Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm Động Giới Thiệu Pháp Môn Niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát”

06/09/202008:36(Xem: 8179)
Cảm Động Giới Thiệu Pháp Môn Niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát”
CẢM ĐỘNG GIỚI THIỆU PHÁP MÔN
NIỆM “NAM-MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ-TÁT”

Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Giới thiệu bài thơ và vài sưu tầm - ở trang Thivien.net)

Bo_Tat_Quan_The_Am_2

Trì danh “Quán Thế Âm Bồ-tát”

(Nếu tâm hồn biết thầm lặng tự kết bạn với các nhà hiền triết tâm linh, thì điều mầu nhiệm sẽ xảy ra, là tâm hồn giảm bớt rất nhiều khổ đau-xấu ác-mê lầm)

Trì danh Ngài Quán Thế Âm
Trí-bi hội nhập Chân Tâm đất trời
Vơi bao nghiệp chướng cõi đời
Ngày về Tịnh độ tiếp lời Tâm kinh…
Niệm thầm theo hơi thở thiền
Tháng ngày an lạc như hiền triết xưa
Trăng tâm lặng lẽ bốn mùa
Hương trà thấp thoáng Chân Như vĩnh hằng.


Bồ-tát Quán Thế Âm là một vị Phật thời quá khứ xa xưa, nhiều người dù không phải là người Phật giáo vẫn có lòng chánh tín ở Ngài. Có thể thay danh hiệu này bằng các danh hiệu mang năng lượng tâm linh đại trí-đại bi khác của tôn giáo. (Tuệ Thiền-Lê Bá Bôn).

2013

-----------

THAM KHẢO:

- Có thể thay danh hiệu này bằng các danh hiệu mang năng lượng tâm linh đại trí-đại bi khác của các tôn giáo.

- Chân Tâm: Bản Thể Vũ Trụ, Thượng Đế, Viên Giác, Phật Tính, Pháp Thân, Chân Như, Chân-Thiện-Mĩ…

- Bồ-tát Quán Thế Âm có truyền bá một câu chân ngôn mang thần lực cứu khổ cứu nạn, giảm nghiệp chướng tham-sân-si và trợ lực giác ngộ là: Án Ma Ni Bát Di Hồng (Om Ma Ni Pad Mé Hum). (Ngài là một vị Phật thời quá khứ xa xưa đang hành Bồ-tát đạo; nhiều người dù không theo đạo Phật vẫn có lòng chánh tín ở Ngài).
---


- Thí nghiệm của M. Emoto cho thấy, khi dán 2 mẩu giấy mang tên người có tính cách tốt-xấu khác nhau vào 2 chai nước, thì cấu trúc và chất lượng nước cũng biến đổi khác nhau. Thí nghiệm này giúp hiểu rõ hơn thần lực của các danh hiệu thánh nhân, các chân ngôn… (Báo Giáo Dục & Thời Đại Chủ Nhật số 47 năm 2006).

- Hai tác giả John Spencer (tiến sĩ y học) và Karen Nesbitt Shanor (tiến sĩ sinh học) viết trong tác phẩm Trí Tuệ Nổi Trội: “Một nghiên cứu xuất sắc đánh giá vai trò của sự cầu nguyện (cho người khác) trong việc chữa bệnh do bác sĩ chuyên khoa tim Randolph Byrd tiến hành đã khích lệ rất nhiều các nghiên cứu sau đó. (…) Các nhóm tôn giáo khác nhau được cử đến để cầu nguyện cho các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện (bệnh nhân không biết). (…) Các bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện ở một số khu vực so sánh với những người trong nhóm không cầu nguyện: Họ dùng thuốc kháng sinh ít hơn năm lần; họ ít bị mắc chứng phù ở phổi hơn ba lần; không ai trong số họ cần đến ống thở (…); và có rất ít bệnh nhân trong nhóm được cầu nguyện bị chết.” (Trí Tuệ Nổi Trội; Karen Nesbitt Shanor; dịch giả: Vũ Thị Hồng Việt).

- A. Einsten có phát biểu đáng lưu ý: Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng; tôn giáo mà không có khoa học thì mờ ảo. (Theo giáo sư-viện sĩ Đào Vọng Đức, nguyên viện trưởng Viện Vật lí, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người về Khoa học và Tâm linh. Bài phỏng vấn “Khoa học lí giải Tâm linh như thế nào?”; Khoahoc tv).
---


- Theo các kinh điển Phật giáo nguyên thuỷ, thời Đức Phật còn tại thế, Ngài không đặt ra điều luật ăn chay trường cho cả tu sĩ và cư sĩ, mà chỉ khuyên dạy diệt trừ tham ái (bao hàm tham ăn).

