Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Thăng Hoa của Phật Giáo Đại Thừa (Bài viết của HT. Thích Như Điển, Giọng đọc: CS Diệu Danh)

15/08/202017:51(Xem: 11513)
Sự Thăng Hoa của Phật Giáo Đại Thừa (Bài viết của HT. Thích Như Điển, Giọng đọc: CS Diệu Danh)
ht thich nhu dien (2)

Sự Thăng Hoa
của Phật Giáo Đại Thừa
HT. Thích Như Điển 
Giọng đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước



Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh. Đầu tiên Đức Phật nói những câu chuyện thường nhật của sanh, già, bệnh, chết. Soi rõ nguyên nhân từ đâu có những hiện tượng nầy, rồi từ đó Ngài chỉ cho phương pháp chữa trị những căn nguyên cội rễ kia. Đây chính là một bài thuốc thần diệu mà giáo lý kia đã cung ứng cho con người. Đọc bộ A Hàm là bộ kinh căn bản có nguyên thủy bằng tiếng Pali, được dịch sang chữ Hán cũng như tiếng Việt, chúng ta thấy rải rác khắp đó đây những câu chuyện thường nhật xảy ra trong đời sống hằng ngày mà Đức Phật muốn dạy cho các Đệ Tử hay những người có duyên với Phật Pháp. Ví dụ có hôm còn sớm, chưa đến giờ đi vào thành khất thực, Đức Phật quán sát nhân duyên, thấy rằng ông Phạm Chí nọ đã đến thời kỳ được khai thị; nên Ngài đã ghé qua nơi các Phạm Chí đang tụ họp. Khi Đức Phật đến, có người cung kính chào, có kẻ ngồi yên, có người ra vẻ hống hách khinh thường Ngài và cũng có lắm người hiềm khích chửi rủa mắng nhiếc. Tất cả những việc làm ấy của Phạm Chí đối với Ngài hầu như không bị chi phối, vì Ngài đã quán sát kỹ trong từng trường hợp một, sau đó Ngài từ tốn hỏi từng câu chuyện một. Có lúc Phạm Chí trả lời, có khi Đức Phật giải thích. Khi hiểu thấu đáo rồi những người ngoại đạo kia xin quy y với Đức Phật. Những câu chuyện trong kinh A Hàm là những câu chuyện xảy ra thường nhật trong cuộc sống hằng ngày. Đôi khi Phật nói ở những cảnh giới khác; nhưng lắm lúc cũng nói rất cao về tánh không, về vô ngã. Ví dụ có hôm Đức Phật bắt gặp Đệ Tử của Ngài đang ngồi thảo luận về sự thành lập và sự hủy hoại của thế giới nầy; nhưng quý Thầy Tỳ Kheo đang đi đến chỗ bí lối. Lúc ấy Đức Phật lại xuất hiện để giải bày. Ngài nói về duyên sanh và duyên khởi. Ngài nói về vô thường và sanh diệt. Ngài nói về thành, trụ, hoại, không… Tất cả đều nhằm giải bày cho chư Tỳ Kheo những chỗ còn nông cạn. Đức Phật cũng đã nói về những ngày chay trong một tháng từ ngày mồng 8, 14 rằm và nửa tháng sau gồm ngày 23, 29 (30 nếu tháng đủ) và mồng một. Trong những ngày chay tịnh nầy Đức Phật khuyên các Phật Tử nên thọ Bát Quan Trai. Lý do là trong những ngày mồng 8 và 23 Chư Thiên ở cõi Trời sai những Thiên Sứ đi vào nhân gian để tuần tra xem thử việc lành dữ của thế gian. Nếu trong những ngày ấy con người tại thế gian nầy biết kính trọng Tam Bảo, Sư trưởng, cha mẹ, có lòng thương đối với chúng sanh và làm lành lánh dữ, khi các Thiên Sứ nầy báo lại cho Chư Thiên như vậy thì Chư Thiên rất hoan hỷ và nói rằng: Cửa thiên đường đang mở để đợi chờ những người nầy. Vào ngày 14 và 30 (nếu tháng thiếu 29) Chư Thiên sai hai vị Đông Cung Thái Tử trực tiếp xuống cõi Ta Bà nầy để xem xét chúng sanh có hành thiện hay không. Nếu chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề nầy có giữ giới, có thọ Bát Quan Trai trong những ngày nầy, biết quy kính ba ngôi Tam Bảo, có hiếu với cha mẹ, hòa thuận với huynh đệ trong gia đình. Khi hai vị Đông Cung Thái Tử nầy thấy như vậy rồi về báo lại cho vị Trời Đế Thích. Ngài tươi cười bảo: Như vậy là A Tu La đã giảm và Chư Thiên sẽ tăng. Đến ngày mồng một và ngày rằm đích thân vua cõi trời tam thập tam thiên đi vào cõi nhân gian nầy. Nếu các chúng sanh ở cõi nầy luôn có tâm làm việc thiện, lánh xa những việc ác, ăn chay, thọ Bát Quan Trai, giúp đời, cứu người, quy kính nơi Tam Bảo v.v… thì Đế Thích rất hoan hỷ. Vì con người muốn xa lánh tội lỗi, mong được sanh vào thế giới an lành hơn sau khi mạng chung ở cõi nầy. Nếu không được như vậy Đế Thích không hoan hỷ. Vậy thì việc chay tịnh nầy đã có ngay từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế, mặc dầu có nơi Ngài cũng có chủ trương là Đệ Tử của Ngài có thể dùng tam tịnh nhục hay ngũ tịnh nhục. Khi Phật Giáo truyền đến phương Bắc như Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam… các vị Tổ Sư Đại Thừa triển khai từ những giáo lý căn bản nầy để thăng hoa cho cuộc sống của người xuất gia cũng như tại gia về các hình thức như ăn chay kỳ mỗi năm 3 tháng hay ăn chay trường; hoặc ăn chay mỗi tháng nhiều ngày; ngoài 6 ngày như thời Đức Phật đã chủ trương. Tinh thần nầy còn được nhấn mạnh rất rõ trong kinh Đại Bát Niết Bàn về sau nầy là: Muốn thành Phật, không thể thiếu tâm từ đối với chúng sanh; nên phải dùng hoàn toàn chay tịnh. Về việc niệm Phật cũng đã khởi đi từ thời Đức Phật còn tại thế. Những gì Ngài đã dạy, trong kinh A Hàm ngày nay vẫn còn truyền lại. Đó là: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới và niệm Thiên. Chữ niệm có nghĩa là nhớ nghĩ, liên tưởng về. Ngày xưa chỉ liên tưởng có 6 việc trên. Vì lẽ người Cư Sĩ tại gia làm phước, bố thí, cúng dường chỉ mong cầu kiếp sau được giàu có sanh thiên và ở đó để hưởng những phước lạc; nên thường nhớ nghĩ đến Chư Thiên. Đến khi tinh thần Đại Thừa được triển khai sau thời kỳ bộ phái và nhất là tinh thần Trung Quán của Ngài Long Thọ hay các Đại Luận Sư khác như: Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân thì chữ niệm nầy đã thăng hoa ở nhiều tầng lớp cao hơn nữa. Đó là hình ảnh của Đức Phật A Di Đà và chư vị Phật khác trong 10 phương vô biên thế giới. Từ một vị Phật độc tôn như Đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni mà lâu nay Phật Giáo Nguyên Thủy đã tôn thờ. Nay lại xuất hiện thêm Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, kế đến Tịnh Độ Đông Phương của Phật A Súc. Tịnh Độ Đẩu Suất của Đức Phật Di Lặc và hằng hà sa số cõi Phật khác. Đây cũng là tinh thần „nhất niệm biến tam thiên“ trong kinh Hoa Nghiêm thăng tiến vậy. Những gì ở Ấn Độ và các nước Phật Giáo Nam Tông chỉ một, khi qua đến các xứ Phật giáo phát triển biến thành hai, thành bốn và cứ thế mà nhân lên gấp đôi. Ví dụ trong kinh Bản Sanh, Đức Phật thuật lại những tiền kiếp của mình. Có lúc Ngài thực hành hạnh nhẫn nhục của một vị Bồ Tát như trong kinh Kim Cang có diễn tả. Lúc ấy vua Ca Lợi cắt hết thân thể của Ngài. Nếu Ngài dùng cái tướng của sự thấy, nghe để trụ vào đó thì Ngài không thành tựu hạnh Bồ Tát nữa. Cũng có những chuyện tiền thân trong hơn 500 chuyện như vậy nói Ngài là Sư Tử, là chim, là người thợ săn, là Tu Sĩ v.v… tất cả đều mang hạnh nguyện của một vị Bồ Tát vì Đời quên mình và xả thân cầu giác ngộ giải thoát sanh tử luân hồi. Thế mà khi Ngài thành Phật trong kiếp nầy, tinh thần Bồ Tát hạnh như thế ít thấy được triển khai như tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa. Đến kinh Lục Độ, kinh Bát Nhã, kinh Kim Cang là sự thăng hoa của Bồ Tát hạnh và làm sáng tỏ thêm tinh thần căn bản của Bản Sanh truyện, vốn là những mẩu chuyện do chính kim khẩu của Đức Phật nói ra và sau nầy vào đầu kỷ nguyên dương lịch được biên tập thành tiếng Pali, được truyền bá rộng rãi khắp nơi trong các xứ Phật Giáo Nam Tông ngày nay. Vậy thì lục độ vạn hạnh vốn là những điều căn bản của một con người khi thực hành hạnh Bồ Tát như: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Đây cũng chính là sự thăng hoa của Đại Thừa từ căn bản Phật Giáo Nguyên Thủy. Vì lẽ khi tư tưởng Phật học tại Ấn Độ đã chín muồi sau gần 800 hay 900 năm tại quê hương Đức Phật, lúc bấy giờ tinh hoa ấy lại bay bổng và hội tụ đến phương Bắc chứ không phải là phương Nam. Vì lâu nay phương Nam vốn dĩ đã hấp thụ tinh thần Phật Giáo cổ điển rồi. Từ 6 hạnh của Bồ Tát khi đi vào đời để độ sanh, 6 hạnh kia đã trở thành 12 lời nguyện của Đức Dược Sư, Lưu Ly Quang Như Lai, rồi 12 lời nguyện của Đức Phật A Súc của cõi Tịnh Độ Diệu Hỷ nằm ở phương Đông; nơi đây còn có khả năng thâu nhận những người nữ muốn vãng sanh về thế giới của Ngài, mà trong Nguyên Thủy Phật Giáo khó thấy được hình