Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quốc sư Thái Cổ, người Khai sáng một Kỷ nguyên mới cho Phật giáo Cao Ly

19/11/202018:50(Xem: 6219)
Quốc sư Thái Cổ, người Khai sáng một Kỷ nguyên mới cho Phật giáo Cao Ly

Quốc sư Thái Cổ, người Khai sáng một Kỷ nguyên mới cho Phật giáo Cao Ly

 Quốc sư Thái Cổ 1

Quốc sư Thái Cổ (태고국사, 太古國師), vị Cao tăng thạc đức cuối thời Cao Ly, vị Đại sư Cải cách Phật giáo, người khai sáng một kỷ nguyên mới cho Phật giáo Triều Tiên. Sau khi tu học và đắc pháp dòng thiền Lâm Tế Chính tông, nối pháp mạch truyền thừa Tông Lâm Tế đời thứ 20 tại Trung Hoa và là Sơ tổ Thiền phái Lâm Tế tại Hàn Quốc, Ngài có công kết hợp và thống nhất các Thiền phái trước đó và bản địa hóa thành Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc.

 

Do công đức của Ngài đối với Đạo pháp và Dân tộc, hậu thế đã tôn vinh Ngài là vị Sơ tổ của Thiền phái Thái Cổ, Phật giáo Hàn Quốc (한국불교태고종, 韓國佛敎太古宗), một trong những thiền phái Phật giáo có tầm cỡ trên thế giới.  Thiền phái Thái Cổ là một trong những Thiền phái ảnh hưởng lớn nhất của Phật giáo Hàn Quốc. Tông phái hiện đang có hơn 3.100 ngôi chùa lịch sử và Thiền viện trang nghiêm. Tiên Nham Tự (선암사, 仙巖寺), tọa lạc tại nằm ở sườn đông tại cuối phía tây của dãy núi Jogyesan, phía bắc của quận Seungjumyeon, thuộc thành phố Suncheon, tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc, là một trong những Thiền viện đầu của Thiền phái phái Thái Cổ.

 

Quốc sư Thái Cổ Phổ Ngu, người thụ lãnh yếu chỉ Thiền pháp và chứng ngộ được huyền chỉ, người đã thắp sáng lại ngọn đèn Thiền, tô đậm nét Tông chỉ Đạt Ma, khơi lại suối nguồn pháp mạch Tào Khê, nối pháp mạch dòng Thiền Lâm Tế Chính tông, thống nhất các thiền phái tại bản quốc Cao Ly thành Thiền phái Tào Khê, lung linh tỏa chiếu như vầng nhật nguyệt và truyền thiền pháp tu công án, thoại đầu vào Cao Ly. Ngài ảnh hưởng từ Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo (대혜종고선사, 大慧宗杲禪師; 1088–1163). Tư tưởng Thiền và Pháp ngữ của Ngài đã ảnh hưởng rất lớn và vẫn còn vang vọng đến ngày nay trong Thiền tông Phật giáo Hàn Quốc.

 

Quốc sư Thái Cổ (태고국사, 太古國師) sinh vào ngày 21 tháng 9 năm Tân sửu (23/10/1301), vào triều đại Trung Liệt vương năm thứ 27 (충렬왕, 忠烈王27년), tại Hongju, Chungcheongnam-do (nay là Hongseong, Chungcheongnam-do), viên tịch ngày 24 tháng 12 năm Quý Hợi (27/1/1383). Thân phụ  của Ngài là cụ ông Hồng Diên (홍연, 洪延), và Hiền mẫu là cụ bà Trịnh Thị (정씨, 鄭氏).

