Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

151. Nhị Tổ Huệ Khả

08/12/202009:07(Xem: 15042)
151. Nhị Tổ Huệ Khả

Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng về Tổ Huệ Khả. Ngài là đệ tử đắc pháp đầu tiên của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.

Tổ Huệ Khả sanh năm năm 494, viên tịch năm 601, trụ thế 107 năm.

Mẹ của Ngài lúc 40 tuổi phải cầu tự mới có con, khi có thai Ngài, ánh sáng chiếu khắp nhà, nên đặt tên cho Ngài là Thần Quang .
Ngài bẩm sinh rất Thông minh, làu thông tất cả kinh điển, và thấy kinh Phật rất hay, nên phát tâm xuất gia.
Ngài đến núi Tung Sơn để được yết kiến học pháp với Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến từ Ấn Độ.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma cho rằng Pháp Phật rất thâm sâu, khó thấu nhận. Ngài Huệ Khả muốn tỏ bày quyết tâm cần cầu giáo Pháp nên chặt bỏ cánh tay trái làm tin. (Hiện nay, ở Mỹ ,trong các lễ tuyên thệ, cũng áp bàn tay trái lên ngực, in trust ).

Ngài Huệ khả trình với Tổ là Tâm con không An. Tổ bảo đem Tâm ra ta An cho. Ngài Huệ Khả tìm không thấy Tâm Không An. Tổ nói "Ta đã An Tâm cho con rồi". Tổ truyền y bát cho Huệ Khả là Tổ thứ 29.

Ngay lúc Tâm Tĩnh Lặng không một Niệm dấy khởi, là vô niệm, là tâm An, nên tâm Huệ Khả lúc đó vắng bặt, trong sáng tròn đầy, là đã tự an rồi ( luôn giử được vô niệm là Tâm Phật hiện tiền bây giờ và tại đây).

Tổ Huệ Khả lên đường để giáo hoá, gặp một cư sĩ, bị ghẻ lở, xin Tổ làm sám hối cho nghiệp tội và Tổ bảo cư sĩ phải nương vào Phật, Pháp Tăng .
Tăng là Tổ, Tâm là Phật, cũng là Pháp. Phật Tâm, Pháp Tâm đầy đủ. Vị cư sĩ này chính là ngài Tăng Xán, xin theo tu học với Tổ Huệ Khả  hai năm, bệnh thuyên giảm. Tổ Huệ Khả truyền y bát cho Tăng Xán trở thành Tổ thứ 30, và khuyên nên vào núi ẩn tu vì sắp có tai họa..

Tổ thứ 27 Bát Nhã Đa Là đã huyền tri cho Tổ thứ 28 là 150 năm sau sẽ có gặp nạn. Tổ thứ 28 thông tin cho Tổ thứ 29, rồi tiếp theo cho Tổ Tăng Xán thứ 30 rằng tới năm Tý mới hết nạn. Nạn do từ nghiệp trong quá khứ, nay phải trả .

Tổ Huệ Khả thứ 29 vì bị hiềm khích và bị vu khống, nên bị bắt và xử chém, nhục thân của ngài tỏa hương thơm, dân làng làm hỏa táng, thu được xá lợi để tôn thờ . Về sau, Nhà vua nhận ra được là án bị xử oan nên cho lệnh giải oan cho Tổ.

Con kính tri ơn Sư Phụ đã dày công biên soạn, giảng giải, ban cho chúng phật tử khắp nơi thắm hiểu pháp Phật thậm thâm vi diệu, đầy lợi lạc nhất là trong thời gian bất ổn của mùa bệnh dịch lan tràn khắp nơi.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).







29_TT Thich Nguyen Tang_To Hue Kha

Tâm là Phật, Tâm là Pháp.
Phật, Pháp không hai .



Kính dâng Thầy bài thơ về Tổ Huệ Khả . Kính đa tạ Thầy bài pháp thoại này đã giúp con tin
vào nhân quả tiền kiếp không thể tránh , nhưng nếu có đạo hạnh hương giới
vẫn tỏa ngát và ta sẽ thong dong mây trắng cao đăng Phật Quốc một cách tự tại . Kính, HH



Tổ hai chín Thiền Tông Ấn-Trung, Ngài Huệ Khả,
Con cầu tự, lọt lòng mẹ nhà sáng hào quang
Làu thông Lão Trang, sớm nhận định “ sách thế gian”
Vân du, tầm đạo xuất gia khi ba mươi tuổi.


Thọ giới, thuộc kinh luận ..thiền quán trên núi !
Vẫn chưa giải ngộ dù miên mật tám năm
Cảm động hộ pháp ? Nhờ tinh tấn thành tâm ...
“VỀ PHƯƠNG NAM “ được thần linh mách bảo !


