Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero, người Nổi tiếng Đương đại

31/10/202019:14(Xem: 4685)
Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero, người Nổi tiếng Đương đại

Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero,
người Nổi tiếng Đương đại

 Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero 1

Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, vị tăng sĩ Phật giáo Sri Lanka, người kiến tạo Tu viện Phật giáo Mahamevnawa và Mạng lưới Truyền thông Shraddha. Ngài sinh ra trong một gia đình Thiên Chúa giáo, khi lên 6 tuổi cả gia đình Ngài đều quay về với đạo Tổ tiên Phật giáo.

 

Năm 1979, vào ngày 26 tháng 3, 17 tuổi xuân, Ngài đến ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara, miền đông Sri Lanka, đảnh lễ cầu xin xuất gia với Đại lão Hòa thượng Dambagasare Sumedhankara Mahā Thero, Trưởng của Sri Kalyaniwansa Nikāya và là Trụ trì ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara vào thời điểm đó. Và thụ giáo học Phật pháp với Trưởng lão Hòa thượng Dikwelle Pannananda Thero tại ngôi già lam cổ tự Seruwila Mangala Raja Maha Vihara.

 

Sau quá trình giáo dục đào tạo truyền thống Phật học Sri Lanka, trong khi thành đạt học vị với Bằng Danh dự Sinhala tại Đại học Sri Jayawardhanapura, Ngài đã có một cơ hội du ngoạn trong rừng thiền thăm thẳm, tung tăng lướt sóng trên biển Pháp mênh mông, Tam tạng giáo điển Pāli; bởi tâm nguyện chuyên tâm đèn sách đọc Tam tạng Thánh điển Phật học, Ngài đã từ bỏ cuộc sống chốn tòng lâm và bắt đầu ẩn tu nhập thất trong rừng sâu núi thẳm, dâng hiến cuộc đời mình cho Đạo pháp và Dân tộc.

 

Sau đó, đã có được kiến thức uyên thâm về Giáo pháp trong nghiên cứu Kinh tạng Pāli suốt thời gian 10 năm, Ngài đã thu thập được vô số kinh nghiệm trong cuộc đời của mình khi sống yên trên dãy Hy Mã Lạp Sơn ở Ấn Độ và rừng sâu núi thẳm Sri Pada ở Sri Lanka.

 

Đã vững tiến bước trên lộ trình giác ngộ giải thoát, và thực hiện đại nguyện hoằng dương chính pháp, thắp sáng ngọn lửa từ bi, trí tuệ, hùng lực của chư Phật, chư Tổ, Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero đã thành lập Tu viện Phật giáo Mahamevnawa vào tháng 8 năm 1999 tại Waduwava, Polgahawela, tây bắc Sri Lanka. Ngài vân du đó đây khắp nơi để kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp ở nhiều nơi khác nhau trên quốc đảo Phật giáo Sri Lanka, Ngài đã tạo cho người dân tự phát huy chánh tín, niềm tự tin, đức tự chủ, mang lại niềm an lạc trong cuộc sống.

 

Ngài đã kiến tạo chi nhánh Tu viện Phật giáo Mahamevnawa, hiện có 58 tu viện chi nhánh tại Sri Lanka, và 28 tu viện ở các quốc gia, Canada, (3 ngôi) Hoa Kỳ, (4 ngôi) Úc, (5 ngôi) Vương quốc Anh,  (6 ngôi) Đức (7 ngôi) Ý, Dubai, Hàn Quốc và Ấn Độ.

 

Ngài đã trước tác hơn 300 tác phẩm bằng tiếng Sinhala và nhiều cuốn sách khác bằng tiếng Anh.

 

Những cuốn sách Phật học đó cùng với những đĩa CD chứa những bài giảng bằng ngôn ngữ Sinhala, đã nhận được nhiều lời tán thán  ngưỡng mộ từ công chúng.

 

Những ấn bản dịch thuật Kinh tạng đơn giản của Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero sang ngôn ngữ Sanhala văn phong thật trong sáng, giúp mọi người thuộc bất kỳ địa vị nào trong xã hội đều có thể đọc và hiểu được, là một công trình tuyệt vời bởi công cuộc hoằng pháp lợi sinh của Ngài.

 

Giảng dạy Giáo pháp Như lai mà không có những ý kiến cá nhân bất thường, bằng cách tuyên dương Diệu pháp của Đức Phật, là phẩm chất độc đáo trong công cuộc hoằng pháp xuất sắc của  Thượng tọa Kiribathgoda Gnānānanda Thero.

 Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero 2

Thông điệp của Hòa thượng Kiribathgoda Gnānānanda Thero

 

Những lời chúc phúc cát tường của Hòa thượng với những tư duy tuyệt hảo!

 

“Sự kiện hiếm hoi và tuyệt vời nhất đã xảy ra suốt 2.600 năm trong lộ trình lịch sử, sự xuất hiện của một nhà hiền triết trí tuệ siêu phàm, ‘Đấng Tự do Bình đẳng, Phật Thích Ca Mâu Ni’.

 

Trong cùng một thời đại, có một khát khao không nguôi trong con người, là tìm ra chân lý của cuộc sống, và để đạt được mục đích đó, họ đã thực hành nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, những người tha thiết như vậy đã may mắn được soi sáng bởi trí tuệ tối cao của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đức Phật tối cao đã đi tìm họ, và cho họ thấy sự thật của cuộc sống ẩn giấu theo một cách độc đáo mà chưa ai từng đi qua.

 

Đó là sự thật đáng kinh ngạc và cuối cùng mà Đức Phật đã khám phá ra. Một khi họ nghe được những lời vàng ngọc quý báu của Đức Phật, họ đã trở thành những nhà hiền triết thời bấy giờ, mang “Kỷ nguyên Vàng” cho Ấn Độ. Với những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật, con người đã giải thoát mình khỏi những nỗi khổ niềm đau. Họ đã học cách đối mặt với những thử thách trong cuộc sống của mình mà không đau lòng, và cuối cùng đã cố gắng tuyên bố rằng, họ đã đi đến tận cùng của Luân hồi – Vòng sinh tử.

 

Đức Phật, với tột cùng từ bi tâm của mình, đã cứu chúng sinh thoát khỏi khổ ải sông mê. Đây là thời điểm thành công nhất và đẹp nhất từng xảy ra trong lịch sử gần đây. Mức độ thông minh của con người trong thời đại chúng ta kém hơn so với trí tuệ của con người thời Đức Phật. Họ rất tiến bộ về lý luận và chiêm nghiệm về cuộc sống và không  bị mắc kẹt bởi những thị hiếu đơn giản, giả dối của cuộc sống . . . không giống như thời điểm hiện tại.

Đức Phật tối cao đã diễn thuyết về những cách khác nhau để nhận ra con đường bằng trí tuệ, bằng cách bác bỏ những huyền hoặc của cuộc sống, với những lời giải thích đúng đắn từ “thuyết Nhân quả”. Đạo Phật là tập hợp của những bài kinh cao quý như thế, Giáo pháp, đã đánh thức trí tuệ chân chính của nhân loại thời bấy giờ.

 

Sau khi Đức Phật Nhập diệt, tất cả các đệ tử cao quý (Tăng đoàn) của Ngài, những người đã đạt được Giác ngộ, đã bảo vệ Giáo pháp cho tương lai bằng ngôn ngữ 'Magadhi' (Pali), được sử dụng vào thời Đức Phật tại Ấn Độ. Tăng đoàn cao quý đã trở thành Sứ giả Như Lai, và truyền bá chính pháp Phật đà, tỏa sáng ánh đạo vàng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực khắp thế giới.

 

Sứ mệnh quan trong này đã được thực hiện, và chỉ đạo bởi vị anh minh Hoàng đế Phật tử, Đại hộ pháp Ashoka vĩ đại, vị vua thứ ba của vương triều Maurya thời Ấn Độ cổ đại, trị vì Ấn Độ từ năm 273 đến 232 trước CN. Là một trong những vị Anh minh Hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ, Ashoka đã toàn thắng trong loạt các cuộc chinh phạt và cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một vị vua ủng hộ Phật giáo, nhưng từ thuở mới lên ngôi, ông được mệnh danh là Quốc vương Ashoka bạo ác, ông lập ra những khung hình phạt tàn ác giống như các cảnh mô tả trong địa ngục để hành hình tội nhân, và ông đặt tên cho các ngục ấy là địa ngục trần gian. Về sau ông Quy y Tam Bảo và ông đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích-ca Mâu-ni và theo truyền thống Phật giáo, tên ông gắn liền với việc lưu truyền Phật giáo.