 

Phụ thân của Ngài được Triều đình Truy tặng (추증, 追贈) các tước hiệu “Khai phủ Nghi đồng Tam ty” (개부의동삼사, 開府儀同三司), “Thượng trụ quốc” (상주국, 上柱國), “Môn hạ Thị trung” (문하시중, 門下侍中), “Phán lại Binh bộ sự” (판리병부사, 判吏兵部事), “Hồng Dương công” (홍양공, 洪陽公), và Hiền mẫu của Ngài được truy phong “Tam Hàn Quốc Đại Phu nhân” (삼한국대부인, 三韓國大夫人).

 

Ngài pháp danh Phổ Ngu (보우, 普愚), Phổ Hư (보허, 普虛), hiệu Thái Cổ (태고, 太古) thuộc tộc họ Hong (홍씨, 洪氏), thụy hiệu Quốc sư Viên Chứng (원 증국사, 圓證國師), Quốc sư Thái Cổ (태고국사, 太古國師), Sơ tổ Hải Đông Cao Ly Quốc sư (해동초조고려국사, 海東初祖高麗國師), Hải Đông Định Phái Đệ nhất Tổ Thái Cổ Phổ Ngu Hòa thượng (해동정맥제일조태고보우화상, 海東定脈第一祖太古普愚和尙).

 

Năm 12 tuổi Ngài đảnh lễ Thiền sư Quảng Trí Trí Ấn (광지지인선사, 廣智智印禪師, 1102-1158) xin xuất gia tại Tổ đình Cối Nham Tự (회암사, 檜巖寺), Cheonbosan, Yangju-si, Gyeonggi-do, Hàn Quốc

 

Năm 18 tuổi, Ngài bắt đầu công phu tu tập tham thiền nhập định tại Ca Trí Sơn (가지산, 迦智山), địa chỉ ngày nay là Samyang-ri, Sannae-myeon, thành phố Miryang, tỉnh Gyeongnam. Trong thời gian này, Ngài được Hòa thượng Bản sư dạy tham câu thoại đầu “Muôn pháp về một, một về chỗ nào? (일귀하처, 萬法歸一 一歸何處).

 

Năm 26 tuổi, Ngài đắc pháp huyền nghĩa của “Hoa Nghiêm Tuyển” (화엄선, 華嚴選). Ngài đã giữ phong cách của một hành giả chân tu thật học khi nỗ lực công phu tu tập tham Tổ sư thiền (조사선, 祖師禪) thiền khán thoại đầu (간화선, 看話禪) và thâm nhập Kinh tạng.

 

Tuy nhiên sau đó vì thấy được điểm hạn chế của ngôn ngữ văn tự qua việc học Kinh điển, Ngài than thở rằng mình chưa giải quyết vấn đề “Sinh tử đại sự” (생사대사, 生死大事), cần phải nỗ lực hơn nữa trong công phu tu tập tham thiền. Sau 7 ngày chuyên tâm thực hành, đã quên ăn, bỏ ngủ,  Ngài hoát nhiên khai ngộ vào năm 1333 tại ngôi già lam Cam Lộ Tự (감로사, 甘露寺) ở Tây Thành (성서, 城西), địa chỉ hiện nay tại núi Sineosan, Sangdong-myeon, thành phố Gimhae, tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc.

 

Sau đó, tại ngôi già lam cổ tự Phật Cước (불각사, 佛脚寺), khi đọc Kinh Viên Giác (원각경, 圓覺經), tới câu ”Nếu tất cả mọi thứ biến mất, không có gì rời đi” (체진멸 명위부동, 一切盡滅 名爲不動), tâm Ngài bừng sáng.

 

Năm 1334, Ngài thực hành công án Vô. Ngài trở về quê nhà và tiếp tục nỗ lực tham công án này. Nhân đọc tập 1700 công án của Thiền Tông. Trong suốt 20 năm Ngài đã miệt mài nỗ lực công phu tham thiền, thấu triệt mối nghi tình mà Ngài đã “Tham cứu Vô tự thoại” (參究無字話) và năm 1337 đạt đại ngộ triệt để (豁然大悟).