ảnh nầy. Rồi 12 lời nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Tuy những lời nguyện nầy nương vào kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm chính; nhưng Ngài là một trong hai vị Bồ Tát thượng thủ của Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Rồi 18 đạo được nói rõ trong Vô Lượng Thọ nghi quỷ. Rồi 24 lời nguyện cổ xưa của Đức Phật A Di Đà. Kế tiếp biến thành 30, rồi 36. Sau đó là 42 và dừng lại ở con số 48. Theo nguyên ngữ bằng tiếng Phạn thì Đức Phật A Di Đà chỉ có 45 lời nguyện; trong khi đó tiếng Tây Tạng gồm tất cả 51 và chữ Hán hay tiếng Việt và tiếng Nhật hay Đại Hàn vẫn tôn trọng con số 48 như xưa nay vẫn thường lễ bái, trì tụng xưng dương hạnh nguyện của Ngài. Như vậy từ kinh Bản Sanh làm căn bản, trải qua Lục độ vạn hạnh, Lục độ tập kinh, Lục Ba La Mật và cứ mỗi lần thăng tiến hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà được cộng thêm 6 hạnh nguyện. Đây là lối diễn dịch của Đại Thừa mà ta phải nhìn với tuệ giác quán chiếu duy tân, thay đổi mới có thể chấp nhận được. Nếu chỉ nhìn dưới khía cạnh thuần nhất, một là một và một không thể là hai hay còn khác hai nữa, thì không thể chấp nhận sự thăng hoa của Đại Thừa một cách dễ dàng. Từ đó chúng ta thấy rằng: những nước theo Đại Thừa hay Kim Cang Thừa như: Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Mông Cổ, Sikkim, Tây Tạng, Bhutan… đã thăng hoa tinh thần Đại Thừa đến chỗ tột đỉnh. Ví dụ như dưới thời nhà Đường ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ 7, thứ 8. Hoặc nhà Kim bên Đại Hàn thế kỷ thứ 8; dưới triều Thánh Đức Thái Tử ở Nhật thế kỷ thứ 6 và Việt Nam vào thời nhà Lý nhà Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ thứ 13. Tất cả đều chỉ có một mục đích duy nhất là tiếp tục duy trì phát triển và làm thăng hoa tinh thần Đại Thừa để khế hợp vào đời sống cũng như văn hóa bản địa. Nếu không như vậy thì gốc rễ của Phật Giáo Nguyên Thủy không thể bám chặt vào nơi đây. Điều ấy qua lịch sử và sự truyền thừa chúng ta đã thấy rõ. Trong khi Phật Giáo Nguyên Thủy hầu như không có mặt tại các quốc gia Đại Thừa nầy; điều ấy cũng chẳng có nghĩa là Phật Giáo Đại Thừa đi sai nguyên tắc của Phật Giáo Nguyên Thủy, mà ở đây chỉ thăng hoa tinh thần Nguyên Thủy vốn đã có sẵn từ lúc ban đầu ấy mà thôi. Ngược lại những xứ Nam Tông Phật Giáo như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt ảnh hưởng của Đại Thừa Phật Giáo khó phát triển tại những quốc gia nầy. Vì lẽ văn hóa và truyền thống ở những đất nước nầy vốn dĩ lâu nay đã quen với nề nếp cũ, khó lòng mà khởi động một phong trào thăng hoa giáo lý ấy một cách quyết liệt như thời Ngài Long Thọ còn hiện tiền. Nếu không có bốn vị Đại Luận sư như trên thì Đại Thừa cũng khó có cơ ngơi phát triển dọc về phương Bắc; nhưng đồng thời tư tưởng ấy cũng khó tồn tại và phát triển về phương Nam. Vả chăng: thời thế tạo nên con người và lịch sử là vậy. Một số những nhà nghiên cứu khi bàn đến vấn đề Nam Bắc Tông đều cho rằng: Bắc Tông đi quá đà, sai lời Phật dạy và những giáo lý ấy vốn không có sự bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thủy. Không biết rằng: những nhận định như vậy có quá vội vã chăng? .....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2011(Xem: 7827)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
16/02/2011(Xem: 9574)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
16/02/2011(Xem: 6046)
Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân, thư giãn tinh thần.
16/02/2011(Xem: 6872)
Yêu thương và được yêu thương là hai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
15/02/2011(Xem: 11220)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
15/02/2011(Xem: 7073)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 10896)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7397)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7385)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8576)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]