Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân vật Phật giáo Nổi tiếng Vương quốc Scotland Đương đại “Cư sĩ Stephen Batchelor”

15/10/202013:21(Xem: 4278)
Nhân vật Phật giáo Nổi tiếng Vương quốc Scotland Đương đại “Cư sĩ Stephen Batchelor”

Nhân vật Phật giáo nổi tiếng

Vương quốc Scotland Đương đại “Cư sĩ Stephen Batchelor

 Cư sĩ Stephen Batchelor 1

Cư sĩ Stephen Batchelor, một nhà văn Phật giáo đương đại, nổi tiếng với cách tiếp cận thế tục hay bất khả tư nghì đối với Phật giáo.

 

Cư sĩ Stephen Batchelor coi Phật giáo là một nền văn hóa không ngừng phát triển của sự giác ngộ hơn là một hệ thống tôn giáo, dựa trên những giáo điều và niềm tin bất biến. Đặc biệt, ông tôn trọng các giáo lý về nghiệp báo và tái sinh để trở thành những đặc điểm của nền văn minh Ấn Độ cổ đại, và không nội tại đối với điều Đức Phật dạy.

 

Phật giáo đã tồn tại hơn 25 thế kỷ qua bởi khả năng tái tạo lại chính nó, và luôn thích nghi với nhu cầu của các xã hội châu Á khác nhau, nó đã tương tác sáng tạo trong suốt lịch sử của nó. Khi Phật giáo tiếp cận thế giới hiện đại, nó bước vào một giai đoạn phát triển mới quan trọng. Thông qua các tác phẩm, bản dịch của mình, Cư sĩ Stephen Batchelor đã tham gia vào một cuộc thăm dò quan trọng về vai trò của Phật giáo trong thế giới hiện đại.

 

Cư sĩ Stephen Batchelor sinh ngày 07 tháng 04 năm 1953, tại thành phố Dundee, Vương quốc Scotland. Vừa lên 3 tuổi, gia đình ông chuyển đến Toronto, Ontaria, Canada, nơi cha mẹ ông đã ly hôn. Ông trở về với mẫu thân là cụ bà Phylli (1913) và người anh trai Dvid (1955) ở Watford, Hertfordshire, phía bắc London, Vương quốc Anh.

 

Sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học tại trường Watford Grammar, vừa tròn 18 tuổi thanh xuân, vào tháng 02 năm 1972, ông bắt đầu chuyến du hành đó đây cầu học, trên hành trình cuối cùng ông hành hương chiêm bái đất Phật Ấn Độ.

 

Cư sĩ Stephen Batchelor định cư tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong, và cầu học Phật pháp với Tôn giả Geshe Ngawang Dhargyey (1925-1995) tại Thư viện các tác phẩm và lưu trữ Tây Tạng (LTWA). Năm 1974, ông xuất gia dự vào hàng Thích tử dự vào hàng tăng sĩ Phật giáo theo truyền thống Gelug - Hạnh Đức và còn được gọi là dòng Hoàng Mão (Mũ Vàng) Do Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 hiện nay trì giữ. Vài tháng sau khi thọ Tỳ kheo giới, ông dự một khóa nhập thất chuyên tu thiền Vipassana 10 ngày với vị giáo thọ sư Ấn Độ SN Goenka, đã chứng minh một ảnh hưởng lâu dài về thực hành của ông, và khơi dậy sự tìm hiểu nghiên cứu của ông về các truyền các truyền thống khác nhau của Phật giáo.

 

Năm 1975, ông rời Ấn Độ để học triết học và giáo lý Phật giáo dưới sự hướng dẫn của Tôn giả Geshe Rabten (1921-1986), lần đầu tiên tại tu viện Phật giáo Tây Tạng ở Rikon, Thụy Sỹ, sau đó ở Le Mont Pelerin, Thụy Sỹ, nơi Tôn giả  Geshe Rabten kiến tạo và thành lập trung tâm Rabten Choeling theo mô hình tu viện Phật giáo Kim Cang thừa và là trung tâm tu học dành cho người xuất gia và tại gia, tọa lạc tại thành phố Mont Pèlerin, Thụy Sỹ (nay là Rabten Choeling).