 

Sau khi đạt đạo, Ngài đến Trung Quốc vào năm 45 tuổi, và 1 năm sau đó Ngài gặp được vị Thiền sư nổi tiếng tông Lâm Tế là Thiền sư Thạch Ốc Thanh Củng (석옥청공선사, 石屋清珙禪師; 1272-1352), vị Cao tăng thời nhà Nguyên, vị Thiền sư nối pháp mạch dòng thiền Lâm Tế đời thứ 19 (臨濟宗第十九世禪師) và nhận ấn khả từ vị Thiền sư này, tiếp nhận mạch truyền thừa Tông Lâm Tế đời thứ 20, và trở thành vị Sơ tổ Thiền phái Lâm Tế truyền tại Đại Hàn. Sau khi thuyết Phật Pháp theo yêu cần của vua nhà Nguyên, Ngài trở lại Cao Ly vào năm 1348, trở thành một vị Thiền sư nổi danh, từng được triều đình cung thỉnh trên ngôi vị “Vương sư” (왕사, 王師) và “Quốc sư” (국사, 國師), Cao Ly.

 

Năm 1346, Ngài từ Trung Quốc trở về nước kết hợp các Thiền phái  trước đó thành Tào Khê tông, Phật giáo Hàn Quốc (대한불교조계종, 大韓佛敎 曹溪宗).

 

Năm 1348, khi 48 tuổi, Quốc sư Thái Cổ Phổ Ngu quay về và trụ tích tại Bắc Hán sơn Trùng Hưng Tự (북한산 중흥사, 北漢山 重興寺), để bảo nhậm công phu sau khi kiến tính ngộ đạo, Ngài đến Tiểu Tuyết sơn (소설산, 小雪山) ở Miwon, (nay là Yangpyeong, Gyeonggi-do) và trong bốn năm làm nông, chăm bón ruộng vườn, hòa mình với thiên nhiên cỏ cây. Thời gian này, Ngài ngẫu hứng cảm tác “Sơn Trung Tự Lạc Ca” (산중자락가, 山中自樂歌) và “Thái Cổ Am Ca” (태고암가, 太古庵歌).

 

Năm 1352, triều đại Cao Ly Cung Mẫn vương (고려공민왕, 高麗恭愍王) năm thứ nhất, và khi đang ở ngụ tại ngôi già lam Kỉnh Long Tự (경룡사, 敬龍寺), Ngài được triều đình thỉnh vào Hoàng cung để tuyên dương Diệu pháp Như Lai.

 

Năm 1356, Cao Ly Cung Mẫn Vương (고려 공민왕; 高麗 恭愍王) năm thứ 5, khi Ngài được Triều đình cung thỉnh Chủ đàn Pháp hội và tuyên dương Diệu pháp Như Lai tại ngôi già lam Phụng Ân Tự (봉은사, 奉恩寺), nay thuộc quận Gangnam-gu, Tp.Seoul, Korea, Hoàng gia đã dâng cúng cho Ngài chiếc Ca sa “Ngũ Thái Tăng” (오색비단, 五采繒) và nhiều phẩm vật cao quý.

 

Vào mùa thu năm 1352, khi tuổi đã ngoài lục tuần (62 tuổi) Ngài nhận lời mời làm Phương trượng trụ trì ngôi già lam Dương Sơn Tự (양산사, 陽山寺), và năm 63 tuổi, Ngài đảm nhận trụ trì ngôi Ca Trí sơn Bảo Lâm Tự (가지산보림사, 迦智山寶林寺), nay là tỉnh Gyeongsangnam, Hàn Quốc.

 

Năm 1378, triều đại Cao Ly U vương (고려우왕, 高麗 禑王) năm thứ 4, Ngài được Thánh chỉ của Triều đình vua Cao Ly U vương Sắc phong Ngài trên ngôi vị “Quốc sư” (국사, 國師) đương triều.