 

Theo sau cuộc Kết Tập Kinh Điển lần thứ 3 (năm 254 TTL), Quốc vương Ashoka đã cử nhiều phái đoàn hoằng pháp ra nước ngoài như Sri Lanka, Myanmar, Malaysi và Sumatra. Ngoài việc chăm lo đời sống ấm no cho người dân, thương dân như con cái, Quốc vương Ashoka còn chăm lo truyền bá ánh sáng của Chính Pháp đến cho dân chúng trong và ngoài xứ Ấn. Quốc vương Ashoka đã hướng dẫn hai người con Hoàng thái tử Mahinda và Công chúa Singhamiha xuất gia làm tăng ni, gia nhập tăng đoàn tu học và sau đó được gởi sang Sri Lanka để hoằng pháp vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 TTL. Phái đoàn hoằng pháp do nhị vị Thánh tăng Thượng tọa Mahinda và Ni sư Singhamiha dẫn đầu đến Sri Lanka để truyền đạo, đã mang theo Tam tạng Thánh giáo và một cây Bồ Đề để trồng tại Sri Lanka, cây Bồ Đề này hiện nay vẫn còn và là một biểu tượng thiêng liêng cao quý đối với Phật tử Sri Lanka. Phái đoàn hoằng pháp này đã thành công khi cảm hóa được đức vua Sri Lanka là Devanampiya Tissa tin theo Phật Pháp và trở thành người hộ trì Chính Pháp tại Sri Lanka qua việc phát tâm xây dựng một Đại Tự (Mahavihara) ở thủ đô Anuradhapura, mở đầu cho việc truyền bá ánh sáng Chánh Pháp trên xứ sở này, để rồi sau đó Phật Pháp được lan tỏa đến Myanmar,Thái Lan và những quốc gia Á Châu khác.

 

 

Như đã nêu trên, nhị vị Thánh tăng Thượng tọa Mahinda và Ni sư Singhamiha được kính trọng nhất, các Ngài đã cung cấp những giáo lý nguyên thủy của Đức Phật Tối cao cho Tổ tiên của chúng ta. Nhị vị Thánh tăng này đã hướng dẫn tổ tiên của chúng ta xuất gia và dự vào hàng ngũ Tăng đoàn. Các đệ tử tại gia cũng đã học Phật pháp và ứng dụng thực tiễn những lời vàng ngọc quý báu của Đức Phật trong cuộc sống thường nhật của họ. Sứ mệnh của nhị vị Thánh tăng Thượng tọa Mahinda và Ni sư Singhamiha đã thành lập Phật giáo Sri Lanka, và bảo đảm sự tồn tại của Chính pháp Phật đà cho nhiều thế hệ tương lai.

 

Thời gian trôi qua, những thay đổi nhiều, đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, giáo dục và tôn giáo ở mọi nơi trên thế giới. Kết quả là, Phật giáo nguyên thủy và tính thực tiễn của các Phật giáo đồ đã biến mất. Nhưng may mắn thay, những lời dạy quý giá nhất của Đức Phật do nhị vị Thánh tăng Thượng tọa Mahinda và Ni sư Singhamiha truyền lại cho chúng ta và đã được bảo vệ an toàn.

 

Mặc dù tính thực dụng trong Phật giáo của mọi người bắt đầu mờ nhạt, nhưng mọi người vẫn kiên trì tìm kiếm điều gì đó tốt hơn, và thực tế hơn cho bản thân. Hiện nay, công chúng không quá quan tâm đến việc tìm kiếm sự thật về cuộc sống so với thời đại của Đức Phật, nhưng vẫn có một số dân trí quan tâm đến việc điều tra mặt trái của cuộc sống. Tôi đã cố gắng rất nhiều để nghiên tầm tam tạng giáo điển, đối mặt với nhiều thách thức trên hành trình khám phá sự thật cuối cùng này. 

 

Tôi rất diễm phúc khi được đọc đầy đủ giáo pháp cao quý của Đức Như Lai – Sự kế thừa vinh quang của nhị vị Thánh tăng Thượng tọa Mahinda và Ni sư Singhamiha. Đạo Phật là một kho tàng trí tuệ kỳ diệu nhất trên thế giới. Những kim ngôn khẩu ngọc giáo huấn của Đức Phật ban truyền cho chúng ta thấy tài năng bao la, từ bi tâm, hoàn toàn tự giác, tâm hồn trong sáng, trí tuệ tỏa sáng như ánh Nhật Nguyệt và danh tính vô song của người xuất chúng từng xuất hiện trên hành tinh này. Như vầng Nhật Nguyệt tỏa chiếu cùng khắp không gian, thời gian, siêu việt số lượng, phản ảnh một thực tế; sự độc nhất của Như Lai (một trong nhiều danh hiệu đã được dùng để xưng hô với Đức Phật Tối Cao).