Chặt tay, đoạn thân kiến quỳ trong tuyết sương cầu đạo,
Được khai thị ...thâm nhập tủy ..làm Tổ thứ hai
Bắc Tế ...hoằng truyền Chánh pháp biện tài
Lập lại lời Đạt Ma “ Tội đem ra ...ta sám “


Người đệ tử đầy ghẻ lỡ được ban tên TĂNG XÁN
“Tâm là Phật, Tâm là Pháp “ Phật, Pháp không hai
Rỗng rang tịch lặng không giống, không hoa .... bản lai
Khai thị xong ...lộ huyền ký ...khuyên ẩn tu tránh nạn!


Nhân quả tiền kiếp ...? thị tịch thật bi tráng !
Do vu oan ....gây náo loạn bị trảm chém đầu
Dòng sửa trắng vọt cao thay máu ...ngộ đạo mầu !!!
Vua cứu xét ...minh oan ....ban Đạo hiệu.


Đa tạ Giảng Sư ...đã lồng vào sử liệu,
Lời khuyên “bài học đố kỵ lợi, danh”
Tiểu nhân dùng mọi thủ đoạn khi có tranh dành
Hay đó là ...nghiệp quả không thể nào tránh được !!!!


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2021(Xem: 7125)
Tôi lúc nhỏ đi vào truy môn, ban đầu đọc tụng danh hiệu của 88 Đức Phật, trong lòng yên lắng, được điều chưa từng có! Nay tôi già rồi, mỗi khi xưng niệm danh hiệu, niềm hỷ lạc vẫn như xưa. Có điều tôi chưa xem xét [các danh hiệu ấy] xuất từ Kinh nào? Gần đây tôi tham cứu Đại tạng thì mới biết rằng 35 Đức Phật xuất từ Kinh Đại Bảo Tích, được trình bày rất rõ ràng xuyên suốt bản kinh. Người đương thời góp nhặt danh hiệu 88 Đức Phật, bỏ qua kinh văn, chỉ chép danh hiệu Phật là để giản tiện, nhưng người đọc sẽ không biết xuất xứ từ đâu.
23/08/2021(Xem: 4489)
Kính bạch Thầy hôm nay giỗ Mẹ , con tự khấn thầm sẽ học lại Trung bộ kinh mà trước đây đã học chưa trọn vẹn qua sách của HT Thích Minh Châu và Ni Sư Trí Hải chú giải thì may mắn làm sao con thấy online trọn bộ trên YouTube của Sư Sán Nhiên giảng tại Mỹ và được chú thích rõ ràng và ngay bài đầu tiên con đã thu thập và nhớ lại những gì đã học , kính xin phép Thầy cho con trình pháp xen kẻ với những pháp thoại của Thầy để cúng dường Pháp Bảo hầu kiếp sau có cơ hội tiến tu trên đường Đạo . Kính đảnh lễ Thầy, kính đa tạ và tri ân Thày, HH
20/08/2021(Xem: 5694)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm. Sen có nhiều loại và nhiều màu khác nhau, nhưng hai màu chính mà chúng ta thường thấy là hoa Sen màu hồng và hoa Sen màu trắng. Trong Kinh A Di Đà diễn tả về màu sắc của hoa Sen ở thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có cả hoa Sen màu xanh tỏa ra ánh sáng xanh, hoa Sen màu vàng tỏa ra ánh sáng vàng nữa; nghĩa là có nhiều màu sắc khác nhau khi hoa được trổ ra nơi cảnh giới giải thoát ấy.
20/08/2021(Xem: 6523)
Ai đã sống trải qua thời kỳ u ám thê lương của những năm đất nước đói nghèo với tên gọi "thời bao cấp", ắt hẳn thấm thía và nhận biết giá trị quý báu của chén cơm, manh áo. Nói không quá, "cơm trắng, áo đẹp" hầu như chỉ có trong... giấc mơ. Một xị dầu lửa, hay một cục xà bông để vừa giặt, vừa tắm, vừa gội đầu, cũng là những vật phẩm giá trị không phải muốn có lúc nào là được đâu.
19/08/2021(Xem: 6898)
Không sống với quá khứ, cũng không mơ tưởng tương lai. Hãy tập trung tâm thức vào giây phút hiện tại.
19/08/2021(Xem: 7809)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
19/08/2021(Xem: 6699)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 1- Tình thương yêu 2- Tiền bạc 3- Hạnh phúc 4- Lòng tốt
18/08/2021(Xem: 9896)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
17/08/2021(Xem: 7629)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 5169)
Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói "nên mười tuổi", cùng với khuynh hướng "chuẩn hóa" tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]