 

Năm 1381, triều đại Cao Ly U vương (고려우왕, 高麗 禑王) năm thứ 7, Ngài quang lâm Dương Sơn Tự (양산사, 陽山寺).

 

Sự thị hiện của Ngài để góp phần hưng hiển chính pháp Phật đà xứ Kim Chi, Hộ quốc An dân, Tốt đời Đẹp đạo. Biết thân tứ đại giã  huyễn, đến lúc rồi cần phải thuận thế vô thường, Ngài gọi thị giả lấy bút mực đến và thảo mấy dòng thuyết kệ thị tịch rằng:

 

태고 보우(太古 普愚) 임종게(臨終偈)

 

인생명약수포공

팔십여년춘몽중

임종여금방피대

일륜홍일하서봉

 

Nhân sinh mệnh nhược thủy bào không,

Bát thập dư niên xuân mộng trung,

Lâm chung như kim phóng bì?

Nhất luân hồng nhật hạ tây phong.

 

人生命若水泡空

八十餘年春夢中

臨終如今放皮?

一輪紅日下西峰

 

Dịch:

 

Mạng sống như là bóng bọt thôi,

Hơn tám mươi năm giấc mộng đời;

Nay bỏ thân này như chiếc áo,

Vầng nhật trời tây khuất núi đồi.

(Thích Nguyên Hiền dịch)

 

Thuyết kệ xong, Ngài an thanh thản hồn nhiên, trút hơi thở vào ngày 17 tháng 12 năm Nhâm Tuất (20/01/1382), tại Tiểu Tuyết sơn, Hưởng thọ 82 Xuân, Pháp lạp 69 Hạ.

 

Ngài có hơn 1000 môn đệ, nổi bật nhất là các vị: Thiền sư Huyễn Am Cổn Tu (환암 혼수, 幻庵混修,1320-1392) hay còn gọi là Quốc sư Huyễn Am (환암국사, 幻庵國師), Thiền sư Xán Anh Mộc Am (찬영목암, 粲英木菴, 1328-1390) hay còn gọi là Quốc sư Đại Trí (대지국사, 大智國師), (묘엄 조이, 妙嚴祖異), Đại sư Vô Học Tự Chiêu (무학자초대사, 無學 自超大師, 1327-1405),  Hòa thượng Chỉ Không (지공화상, 指空和尙, ? - 1363). . .

 

Tháp hiệu “Bảo Nguyệt Thăng Không (탑호, 塔號 탑호보월승공, 塔號寶月昇空),

 

Bia tháp “Quốc sư Viên Chứng (원증국사탑비, 圓證國師塔碑).

 

Tôn chỉ (종지, 宗旨) của Ngài dựa trên tinh thần Lục hòa (육화정신, 六和精神), cùng với đại hạnh nguyện đại chúng (대중행원, 大衆行願) đồng Quảng độ chúng sinh (광도중생, 廣度衆生) và Báo quốc An dân (보국안민, 報國安民).

 

Ngài nổi bật với việc thực hiện sự hợp nhất của 9 trường phái Thiền bản địa Hàn Quốc là Thiền tông Cửu Sơn (구산선종, 九山禪宗) tại Quảng Minh Tự (광명사, 廣明寺) và góp phần giải quyết các vấn đề bất đồng, mâu thuẫn trong các tông phái phật giáo Hàn Quốc. Ngài đến trụ trì và hoằng hóa tại Bắc Hán sơn Trùng Hưng Tự (북한산 중흥사, 北漢山 重興寺), lập một nơi ẩn cư ở phía Đông ngôi chùa, gọi đó là Thái Cổ Am (태고암, 太古庵). Nơi đây Ngài viết tập “Ca nhất thiên (가일 천, 歌一篇) và sau đó Ngài viết tác phẩm “Sơn Trung tự lạc ca” (산중자락가, 山中自樂歌).