 

Năm 1979, ông chuyển đến Cộng hòa Liên bang Đức để làm phiên dịch cho Tôn giả Geshe Thubten Ngawang (1932-2003) tại Viện Tibetisches, Hamburg. Tôn giả Geshe Thubten Ngawang, một trong những vị Đạo sư vĩ đại của Phật giáo Tây Tạng, một số người vẫn nhận được sự giáo dục của Ngài ở Tây Tạng cổ đại. Ngài là Giám đốc tâm linh của Trung tâm Tâm linh Tây Tạng từ năm 1979 cho đến khi Ngài viên tịch vào tháng 01 năm 2003.

 

Vào tháng 04 năm 1981, ông sang Hàn Quốc và đến Tổ đình Tăng Bảo Tòng Quảng Tự (Songwangsa), Phường Songgwang Thành phố Sooncheon, tỉnh Jeollanam-do, đảnh lễ cầu pháp với Thiền sư Kusan Suryeon (구산수련-九山秀蓮, 1908-1983).

 

Tại Tổ đình Tăng Bảo Tòng Quảng Tự, ông đã kết duyên bồ đề quyến thuộc Phật pháp với Ni cô Martine Fages disrobed một người Pháp đã xuất gia vào năm 1975. Ông  ở lại Hàn Quốc cho đến mùa thu năm 1984, khi ông đi hành hương đến các danh lam thắng cảnh Phật giáo Nhật Bản, Trung Quốc và Tây Tạng.

 

Vào tháng 02 năm 1985, ông đã hoàn tục và kết hôn với nàng Martine Fages disrobed tại Hồng Kông, sau đó trở về Anh quốc và gia nhập cộng đồng Bắc Sharpham ở gần thị trấn Totnes, Devon, một hạt lớn ở Tây Nam Vương quốc Anh.

 

Trong suốt 15 năm, Cư sĩ Stephen Batchelor sống tại ngôi làng Sharpham, ông trở thành Điều phối viên của Sharpham Trust (1992) và là người đồng sáng lập Sharpham College for Buddhist Studies và Contemporary Enquiry (1996). Trong suốt thời gian này, ông làm việc với tư cách là một giáo sĩ Phật giáo tại Nhà tù HM, Channings Wood, ở ngôi làng Denbury (gần Newton Annot), Devon, Vương quốc Anh. Nhà tù này được điều hành bởi Dịch vụ Nhà tù của Nữ hoàng Anh.

 

Từ năm1990, ông là một giáo thụ hướng dẫn tại trung tâm thiền định Gaia House ở Devon và từ năm 1992, ông là một biên tập viên đóng góp cho Tạp chí Tricycle: The Buddhist Review.

 

Vào tháng 08 năm 2000, ông và nàng Martine Fages disrobed chuyển đến Aquiaine, một vùng của Pháp quốc, nơi họ sống trong ngôi làng nhỏ gần Bordeaux, một thành phố cảng quan trọng của Pháp quốc.

 

Tại tư gia, ông theo đuổi công việc của mình như vị học giả, nhà văn và nghệ sĩ. Trong vài tháng mỗi năm, ông vân du đó đây khắp thế giới để lãnh đạo các khóa tu thiền định, và dạy giáo lý Phật đà (xem lịch biểu). Ông càng quan tâm giáo lý Phật giáo Nguyên thủy tạng Pali. Ông là một thành viên cốt lõi của khoa Bodhi College, trong đó tập trung vào giải thíhc căn văn bản Phật giáo Nguyên thủy, chẳng hạn như tam tạng giáo điển Pali, theo cách thức áp dụng cho thế giới hiện đại.

 

Ông là người phiên dịch và là tác giả của nhiều sách khác nhau (xem sách) và các bài viết về Phật giáo (xem Ấn phẩm) bao gồm sách Phật giáo bán chạy nhất như the bestselling Buddhism Without Beliefs (Riverhead 1997 and Living with the Devil: A Meditation on Good and Evil (Riverhead, 2004). His most recent publication is Confession of a Buddhist Atheist (Spiegel&Grau, 2010).

 

Ông cũng là một thành viên của Hội đồng Tư vấn cho Trung tâm thực hành Phật giáo thực dụng.

 

Các tác phẩm trước tác:

 

- Batchelor, Stephen (editor). The Jewel in the Lotus: A Guide to the Buddhist Traditions of Tibet. Wisdom Publications, 1986. ISBN 0-86171-048-7.