 

Năm 1999, tôi bắt đầu một buổi lễ Khánh  thành “Tu viện Phật giáo Mahamevnawa”, như một món quà của buổi lễ tưởng niệm cho sứ mệnh cao cả của nhị vị Thánh tăng Thượng tọa Mahinda và Ni sư Singhamiha. Khi chúng tôi bắt đầu thuyết giảng Giáo pháp từ bi, trí tuệ, hùng lực của Đức Phật, các nhóm dân trí từ khắp nơi trên quốc đảo Phật giáo này đã tụ tập xung quanh chúng tôi, với sự quan tâm ngày càng cao đối với sự thật cuối cùng này. Chúng tôi khuyến khích lòng trung hiếu chỉ tại sự thật đúng đắn mà Đức Phật đã kiên trì chỉ dẫn cho chúng ta. Nếu ai đó tôn trọng và thờ phụng Giáo pháp, phát triển quan điểm sống theo Giáo pháp và thực sự sống theo Giáo pháp, thì người Phật tử mong muốn chân lý, hiển hiện chân lý (Phật tính) của tự thân mỗi người là đủ.

 

Tôi chào mừng tất cả quý vị đến với tổ chức “Tu viện Phật giáo Mahamevnawa” với từ bi tâm. Trong dịch vụ Giáo pháp của chúng tôi, chúng tôi không có giới hạn nào về tuổi tác, chủng tộc, quốc tịch, vùng miền, giới tính, màu da, tôn giáo. Sự thật (Diệu đế, Chân lý) được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã khai thị rộng khắp cho tất cả mọi người. Nếu quý vị phát trí để hiểu sự thật đó, thì sự thật đó là dành cho quý vị, dành cho quý vị nhiều lợi ích và sự bảo vệ an toàn cho của quý vị. Do đó, chúng ta hãy tập hợp xung quanh chân lý đó, Chính pháp Phật đà. Chúng ta hãy học nó, hiểu nó và áp dụng thực tiễn trong cuộc sống thường nhật, phù hợp với nó.

 

Hiện tại, nhiệm vụ cao cả của chúng ta là chia sẻ món quà tuyệt vời của Giáo pháp Như Lai, suối nguồn từ bi tấm mát cho nhân gian, ánh sáng trí tuệ tỏa chiếu sưởi ấm khắp nhân gian, đại hùng đại lực giúp nhân thế dứt sự sợ hãi, giải phóng hết tất cả nỗi khổ niềm đau, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cầu mong cho tất cả quý vị được gia trì bởi Đức Phật Tối cao, Giáo pháp siêu phàm, và Tăng đoàn Cao quý, những người bạn hữu cao quý trong Giáo pháp, và tất cả các Bản tôn!

 

Hòa thượng Kiribathgoda Gnanananda Thero

 

Thích Vân Phong biên dịch

 (Nguồn: Serene Colombo)

 