 

Các tác phẩm lưu lại hậu thế:

 

- Ngữ lục Hòa thượng Thái Cổ (태고화상어록, 太古和尙語錄),

- “Thái Cổ Di Âm” (태고유음, 太古遺音),

- “Thái Cổ Am Ca” (태고암가, 太古庵歌),

- Ca Nhất Thiên(가일 천, 歌一篇)

- Sơn Trung Tự Lạc Ca” (산중자락가, 山中自樂歌)

- “Lâm Tế Thái Cổ Pháp Thống” (임제태고법통, 臨濟太古法統),

- “Lâm Tế Thái Cổ Pháp Thống Thuyết” (임제 태고 법통설, 臨濟太古法統說),

- “Thái Cổ Pháp Thống thuyết” (태고법통설, 太古法統說),

- “Hải Đông Thiền Phái Chính truyền đồ” (해동선파정전도, 海東禪派正傳圖),

- “Tây Thành Trung Hoa Hải Đông Phật Tổ Nguyên lưu” (서역중화해동불조원류, 西域中華海東佛祖源流).

 

 

Quốc sư Thái Cổ 3Quốc sư Thái Cổ 2Bia tháp “Quốc sư Viên Chứng”Tháp hiệu Quốc sư Viên Chứng

Pháp Uyển truyền thừa

Thiền tông Chỉ nam

Lịch Đại Truyền Đăng

   (Ấn-Hoa-Hàn)

 

 Ấn Độ

 

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Sakya Muni Buddha)

 

 1. Tổ Ca-Diếp: (Kasyapa)

2. Tổ A-Nan (Ananda)

3. Tổ Thương-Na-Hòa-Tu ( Sanakavasa)

4. Tổ Ưu-Ba-Cúc-Đa (Upagupta)

5. Tổ Đề-Đa-Ca (Dhrtaka)

6. Tổ Di-Dá-Ca (Miccaka)

7. Tổ Bà-Tu-Mật (Vasumitra)

8. Tổ Phật-Đà-Nan-Đề (Buddhanandi)

9. Tổ Phục-Đà-Mật-Đa (Buddhamitra)

10. Tổ Hiếp-Tôn-Giả (Parsvika)

11. Tổ Phú-Na-Dạ-Xa ( Punyayasas )

12. Tổ Mã-Minh ( Asvaghosha )

13. Tổ Ca-Tỳ-Ma-La (Kapimala)

14. Tổ Long-Thọ (Nagarjuna)

15. Tổ Ca-Na-Đề-Bà (Kanadeva)

16.Tổ La-Hầu-La-Đa (Rahulata)

17.Tổ Tăng-Già-Nan-Đề (Sanghanandi)

18.Tổ Già-Da-Xá-Đa (Gayasata)

19.Tổ Cưu-Ma-La-Đa (Kumarata)

20.Tổ Xà-Dạ-Đa (Jayata)

21.Tổ Bà-Tu-Bàn-Đầu (Vasubandhu)

22.Tổ Ma-Noa-La (Manorhita)

23.Tổ Hạc-Lặc-Na (Haklena)

24.Tổ Sư-Tử (Aryasimha)

25.Tổ Bà-Xá-Tư-Đa (Basiasita)

26.Tổ Bất-Như-Mật-Đa (Punyamitra)

27.Tổ Bát-Nhã-Đa-La (Prajnatara)

28. Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma)

 

 Trung Hoa

 

 Bồ-đề-đạt-ma  菩提達磨

 