 

- Batchelor, Stephen. The Tibet Guide. Foreword by the Dalai Lama. Wisdom Publications, 1987. ISBN 0-86171-046-0. (Revised edition: The Tibet Guide: Central and Western Tibet. Wisdom Publications, 1998. ISBN 0-86171-134-3.)

 

- Batchelor, Stephen. The Faith to Doubt: Glimpses of Buddhist Uncertainty. Parallax Press, 1990. ISBN 0-938077-22-8.

 

- Batchelor, Stephen. Alone with Others: An Existential Approach to Buddhism. Foreword by John Blofeld. Grove Press, 1994. ISBN 0-8021-5127-2.

 

- Batchelor, Stephen. The Awakening of the West: The Encounter of Buddhism and Western Culture. Foreword by the Dalai Lama. Echo Point Books & Media, 2011. ISBN 0-9638784-4-1.

 

- Batchelor, Stephen. Buddhism Without Beliefs. Riverhead Books, 1997. ISBN 1-57322-058-2.

 

- Batchelor, Martine. Meditation for Life. Photography by Stephen Batchelor. Wisdom Publications, 2001. ISBN 0-86171-302-8.

 

- Batchelor, Stephen. Living with the Devil: A Meditation on Good and Evil.. Penguin Books/Riverhead Books, 2005. ISBN 1-59448-087-7.

 

- Batchelor, Stephen. Confession of a Buddhist Atheist. Random House, 2010. ISBN 0-385-52706-3.

 

- Kusan Sunim. The Way of Korean Zen. Translated by Martine Fages Batchelor. Edited with an introduction by Stephen Batchelor. Weatherhill, 1985. ISBN 0-8348-0201-5. (2nd Revised Edition: Weatherhill, 2009. ISBN 1-59030-686-4.)

 

- Mackenzie, Vicki. "Life as a Question, Not as a Fact: Stephen Batchelor – author, teacher and skeptic." Why Buddhism? Westerners in Search of Wisdom. HarperCollins, 2003. ISBN 0-00-713146-1. pp. 142–62.

 

- Watson, Gay, Stephen Batchelor and Guy Claxton (editors). The Psychology of Awakening: Buddhism, Science, and Our Day-to-Day Lives. Weiser Books, 2000. ISBN 1-57863-172-6.

 

- Batchelor, Stephen. "A Secular Buddhism". Journal of Global Buddhism 13 (2012):87-107

 

- Batchelor, Stephen. After Buddhism: Rethinking the Dharma for a Secular Age. Yale University Press, 2015.

 

- Batchelor, Stephen. Secular Buddhism: Imagining the Dharma in an Uncertain World Yale University Press, 2017. ISBN 978-0-300-22323-1

Sách phiên dịch:

 

- Batchelor, Stephen. Verses from the Center: A Buddhist Vision of the Sublime. Riverhead Books, 2001. ISBN 1-57322-876-1. This is a translation of the Mūlamadhyamakakārikā (Fundamental Verses on the Middle Way) by Nagarjuna.

 

- Rabten, Geshé. Echoes of Voidness. Translated and edited by Stephen

Batchelor. Wisdom Publications, 1983. ISBN 0-86171-010-X.

 

- Rabten, Geshé. Song of the Profound View. Translated and annotated by

Stephen Batchelor. Wisdom Publications, 1989. ISBN 0-86171-086-X.

 

- Shantideva. A Guide to the Bodhisattva's Way of Life. Translated by Stephen Batchelor. Library of Tibetan Works and Archives, 1979. ISBN 81-85102-59-7.

 Cư sĩ Stephen Batchelor 2

Lip:

 

Join Stephen Batchelor for a talk on his latest book, The Art of Solitude

https://www.youtube.com/watch?v=qxoKU8uo2OU

 

Discussing Secular Buddhism with Stephen Batchelor

https://www.youtube.com/watch?v=2lIlsZwobDM

 

Stephen Batchelor: The Art of Solitude

https://www.youtube.com/watch?v=DKJgM2YEEdo

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: stephenbatchelor.org)

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 7332)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 5782)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
28/12/2010(Xem: 5050)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 6288)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 9976)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 7353)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 17144)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 5370)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 15351)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567