Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viễn ảnh thói quen mới

08/10/202019:56(Xem: 4869)
Viễn ảnh thói quen mới

meditation _monk 1

Viễn ảnh thói quen mới 

Trong cuộc đàm thoại cuối tuần với các bạn cũ (cùng căn cơ và trình độ) và với các con tôi về tương lai... (nhất là ảnh hưởng Tôn Giáo cho các bậc cao niên và lớp trẻ) chúng tôi đều e ngại đến viễn ảnh của một thói quen tà tà và cứ việc mở YouTube, hoặc tham dự  "on  ZOOM” là xong cần gì phải đến Chùa và Nhà Thờ'.

Thỉnh thoảng một vài lần trong năm chỉ khi nào có tang lễ thân nhân hay bạn bè mà thôi vì đi đâu cũng mang khẩu trang và cách xa cả thước thì chẳng có ích lợi gì? 

Và sẽ có bao nhiêu người có ý chí tự mình khước từ những bộ phim, những show diễn hài, hay âm nhạc live... để trở về những bài pháp thoại của những bậc danh tăng đã đem tâm huyết soạn thảo để truyền trao cho hậu thế tiếp tục truyền đăng như các Tổ bao đời qua nhiều thế kỷ. 

Từ đó tôi cứ suy tư và thất niệm nhiều lần để rồi cũng chẳng tha thiết đến những gì miệng đang thực hiện vì chẳng biết ngày sau sẽ ra sao? Que Sera... Sera? 

“Hữu ý chẳng nên, vô tình lại được”

Ngụ ngôn khuyên đừng tính toán lạm bàn 

Sống thuận thời chớ lo lắng bất an 

Nghiệm lý trời, thiên cơ làm sao đoán! 

(thơ HH)

Nhưng hàng ngày, hằng tuần, nhìn vào  chương trình Phật sự và hoẵng pháp của Các Chư Tôn Đức nơi hải ngoại và quê nhà tự nhiên đã khơi lại năng lượng mãnh liệt giúp tôi khôi  phục lại chút nhiệt huyết như xưa mà tôi hằng theo đuổi... nhất là khi đọc lại lời thơ của HT Thích Từ Thông về Chứng Đạo Ca một tuyệt tác để đời của  Tổ Huyền Giác ... và bài pháp thoại livestream của TT Thích Nguyên Tạng sáng 8/10/2020.

 

Tùng tha báng, nhậm tha phi

Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bì

Ngã văn kháp tự ẩm cam lộ

Tiêu dung đốn nhập bất tư nghì

(Chứng Đao Ca của Thiền Sư Huyền Giác)

“Tốt và xấu nhà nhà đều có

Thị với phi, chốn chốn "hưởng" đồng nhau

Mặc tâng khen, mặc phỉ báng, đừng nao

Họ tự bỏng bằng ngọn lửa đốt trời trong tay họ

* Lời phỉ báng, nghe như ru, như gió thoảng

Ngọt như cam lồ, mát tợ xuân phong

Tìm đâu ra ! Bực bội với u sầu?

Nó tan biến trong cảnh giới "bất tư nghì giải thoát”

(do Hòa Thượng Thích Từ Thông dịch)

Tôi chợt nghiệm ra một bài học hãy im lặng mà sống tuỳ duyên thuận pháp  vì pháp vẫn vận hành một cách hoàn hảo chỉ vì ta chưa đạt được lý mầu nên vẫn cứ lo sợ chuyện đâu đâu thì bỗng nhận được email bạn gửi :


Khi tin tức làm lòng ta trĩu nặng

Ra ngắm hoa, tĩnh lặng với thiên nhiên

Buổi sáng nơi đây yên ả tiếng chim

Chờ hạt nắng rơi trên hiên đầy lá. 

Hoa này tàn phai, hoa kia hé cánh

Nhân quả quay tròn, sinh diệt uyên nguyên.” 

Nên tôi đã đáp lại vài vần thơ tiếp nối... và không còn lo gì đến viễn ảnh ngày mai nữa vì biết tất cả chỉ là thói quen do tạo duyên để thỏa thích với những đam mê của bản ngã và đó là lý do luân hồi sinh tử. 


Hãy tự mình tạo một Niết Bàn ngay tại đây và bây giờ

Sinh tử chính do thuận bản ngã tạo duyên 

Niết Bàn là khi SỐNG TUỲ DUYÊN THUẬN PHÁP!

Lời Thầy dạy ngày nào vẫn huân tập, 

Ngày lại ngày qua học bài học trường đời 

Kiên trì chống chọi bao nỗi chơi vơi 

Khi dao động chỉ ngắm hoa... chiêm nghiệm!!!

 

Kính xin tâm sự vài ý nghĩ thô sơ và thiển cận hầu góp chút ít vào hiện trạng Phật Pháp ngày mới .

Kính xin các bạn hữu thứ lỗi cho!

Trân trọng,

Huệ Hương 

8/10/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9984)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11787)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 7539)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 7106)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 9188)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10379)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 9192)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 8015)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5841)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
22/10/2010(Xem: 10917)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]