 29. Tổ Huệ Khả 慧可 (Hui K’o) 487–593T.L

30. Tổ Tăng Xán 僧璨 (Seng Ts’an) 497 (?)–602 T.L

31. Tổ Đạo Tín 道信 (Tao Hsin) 580- 651 T.L

32. Tổ Hoằng Nhẫn 弘忍 (Hung Jen) 602-675 T.L

33. Tổ Huệ Năng 慧能 (Hui Neng) 638-713 TL

34. Tổ Nam Nhạc – Hoài Nhượng 南嶽懷讓 (Huai Jang) 677–744 TL

35. Tổ Mã Tổ – Đạo Nhất 馬祖道一 (Ma-tsu Tao-i)709—788,hoặc 688—763

36. Tổ Bá Trượng – Hoài Hải 百丈懷海 (Pai-chang Huai-hai) 720?/749?–814

37. Tổ Hoàng Bá – Hy Vận 黃蘗希運 (Huang-po His-yun) 709 –788?–850

38. Tổ Lâm Tế – Nghĩa Huyền 臨濟義玄 (Lin-chi I-hsuan) ?–866/7       

39.Tổ Hưng Hóa – Tồn Tương 興化存奬 (Hsing-hua Tzun-chiang) 830–888

40. Tổ Nam Viện – Huệ Ngung 南院道癰 (Nan-yuan Hui-yu) 930?/952?

41. Tổ Phong Huyệt – Diên Chiểu 風穴延沼 (Feng-hsueh Yen-chao) 896–973

42. Tổ Thủ Sơn – Tỉnh Niệm 首山省念 (Shou-shan Hsing-nien) 925/6–992/3

43.Tổ Phần Dương –Thiện Chiêu 汾陽善昭 (T’ai-tzu Yuan-shan) 947–1024

44. Tổ Từ Minh – Sở Viên 慈明楚圓 (Tz'u-ming Ch'u-yüan) 986–1039

45. Tổ Dương Kỳ – Phương Hội 楊岐方會 (Yang-ch’i Fang- hui) 992–1049

46. Tổ Bạch Vân – Thủ Đoan 白雲守端 (Shou-tuan Pai-yun) 1025–1072

47. Tổ Pháp Diễn – Ngũ Tổ 法演五祖 (Fa-yen Wu-tsu) 1024–1104

48. Tổ Viên Ngộ – Khắc Cần 圓悟克勤 (Huan-wu K’o-ch’in) 1063–1135

49. Tổ Hổ Khiêu – Thiệu Long 虎丘紹隆 (Hsu-ch’iu Shao-lung) 1077–1136

50. Tổ Ưng Am – Đàm Hoa 應庵曇華 (Ying-an T’an-hua) 1103–1163

51. Tổ Mật Am – Hàm Kiệt 密庵咸傑 (Mi-an Hsi-chieh) 1118–1186

52. Tổ Phá Am – Tổ Tiên 破庵祖先 (P’o-an Tsu-hsien) 1174/8–1249         

53. Tổ Vô Chuẩn – Sư Phạm 無準師範 (圓照). (Wu-chuan Shih-fan)1179-1249

54. Tổ Tuyết Nham – Huệ Lãng 雪巖惠朗 (Hsueh-yen Hui-lang) (?)

55. Tổ Cấp Am – Tông Tín 伋庵宗信 (Jí-an Tsung-hsin) (?)

56. Tổ Thạch Ốc – Thanh Củng 石屋淸珙 (Shih-shih Ch’ing-kung) 1272–1352

 

 Triều Tiên (Hàn Quốc)

 

Thạch Ốc Thanh Củng (석옥청공선사, 石屋清珙禪師; 1272-1352)

 

