Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sả chanh Lemon grass

16/02/201108:16(Xem: 5906)
Sả chanh Lemon grass
Sả chanh
Lemon grass
***
File:YosriNov04Pokok Serai.JPG
Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hàng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân, thư giãn tinh thần.
 
    Theo nhiều tài liệu khoa học, sả hay còn gọi là sả chanh là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trông khắp cả nước, trong các gia đình.
 
    Sả được sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á. Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.
 
    Tuy nhiên vai trò của cây sả không chỉ là gia vị mà trong y học cổ truyền, công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ. Vừa là thảo dược cho sức khỏe vừa là liệu pháp chăm sóc sắc đẹp cho người phụ nữ.
 
    Tinh dầu sả là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị và là nguyên liệu được dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm. Sả cho một loại tinh dầu chứa nhiều thành phần khác nhau.
 
    Đặc biệt, cây sả có tác dụng xua muỗi, ruồi khi trồng trong vườn. 
 

 
1/. Tác dụng của sả đối với sức khỏe.
    
1.1/. Hệ tiêu hóa.
- Giúp tiêu hóa tốt. 
    Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. 
 
    Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.
 
- Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa.  
    Cây sả tươi 30 – 50g đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.
 
Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.
 
    1.2/. Hệ tim mạch.
- Giảm huyết áp 
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
 
    1.3/. Hệ thần kinh.
    Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) …
 
Trị nhức đầu.
    Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông.
 
Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).
 
     1.4/. Toàn thân: 
- Giải cảm.
Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.
 
- Giải độc.    
    Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. 
 
    Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
 
- Ngăn ngừa ung thư. 
    Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh có thể giúp ngăn ngừa ung thư – hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
 
- Giảm cân.
    Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả, vì sả đã được chứng minh có tác dụng như ớt, có hiệu quả trong cuộc chiến chống béo phì vì nó chứa citral có khả năng đốt cháy mỡ thừa, cắt giảm calo trong món ăn, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn, làm giảm cân hiệu quả.
 
- Làm đẹp.
    Các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da của chị em. Tinh dầu trong sả còn giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định đồng thời cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.
 
    Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
 
    Giống như một vài loại thảo dược khác, sả cũng chứa tinh dầu. Tinh dầu sả chứa chủ yếu 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Trong đó phải kể đến tính năng của citral. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là một hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.
 
 2/.  Chế biến thức uống – Trà sả.          
        2.1/. Trà sả-chanh. 
 

 
- Nguyên liệu:
    1 quả chanh, 1/2 nhánh sả, một ít lá húng quế, 200ml nước, 15gr đường, đá.
- Cách làm:
    Rửa sạch húng quế và sả rồi bỏ vào giã dập, pha nước chanh như bình thường. Sau đó, hòa hai thứ vào với nhau và lọc lấy nước trong rồi thêm đá.
 
2.2/. Trà sả-gừng. 
 

 
- Nguyên liệu:
    + Sả: 6 tép
    + Gừng tươi: 50gr
    + Tinh dầu hoa cúc: 1 gói
    + Lá dứa: 1 lá
    + Nước: 1 lít
    + Mật ong nguyên chất
 
- Cách làm:
    
+ Cắt gừng thành lát mỏng mà không gọt vỏ.
    
+ Đập dập sả bằng sống dao và sau đó cắt thành từng đoạn ngắn.
+ Lá dứa rửa sạch.
    
+ Thêm sả, gừng và lá dứa vào ấm, sau đó, đun sôi. Khi nước sôi, đun nhỏ lửa trong khoảng một giờ.
    
+ Thêm mật ong tùy khẩu vị và thưởng thức.
    
Lợi ích của trà gừng và sả là giảm đau và viêm, chữa hôi miệng, giảm cân, thải độc (như acid uric và cholesterol xấu), trị cúm và cảm lạnh.
    
Theo nghiên cứu trên Tạp chí Journal of Pain, gừng có tác dụng làm nóng, giúp giảm đau và viêm, đặc biệt là tại cơ. Điều này là do một thành phần hoạt chất của gừng – gingerol, có đặc tính chống viêm.
 
        2.3/. Trà sả-chanh-gừng.
 

