Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một tu sĩ VN nhận bằng Tiến sĩ tại Myanmar

16/09/202019:16(Xem: 6406)
Một tu sĩ VN nhận bằng Tiến sĩ tại Myanmar


Một tu sĩ VN nhận bằng Tiến sĩ tại Myanmar



 Lúc 13 giờ hôm qua, 17-6, Trường Đại học Phật giáo Quốc tế (ITBMU) tại TP.Yangon (Myanmar), đã long trọng tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp cho Tăng Ni sinh viên các nước - khóa tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân Phật học.

thich nu dieu hieu 3
Lễ trao bằng tốt nghiệp diễn ra trang trọng hồi chiều qua, 17-6


Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh của ngài Tăng thống Myamar - HT.TS Kumarabhivamsa, Hiệu trưởng của Trường; HT.TS Nandamalabhivamsa, Phó hiệu trưởng; HT.TS Candavarabhivamsa cùng các ngài Tam Tạng V, IX, XII, quý Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, giảng sư của Trường cùng đông đảo Tăng Ni sinh viên.

Về phía Chính phủ, trường cũng đón tiếp sự hiện diện của ông Thura U Aung Ko, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Myanmar và đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar.

Trong số 2 tiến sĩ, 28 thạc sĩ và 51 cử nhân của 22 quốc gia tốt nghiệp năm nay, Tăng Ni sinh viên Việt Nam có 1 Tiến sĩ (Sư cô Thích nữ Diệu Hiếu) 6 Thạc sĩ (Sư Phước Nhựt, Sư Pháp Thiện, Sư Giác Nhẫn, SC.Liên Sen, SC.Liên Nghiêm, SC.Phước Thu) và 11 Cử nhân (Sư Thiện Hảo, Sư Pháp Hậu, SC.Chơn Đức, SC.Hạnh Từ, SC.Liên Hạnh, SC.Liên Đăng, SC.Liên Kỉnh, SC.Đồng Huệ, SC.Huệ Lý, SC.Như Phước, Phật tử Ngọc Hương).

Đặc biệt, Sư cô Thích nữ Diệu Hiếu (thế danh: Tào Thanh Thanh Thủy) là tiến sĩ người Việt Nam (thuộc khoa Thiền Minh Sát) đầu tiên của trường.

thich nu dieu hieu
SC.Diệu Hiếu chụp hình lưu niệm với quý Hòa thượng lãnh đạo trường

thich nu dieu hieu 2
Và nhận được sự chúc mừng của Phật tử VN tại lễ tốt nghiệp


Được biết, Sư cô Diệu Hiếu đã bảo vệ thành công luận án với đề tài "Đánh giá mối tương quan giữa Định và Minh Sát trong Thiền Phật giáo" (Evaluation of Interrelationship between Samatha and Vipassana in Buddhist Meditation). Luận án được sự hướng dẫn của TT.TS Chekinda - là giảng sư, thiền sư nổi tiếng tại Myanmar, Trưởng khoa Thiền Minh Sát.

Sư cô cho biết, đã nhiệt tâm, nỗ lực viết đề tài mới, giá trị này với tâm nguyện đóng góp phần cho việc nghiên cứu chi tiết lý thuyết và thực hành lời Đức Phật dạy về thiền - tinh hoa của Phật giáo; nhắm đến mục tiêu hiểu rõ và hành đúng, thành tựu trí tuệ, an vui và giải thoát cho những ai đang tìm về với đạo Phật.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2011(Xem: 9382)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7649)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12192)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11888)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6897)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 6961)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
26/01/2011(Xem: 7432)
Ngay từ thuở nhỏ ta được dạy nói cảm ơn khi ai đó giúp mình. Lời cảm ơn không phải để xã giao mà thật sự biểu lộ lòng biết ơn chân thành của mình đối với người đó. Thế nhưng có lẽ chưa bao giờ ta được dạy nói cảm ơn ta vì nhiều khi ta coi chuyện cảm ơn mình là một điều gì đó lố bịch, kỳ cục, không cần thiết! Trái lại nhiều khi ta còn có khuynh hướng nói xấu mình, bất mãn với mình, thậm chí…nguyền rủa mình.
26/01/2011(Xem: 6754)
Phật Giáo, Đạo của an lạc, Đạo của thương yêu, Đạo sống chân thật trong từng phút giây mình có, Đạo của tâm từ luôn hướng người nên tin tưởng vào ngày mai...
25/01/2011(Xem: 12991)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]