-Theo Thiền Luận (D.T.Suzuki), ngày xưa có các vị Bồ-tát tu hành trong nghịch cảnh như làm kĩ nữ, bán cá ở chợ, mò tôm để sinh nhai… Vì thế, dù còn phải sống trong nghịch cảnh, chúng sinh cũng có thể tu tập hướng thiện hướng thượng tâm linh, chuyển hoá nghiệp.

- Hành thâm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát” chính là “phản văn văn tự tánh - xoay cái nghe nghe tự tánh”; cũng chính là “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”... Kinh Pháp Hoa nói: “Diệu âm quán thế âm / Phạm âm hải triều âm / Thắng bỉ thế gian âm / Thị cố tu thường niệm.”
---


- Một số ý nghĩa trí tuệ-từ bi (trí-bi) khi thành tâm-thiện ý thầm niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ-tát” và hồi hướng công đức trì niệm:
1) Bất kì ai, dù đang sống trong nghiệp chướng nào, trong nghịch cảnh nào cũng thực hành được và có hiệu quả ít nhiều (tuỳ theo nghiệp do tâm ý đã tạo).
2) An tâm nương tựa vào năng lực cứu khổ cứu nạn cho bản thân mình, cho những người thân quen, cho mọi chúng sinh mà mình quan tâm (được giảm bớt nghiệp báo nặng nề).
3) Bớt đau buồn khi những người thân quen qua đời, vì tin tưởng vào năng lực cứu độ của công đức trì niệm.
4) Gia tăng niềm tin và tình cảm vào tinh thần tôn giáo thánh thiện, vào minh triết tâm linh, vào sự nghiệp giác ngộ; từ đó sẽ giảm bớt sự lo sợ về cái chết sẽ đến cho mình trong tương lai.
5) Gia tăng niềm lạc quan, tự tin, tự trọng, tự do, yêu thương vào sự nghiệp hướng thiện-hướng thượng tâm linh của mình; và mong ước chia sẻ thiện ích với mọi người, với mọi chúng sinh, với mọi dòng sinh mệnh tâm linh.
---


- “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình. (Đường Về Minh Triết; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn).
---


- Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí.
Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
Những chữ trong ngoặc đơn và những chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa:

David Bohm: Chắc ông thấy, ta phải làm rõ, bởi vì ông nói rằng thế giới tự nhiên là sự sáng tạo của cái TÂM VŨ TRỤ, tuy thế tự nhiên vẫn có thực tại riêng.
Krishnamurti: Mọi điều đó hiểu được.
David Bohm: Nhưng hầu như toàn thể tự nhiên đều do cái tâm vũ trụ tạo.
Krishnamurti: Tự nhiên vốn thuộc cái tâm vũ trụ. Tôi thử tìm cách chấm dứt cái tâm cá biệt; bấy giờ chỉ còn có TÂM, tâm vũ trụ đúng chứ? (Trang 38-39).
(...)
Krishnamurti: Vâng. Trong trật tự vũ trụ có vô trật tự, vô trật tự ấy có liên quan đến con người.
David Bohm: Không phải vô trật tự ở bình diện vũ trụ.
Krishnamurti: Không phải. Ở bình diện thấp hơn nhiều.
David Bohm: Vô trật tự, hỗn loạn ở bình diện con người.
Krishnamurti: Và tại sao con người đã sống trong tình trạng này từ khởi thuỷ?
David Bohm: Bởi vì con người còn VÔ MINH-ignorant, chưa thấy ra sự thật.
Krishnamurti: Nhưng con người vốn thuộc vào cái toàn thể, cái nguyên vẹn, nhưng trong một góc hẹp, con người tồn tại và sống trong hỗn loạn, vô trật tự. Còn cái TRÍ THÔNG MINH TỈNH THỨC MÊNH MÔNG này thì không. (Trang 41).
(...)
Krishnamurti: Bởi vì “X” (người giác ngộ) không “bằng lòng” với việc thuyết giảng và thảo luận suông. Cái mênh mông vô tận đó, chính là “X”, phải thực sự có hiệu quả, phải làm cái gì đó. (...).
David Bohm: Nhất thiết phải làm thế. Nhưng cái mênh mông vô tận ấy sẽ tác động hay thay đổi nhân loại cách nào? Khi ông nói thế, gợi ý người ta hiểu rằng có một hiệu quả siêu-cảm-giác lan toả khắp.
Krishnamurti: Đó là chỗ tôi đang nắm bắt đây. (...).
David Bohm: Vâng. Bởi vì thức tâm cũng khởi lên từ nền tảng, nên hoạt động này ẢNH HƯỞNG TOÀN NHÂN LOẠI cũng từ NỀN TẢNG.
Krishnamurti: Vâng. (Trang 228-229).
(...)
Krishnamurti: Từ cái cá biệt riêng tư, cần thiết phải đi đến cái chung, cái phổ biến, rồi từ cái phổ biến vẫn tiếp tục vào sâu hơn nữa và có lẽ, có cái tánh thuần khiết được gọi là TỪ BI, TÌNH YÊU và TRÍ TUỆ. Nhưng điều đó có nghĩa rằng bạn phải đặt hết trí, tâm và toàn bộ tự thể của bạn vào công cuộc TRA XÉT, KHÁM PHÁ này. (...). (Trang 369-370).
---
(Mời đọc tiếp ở phần dưới)