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/12/2021(Xem: 7011)
Một con gà chết oan Bên vệ đường cuộc thế Nhân sinh tùy vô ngại Nhặt nó về nấu ăn
03/12/2021(Xem: 4388)
Hằng ngày theo thông lệ kiểm mail, tôi bất chợt nhận thư mời tham dự Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) qua Zoom do Hòa Thượng Thích Như Điển thông báo. Gần ngày Đại Hội, lại nhận mail của anh Phù Vân Chủ Bút báo Viên Giác giao nhiệm vụ cho tôi và cô bạn văn Hoa Lan tường thuật buổi Đại Hội. Thế là có động lực thôi thúc tôi quyết định ghi danh tham dự. Đại Hội bắt đầu lúc 4 giờ Âu Châu, thì phải lo dậy từ 3 giờ sáng mới có thể chuẩn bị cho kịp vào Zoom vì trước 15 phút Zoom khóa cửa. Chẳng những thế, từ chiều, còn phải chuẩn bị sạc pin cho đủ 100%, ăn cơm sớm, ngủ sớm lấy sức và không quên vặn đồng hồ báo thức... Đại Hội Hoằng Pháp lần thứ nhất quy tụ rất nhiều Chư Tôn Đức Tăng, Ni, Phật Tử khắp nơi trên thế giới từ Âu, Mỹ, Á, Úc... cùng nhau vào Zoom bàn chuyện phiên dịch Đại Tạng Kinh tiếp nối con đường tiền nhân để lại.
01/12/2021(Xem: 5223)
Vào tối hôm thứ Năm, ngày 25 tháng 11 vừa qua, các chi hội thứ nhất, nhì, ba Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Toronto, Canada đồng phối hợp tổ chức một nhóm tọa đàm "Đối thoại về Tâm" (與心對話). Pháp sư Dương Phái Hân (楊沛欣法師), người tổng triệu tập Tổng hội đọc sách Phật giáo Nhân gian Toronto, dùng Pháp ngữ Trí tuệ của Đại sư Tinh Vân, Tông trưởng khai sơn Phật Quang Sơn Đài Loan, các hội viên đồng nghiên cứu thảo luận "Hướng Tuyệt diệu Sống Tự do Tự tại" (自由自在的生活妙方).
01/12/2021(Xem: 7563)
Ngẫm lại, điều gì ta xem trọng nhất trong đời. - Một người phụ nữ bất hạnh tìm đến lão Thiền sư nơi thâm sơn mong được Ngài chỉ dạy cho bí quyết nhân sinh hạnh phúc. Lão thiền sư trang nghiêm trong tư thế kiết già, khung cảnh tĩnh lặng chỉ còn nghe tiếng suối chảy róc rách và tiếng lá khô xào xạc. Thiền sư hỏi: “Xin hỏi đạo hữu, điều mà đạo hữu đang xem trọng nhất là gì?”.
29/11/2021(Xem: 6254)
Mấy hôm nay đọc báo trên các mạng lưới trực tuyến xã hội tiếng Việt, người Việt khắp nơi trong cũng như ngoài nước, được nghe một nguồn dư luận mới xôn xao về việc nên giữ hay bỏ một câu khẩu hiệu đã trở thành quá quen thuộc trong tất cả các hệ thống trường học Việt Nam từ xưa tới nay. Đó là câu châm ngôn “tiên học lễ, hậu học văn” thường được dán ngay trên tường trước mặt học sinh trong lớp học. Vì đã quá quen thuộc và mặc nhiên được coi đây là một đạo lý đương nhiên kết hợp giữa tinh thần tôn sư trọng đạo và rèn luyện nhân cách nên qua nhiều thế hệ, câu khẩu hiệu này đã trở thành một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm cẩn chuyên chở giá trị nhân văn đào tạo thế hệ trẻ. Đây không phải là một câu khẩu hiệu thời trang để trang trí lớp học mà là một châm ngôn rèn luyện nhân cách trong đời sống học trò. Bởi vậy, chẳng có thầy giáo hay học sinh nào còn bận tâm đặt câu hỏi là nên hay không nên treo câu khẩu hiệu mang nội dung “nguyên lý giáo dục” hay đạo lý trồng người nầy. (Chữ L
27/11/2021(Xem: 6595)
Phật thời còn tại thế gian Có ông vua nọ ngọc vàng đầy kho Chất cao như ngọn núi to Một ngày vua muốn phát cho mọi người Đem ra bố thí khắp nơi Cái tâm phước thiện tuyệt vời biết bao!
23/11/2021(Xem: 20872)
314. Vua, Thiền Sư Trần Thái Tông Người thiết lập nền tảng cho Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử Đây là Thời Pháp Thoại thứ 314 của TT Nguyên Tạng từ 6.45am, Thứ Ba, 23/11/2021 (19/10/Tân Sửu) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 Youtube: Tu Viện Quảng Đức (TT Thích Tâm Phương, TT Thích Nguyên Tạng, Melbourne, Australia) https://www.youtube.com/channel/UCxfUXUxU65FtOjrehu9zMMw Facebook: https://www.facebook.com/ThichNguyenTang/
22/11/2021(Xem: 4823)
- Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà nặng thì thành tội; cái tôi huyền thì thành tồi; và cái tôi sắc thì thành tối.
22/11/2021(Xem: 18261)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, trải rộng trên nhiều phần đất khác nhau. Dịch phẩm này có hai giá trị to lớn đối với người Phật Tử Việt Nam trong việc tu học:
20/11/2021(Xem: 4227)
Phật ơi! sao người không cho con có được một nhan sắc thật đẹp để vạn người mê, mỗi khi xuất hiện là được nhiều người yêu mến và vây quanh? - Ta đã cho con sức khoẻ. Chẳng phải con là cái đứa dễ ăn dễ ngủ,...và trong cơ thể không mắc phải các bệnh nan y đó sao? Phật ơi! sao người không cho con một bộ đồ hàng hiệu thật đẹp và sang trọng? - Ta đã cho con sự ấm áp, không phải chịu đựng những lãnh lẽo và giá rét vì không có vải để che thân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]