 
- Nguyên liệu (cho 2 tách trà):
    
+1 cây sả khô (bạn có thể dùng sả tươi)
    
+1 nhánh gừng nhỏ: cạo vỏ và bào nhuyễn
    
+1/2 quả chanh tươi
    
+Vài mẩu quế
    
+Vài mẩu đinh hương
    
+Ít hạt bạch đậu khấu
    
+1 muỗng cà phê mật ong
    
+2 bát nước lọc 
- Cách làm
   
 Bước 1: Dùng nồi nấu trà đun nóng 2 bát nước. Sau đó cho nhánh sả khô vào cùng gừng, ít mẩu quế, ít mẫu đinh hương, ít hạt bạch đậu khấu và đun sôi.
   
 Bước 2: Sau khoảng 10 phút đun trà, bạn đem trà đi lọc qua một chiếc lưới và lấy nước trong lọc được rót vào cốc trà.
   
 Bước 3: Vắt ít nước cốt chanh vào và khuấy đều với một muỗng mật ong.
    
Với món trà sả-chanh-gừng này bạn có thể uống nóng hay uống lạnh đều rất ngon 
Lưu ý khi uống thức uống từ sả:
    - Để mang lại tác dụng tốt nhất, nên uống vào buổi sáng và uống nhiều nước trong ngày.
    - Trà sả, nước chanh sả gây kích thích co thắt tử cung nên không thích hợp cho phụ nữ mang thai.
    - Người có vấn đề về thận hoặc gan nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà sả.
 
***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/02/2011(Xem: 7688)
Quyển sách "Nguồn an lạc" này, được biên tập từ các bài giảng phổ thông của Hòa thượng Viện trưởng tại Thiền viện Trúc Lâm và các Thiền viện trực thuộc, cũng như đạo tràng các nơi.
16/02/2011(Xem: 9416)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
16/02/2011(Xem: 6728)
Yêu thương và được yêu thương là hai mặt không tách rời nhau của cùng một vấn đề. Khi bạn yêu thương, bạn cũng đồng thời nhận được sự thương yêu.
15/02/2011(Xem: 11046)
Năm hết Tết tới, xin kính mời quí vị và các bạn theo dõi cuộc hội thoại của các huynh trưởng trẻ quen thuộc A,B,C xoay quanh vấn đề mùa Xuân.
15/02/2011(Xem: 6958)
LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".
13/02/2011(Xem: 10797)
Trong truyền thống của người Trung Quốc vào ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, người Hán tộc sống tại khu vực có chùa chiền Phật giáo đều nấu loại cháo Lạp Bát dâng lên chùa cúng dường Đức Phật.
12/02/2011(Xem: 7308)
Dưới đây là một bài viết của bà Aung San Suu Kyi trên báoBangkok Post tháng 9, năm 1996. Bài báo sau đó được một ký giả Pháp là AlainDelaporte-Digard viết lời giới thiệu và đưa lên mạng Buddhachanel.tv vào ngày13 tháng 10, năm 2010. Bài báo tuy đến với chúng ta hơi muộn, thế nhưng chính sựmuộn màng đó biết đâu cũng là một lợi điểm giúp chúng ta đánh giá cao hơn nữaLợi ích của Thiền định và sự Hy sinh"của bà Aung San Suu Kyi, vì gần đây bà đã phục hồi được sự tự do của mình. Dướiđây là lời giới thiệu của ký giả Alain Delaporte-Digard và tiếp theo đó là phần chuyển ngữ bài viết của bà Aung San SuuKyi.
10/02/2011(Xem: 7284)
Ngày nayđọc được một bài viết về Phật giáo của một tác giả Ấn độ là một việc hiếm hoi,vì Phật giáo đã biến mất trên bán lục địa này đã tám thế kỷ. Nhưng nếu đọc đượcmột bài viết của một tác giả khác thường, thì lại còn hiếm hoi hơn nữa. BhimraoRamji Ambedkar (1891-1956) là cựu bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Nerhu, mộtngười tranh đấu cho công bằng xã hội, đơn độc chống lại sự phận chia giai cấp giữacon người và vạch trần những sai lầm của Ấn giáo.
09/02/2011(Xem: 8480)
Muốn giải thoát sanh tử, chúng ta cần phải biết gốc của sanh tử là gì? Theo pháp Mười hai nhân duyên, Phật dạy gốc của sanh tử là Vô minh.
09/02/2011(Xem: 8598)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]