----------

MẦU NHIỆM CỦA TÂM ĐỊNH TUỆ

* May mắn nhất của đời người là biết được và thụ hưởng được những mầu nhiệm của Tâm Định Tuệ. Tâm Định Tuệ là tâm linh tối thượng của vũ trụ, tiềm ẩn ở mỗi con người, trong tất cả chúng sinh.

* Định là dừng lại những nghĩ tưởng của tâm vô minh (vọng tưởng). Tuệ là ánh sáng thấy-biết tịch lặng (vô niệm) của tâm.
“Định tức Tuệ-Tuệ tức Định” là Viên Giác. Viên Giác là tâm linh tối thượng, là Chân-Thiện-Mĩ, là Thượng Đế, là Phật tính, là chân ngã.

* Năng lực thực hành Định Tuệ là sự nghiệp cao quý nhất của đời người. Năng lực đó bất kì ai cũng có thể đạt được ít nhiều, nếu biết học tập theo các nền minh triết tâm linh, theo các tôn giáo thánh thiện, theo đạo Phật.

* Để có năng lực đó, đơn giản nhất là quán hơi thở hoặc chú tâm thầm niệm “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”, với ý thức chuyển hoá dần những tâm tưởng mang năng lượng xấu ác, phiền não, si mê; chuyển hoá vì tự lợi-lợi tha. Người tin tưởng năng lực cứu khổ cứu nạn của Bồ tát Quán Thế Âm (một vị cổ Phật) có thể theo hoặc không theo đạo Phật; nhưng cần học hỏi thêm Phật pháp.

* Tâm Định Tuệ bao trùm vũ trụ. Ai thực hành phát triển năng lực Định Tuệ là mang thiện ích lớn cho mình, cho thân nhân còn sống hay đã từ giã kiếp người, cho tất cả chúng sinh, cho đạo lí giác ngộ tối thượng của vũ trụ.

* Thực hành Định Tuệ mang nội hàm “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”.
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả”. “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình”. (Đường Về Minh Triết-có bổ sung; Tuệ Thiền Lê Bá Bôn; Thuvienhoasen.org).

* Thực hành phát triển năng lực Định Tuệ là một công trình Đại thừa quan trọng. Ai thành tâm thực hành là có sự giúp đỡ, gia trì của các bậc giác ngộ, của các vị thiện thần hộ pháp. Các vị thiện thần hộ pháp giúp đỡ nhiều mặt, kể cả hoàn cảnh cuộc sống, phương tiện tồn tại. (Nhiều học giả hiện đại, có trình độ uyên thâm về vật lí lượng tử, lí giải điều này rất hay).

* Nghiệp là diễn trình gieo nhân-gặt quả (quả báo) của hành vi thân khẩu ý. Theo nhiều nhà khoa học thì nghiệp cũng mang năng lượng; mọi hiện tượng và toàn cơ thể vũ trụ là những dòng chảy năng lượng; năng lượng tâm thần là dạng năng lượng cơ bản nhất… Thực hành Định Tuệ có công năng chuyển nghiệp, cải thiện nghiệp riêng và nghiệp chung. (Khoa học đã phát hiện ảnh hưởng của năng lượng tâm ý đến thế giới vật chất bên ngoài, đến môi trường sống, đến những ngưòi và những nơi rất xa…).

* Nhiều nghiên cứu y học và sinh học cho thấy rằng, thực hành Định Tuệ làm thay đổi cấu trúc não, cải thiện sức khoẻ bộ não, sức khoẻ tinh thần và sức khoẻ toàn diện. Đặc biệt, sự thực hành sẽ kích thích tuyến tùng tạo đủ lượng melatonin cần thiết cho sự phòng chống ung thư. Nhiều trường hợp thực hành Định Tuệ và cầu nguyện chân chính đã chiến thắng bệnh nan y.

* Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục. Sau khi từ bỏ thân xác tạm bợ này, sẽ không phải chui rúc vào các nẻo si mê đầy đau khổ phiền não; sẽ không phải làm thân ngạ quỷ vất vưởng chốn mồ mả hay các nơi thờ cúng.

* Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ hội tụ ở mình mọi giá trị, mọi chất lượng cuộc sống đích thực, không ảo tưởng phù phiếm. Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ biết tôn quý mọi phương tiện thăng hoa trí tuệ-tâm linh của người khác, không kì thị tôn giáo - không “hơn thua, cao thấp”. Đó là tâm Đại thừa chân chính.

* Tâm Định Tuệ là ông chủ minh triết hoà bình, là trí tuệ vô sư, là trí tuệ siêu việt của chính mình. Tâm Định Tuệ là cực lạc thiên đường, là mái ấm tinh thần, là quê hương tâm linh vĩnh hằng. Tâm Định Tuệ là kho chứa vô tận công đức và phước đức; là năng lực sáng tạo thuận hợp Chân-Thiện-Mĩ; là cội nguồn của đạo đức nhân văn đích thực, của từ bi bác ái. Tâm Định Tuệ là tinh thần tự do tự tại. Tâm Định Tuệ là chốn tiêu dao cùng bạn lữ minh triết khắp vĩnh hằng.
--
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)
(http://www.truongsinhhocds com/site/vi/news/Tin-tuc-bao-chi/Mau-nhiem-cua-Tam-Dinh-Tue-1633.html).

--------------------------------------------


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/08/2021(Xem: 7132)
Tôi lúc nhỏ đi vào truy môn, ban đầu đọc tụng danh hiệu của 88 Đức Phật, trong lòng yên lắng, được điều chưa từng có! Nay tôi già rồi, mỗi khi xưng niệm danh hiệu, niềm hỷ lạc vẫn như xưa. Có điều tôi chưa xem xét [các danh hiệu ấy] xuất từ Kinh nào? Gần đây tôi tham cứu Đại tạng thì mới biết rằng 35 Đức Phật xuất từ Kinh Đại Bảo Tích, được trình bày rất rõ ràng xuyên suốt bản kinh. Người đương thời góp nhặt danh hiệu 88 Đức Phật, bỏ qua kinh văn, chỉ chép danh hiệu Phật là để giản tiện, nhưng người đọc sẽ không biết xuất xứ từ đâu.
23/08/2021(Xem: 4498)
Kính bạch Thầy hôm nay giỗ Mẹ , con tự khấn thầm sẽ học lại Trung bộ kinh mà trước đây đã học chưa trọn vẹn qua sách của HT Thích Minh Châu và Ni Sư Trí Hải chú giải thì may mắn làm sao con thấy online trọn bộ trên YouTube của Sư Sán Nhiên giảng tại Mỹ và được chú thích rõ ràng và ngay bài đầu tiên con đã thu thập và nhớ lại những gì đã học , kính xin phép Thầy cho con trình pháp xen kẻ với những pháp thoại của Thầy để cúng dường Pháp Bảo hầu kiếp sau có cơ hội tiến tu trên đường Đạo . Kính đảnh lễ Thầy, kính đa tạ và tri ân Thày, HH
20/08/2021(Xem: 5706)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm. Sen có nhiều loại và nhiều màu khác nhau, nhưng hai màu chính mà chúng ta thường thấy là hoa Sen màu hồng và hoa Sen màu trắng. Trong Kinh A Di Đà diễn tả về màu sắc của hoa Sen ở thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có cả hoa Sen màu xanh tỏa ra ánh sáng xanh, hoa Sen màu vàng tỏa ra ánh sáng vàng nữa; nghĩa là có nhiều màu sắc khác nhau khi hoa được trổ ra nơi cảnh giới giải thoát ấy.
20/08/2021(Xem: 6537)
Ai đã sống trải qua thời kỳ u ám thê lương của những năm đất nước đói nghèo với tên gọi "thời bao cấp", ắt hẳn thấm thía và nhận biết giá trị quý báu của chén cơm, manh áo. Nói không quá, "cơm trắng, áo đẹp" hầu như chỉ có trong... giấc mơ. Một xị dầu lửa, hay một cục xà bông để vừa giặt, vừa tắm, vừa gội đầu, cũng là những vật phẩm giá trị không phải muốn có lúc nào là được đâu.
19/08/2021(Xem: 6920)
Không sống với quá khứ, cũng không mơ tưởng tương lai. Hãy tập trung tâm thức vào giây phút hiện tại.
19/08/2021(Xem: 7830)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
19/08/2021(Xem: 6715)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 1- Tình thương yêu 2- Tiền bạc 3- Hạnh phúc 4- Lòng tốt
18/08/2021(Xem: 9913)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
17/08/2021(Xem: 7646)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 5181)
Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói "nên mười tuổi", cùng với khuynh hướng "chuẩn hóa" tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]