay bạch: Bạch Ôn chúng con thỉnh Ôn đi cúng ngọ, thế là Âm ba ấy đã lặng thinh như tờ in dấu Hồng hạc, nhạn  trắng Trắng trời trong.
        Các chú tiểu lay Ôn thì không thấy trả lời, vội vàng chạy xuống nói, O Huê Ơi, con lay Ôn mà Ôn không trả lời.
        Thế là vội chạy lên Liêu phòng, thì Ôn đã quy Tây, an nhiên như giấc ngủ, đi vào Niết bàn, nhẹ như hạc nắng Trời Tây cởi áo rủ bụi Hồng về cảnh Di Đà Tây Phương...”
        Cứ thế mà danh hiệu niệm Phật A Di Đà Âm vang lên mãi, thỉnh trống hùng thanh, Bát nhã cung rước, Ôn đi nhẹ quá để lại vô giá bài học Tử sinh mà Thế Tôn chỉ dạy trong hn thở.
Hay vận hành kinh quán niệm hơi thở vào ra.
Chúng con giờ này cung kính vọng bái từ xa, bên hiện chùa Phước Thăng- Thị Trấn Phước An- Đaklak.
        Để ghi lại bài thơ, bài ai điếu hài niệm lời Ôn cho chúng con lúc sinh tiền trong hạnh nguyện khiêm cung.
Cung kính cuối đầu khể thủ lễ, hướng về Quảng Trị Nơi lưu dấu nhục Thân Ôn.
                 Tk: Thích Minh Thế
                 Bút danh: Hỷ Tâm Hải Triều.
                 Bút hiệu: Tịnh Nhật Vân Quang
                 Ngày 16-12-2020.
                 Ngày Âm Lịch: 03-11-Canh Tý.

Dưới đây là một số hình ảnh Tang lễ Cố Thượng Tọa thượng Giác hạ Chơn.
Viện chủ Trú Trì Phật Học Quảng Trị.


Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-1Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-2Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-3Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-4Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-5Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-6Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-7Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-8Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-9
Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-10Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-11Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-12Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-13Tang-le-HT-Thich-Giac-Chon-14

***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 7512)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8533)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9403)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8970)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7171)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 17085)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7507)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9632)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8419)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
15/09/2011(Xem: 8208)
Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái. Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]