57. Quốc sư Thái Cổ (태고보우국사, 太古普愚國師) 1301–1382

58. Tổ Huyễn Am – Cổn Tu 幻庵混修 (환암혼수) 1320–1392

59. Tổ Hào Cốc – Giác Vân 龜谷覺雲 (구곡각운) (?)

60. Tổ Bích Khê – Tịnh Tâm 碧溪淨心 (벽계정심) (?)

61. Tổ Bích Tòng – Trí Nghiêm 碧松智嚴 (벽송지엄) 1464–1534

62. Tổ Phù Dung – Linh Quán 芙蓉靈觀 (부용영관) 1485–1567/1571

63. Tổ Thanh Hư –Hưu Tĩnh 淸虛休靜 (청허휴정-서산대사) 1520–1604

64. Tổ Tiên Dương – Ngạn Cơ  鞭羊彦機 (편양언기) 1581–1644

65. Tổ Phong Đàm – Nghĩa Kham 楓潭義諶 (풍담의심) ?–1665

66. Tổ Nguyệt Đàm – Tuyết Tễ 月潭雪霽 (월담설제) ?–1704

67. Tổ Hoán Tinh – Chí An 喚惺志安 (환성지안) ?–1729

68. Tổ Hổ Nham – Thể Tịnh 虎巖體淨 (호암체정) ?–1748

69. Tổ Thanh Phong – Cự Ngạn 靑峰巨岸 (청봉거안) (?)

70. Tổ Lật Phong – Thanh Cổ 栗峰靑古 (율봉청고) ?–1823

71. Tổ Cẩm Hư – Pháp Triêm 錦虛法沾 (금허법첨) (?)

72 .Tổ Long Nham – Huệ Ngạn 龍岩慧彦 (용암혜언) (?)

73. Tổ Vĩnh Nguyệt – Phụng Luật 永月奉律 (영월봉율 ) (?)

74. Tổ Vạn Hoá – Phổ Thiện 萬化普善 (만화보선 ) ?–1879

75 Tổ Cảnh Hư – Tinh Ngưu 鏡虛惺牛 (경허성우)1849–1912

76. Tổ Mãn Không – Nguyệt Diện 滿空月面 (만공월면) 1871–1946

77. Tổ Cổ Phong – Cảnh Dực 古峯 鏡翼 (고봉경욱) 1890–1961/2

78. Tổ Sùng Sơn – Hạnh Nguyện 崇山行願 (숭산행원) 1927–2004

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 우리역사넷)




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2011(Xem: 7455)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16957)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21703)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7956)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14596)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7365)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6652)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5758)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
09/05/2011(Xem: 15133)
"Tây phương không có ngày Vu Lan nhưng cũng có Ngày Mẹ (Mother's Day) mồng mười tháng năm (năm đó). Tôi nhà quê không biết cái tục ấy. Có một ngày tôi đi với Thầy Thiên Ân tới nhà sách ở khu Ginza ở Ðông Kinh (Tokyo), nửa đường gặp mấy người sinh viên Nhật, bạn của thầy Thiên Ân. Có một cô sinh viên hỏi nhỏ Thầy Thiên Ân một câu, rồi lấy ở trong sắc ra một bông hoa cẩm chướng màu trắng cài vào khuy áo tràng của tôi. Tôi lạ lùng, bỡ ngỡ, không biết cô làm gì, nhưng không dám hỏi, cố giữ vẻ tự nhiên, nghĩ rằng có một tục lệ chi đó. Sau khi họ nói chuyện xong, chúng tôi vào nhà sách, thầy Thiên Ân mới giảng cho tôi biết đó là Ngày Mẹ, theo tục Tây phương. Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo, và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng..."
09/05/2011(Xem: 20375)
Bài giảng cuối cùng, Câu chuyện xúc động về Giáo sư Randy --Cuốn sách mà bạn sắp đọc đây là 53 ngày sau đó nữa, là cách GS Randy Pausch tiếp tục những gì ông đã bắt đầu trên giảng đường hôm ấy, với sự giúp đỡ của nhà báo Jeffrey Zaslow. Hằng ngày vẫn đạp xe để tập luyện, trong 53 lần đạp xe như vậy ông đã trò chuyện với Jeffrey Zaslow qua điện thoại di động. Zaslow đã chuyển những câu chuyện thành cuốn sách này. Ngày 8-4-2008, sách được phát hành tại Mỹ. Hơn ba tháng sau, ngày 25-7-2008, gs Randy Pausch qua đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]