Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự Thăng Hoa của Phật Giáo Đại Thừa (Bài viết của HT. Thích Như Điển, Giọng đọc: CS Diệu Danh)

15/08/202017:51(Xem: 11762)
Sự Thăng Hoa của Phật Giáo Đại Thừa (Bài viết của HT. Thích Như Điển, Giọng đọc: CS Diệu Danh)
ht thich nhu dien (2)

Sự Thăng Hoa
của Phật Giáo Đại Thừa
HT. Thích Như Điển 
Giọng đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước



Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh. Đầu tiên Đức Phật nói những câu chuyện thường nhật của sanh, già, bệnh, chết. Soi rõ nguyên nhân từ đâu có những hiện tượng nầy, rồi từ đó Ngài chỉ cho phương pháp chữa trị những căn nguyên cội rễ kia. Đây chính là một bài thuốc thần diệu mà giáo lý kia đã cung ứng cho con người. Đọc bộ A Hàm là bộ kinh căn bản có nguyên thủy bằng tiếng Pali, được dịch sang chữ Hán cũng như tiếng Việt, chúng ta thấy rải rác khắp đó đây những câu chuyện thường nhật xảy ra trong đời sống hằng ngày mà Đức Phật muốn dạy cho các Đệ Tử hay những người có duyên với Phật Pháp. Ví dụ có hôm còn sớm, chưa đến giờ đi vào thành khất thực, Đức Phật quán sát nhân duyên, thấy rằng ông Phạm Chí nọ đã đến thời kỳ được khai thị; nên Ngài đã ghé qua nơi các Phạm Chí đang tụ họp. Khi Đức Phật đến, có người cung kính chào, có kẻ ngồi yên, có người ra vẻ hống hách khinh thường Ngài và cũng có lắm người hiềm khích chửi rủa mắng nhiếc. Tất cả những việc làm ấy của Phạm Chí đối với Ngài hầu như không bị chi phối, vì Ngài đã quán sát kỹ trong từng trường hợp một, sau đó Ngài từ tốn hỏi từng câu chuyện một. Có lúc Phạm Chí trả lời, có khi Đức Phật giải thích. Khi hiểu thấu đáo rồi những người ngoại đạo kia xin quy y với Đức Phật. Những câu chuyện trong kinh A Hàm là những câu chuyện xảy ra thường nhật trong cuộc sống hằng ngày. Đôi khi Phật nói ở những cảnh giới khác; nhưng lắm lúc cũng nói rất cao về tánh không, về vô ngã. Ví dụ có hôm Đức Phật bắt gặp Đệ Tử của Ngài đang ngồi thảo luận về sự thành lập và sự hủy hoại của thế giới nầy; nhưng quý Thầy Tỳ Kheo đang đi đến chỗ bí lối. Lúc ấy Đức Phật lại xuất hiện để giải bày. Ngài nói về duyên sanh và duyên khởi. Ngài nói về vô thường và sanh diệt. Ngài nói về thành, trụ, hoại, không… Tất cả đều nhằm giải bày cho chư Tỳ Kheo những chỗ còn nông cạn. Đức Phật cũng đã nói về những ngày chay trong một tháng từ ngày mồng 8, 14 rằm và nửa tháng sau gồm ngày 23, 29 (30 nếu tháng đủ) và mồng một. Trong những ngày chay tịnh nầy Đức Phật khuyên các Phật Tử nên thọ Bát Quan Trai. Lý do là trong những ngày mồng 8 và 23 Chư Thiên ở cõi Trời sai những Thiên Sứ đi vào nhân gian để tuần tra xem thử việc lành dữ của thế gian. Nếu trong những ngày ấy con người tại thế gian nầy biết kính trọng Tam Bảo, Sư trưởng, cha mẹ, có lòng thương đối với chúng sanh và làm lành lánh dữ, khi các Thiên Sứ nầy báo lại cho Chư Thiên như vậy thì Chư Thiên rất hoan hỷ và nói rằng: Cửa thiên đường đang mở để đợi chờ những người nầy. Vào ngày 14 và 30 (nếu tháng thiếu 29) Chư Thiên sai hai vị Đông Cung Thái Tử trực tiếp xuống cõi Ta Bà nầy để xem xét chúng sanh có hành thiện hay không. Nếu chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề nầy có giữ giới, có thọ Bát Quan Trai trong những ngày nầy, biết quy kính ba ngôi Tam Bảo, có hiếu với cha mẹ, hòa thuận với huynh đệ trong gia đình. Khi hai vị Đông Cung Thái Tử nầy thấy như vậy rồi về báo lại cho vị Trời Đế Thích. Ngài tươi cười bảo: Như vậy là A Tu La đã giảm và Chư Thiên sẽ tăng. Đến ngày mồng một và ngày rằm đích thân vua cõi trời tam thập tam thiên đi vào cõi nhân gian nầy. Nếu các chúng sanh ở cõi nầy luôn có tâm làm việc thiện, lánh xa những việc ác, ăn chay, thọ Bát Quan Trai, giúp đời, cứu người, quy kính nơi Tam Bảo v.v… thì Đế Thích rất hoan hỷ. Vì con người muốn xa lánh tội lỗi, mong được sanh vào thế giới an lành hơn sau khi mạng chung ở cõi nầy. Nếu không được như vậy Đế Thích không hoan hỷ. Vậy thì việc chay tịnh nầy đã có ngay từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế, mặc dầu có nơi Ngài cũng có chủ trương là Đệ Tử của Ngài có thể dùng tam tịnh nhục hay ngũ tịnh nhục. Khi Phật Giáo truyền đến phương Bắc như Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam… các vị Tổ Sư Đại Thừa triển khai từ những giáo lý căn bản nầy để thăng hoa cho cuộc sống của người xuất gia cũng như tại gia về các hình thức như ăn chay kỳ mỗi năm 3 tháng hay ăn chay trường; hoặc ăn chay mỗi tháng nhiều ngày; ngoài 6 ngày như thời Đức Phật đã chủ trương. Tinh thần nầy còn được nhấn mạnh rất rõ trong kinh Đại Bát Niết Bàn về sau nầy là: Muốn thành Phật, không thể thiếu tâm từ đối với chúng sanh; nên phải dùng hoàn toàn chay tịnh. Về việc niệm Phật cũng đã khởi đi từ thời Đức Phật còn tại thế. Những gì Ngài đã dạy, trong kinh A Hàm ngày nay vẫn còn truyền lại. Đó là: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới và niệm Thiên. Chữ niệm có nghĩa là nhớ nghĩ, liên tưởng về. Ngày xưa chỉ liên tưởng có 6 việc trên. Vì lẽ người Cư Sĩ tại gia làm phước, bố thí, cúng dường chỉ mong cầu kiếp sau được giàu có sanh thiên và ở đó để hưởng những phước lạc; nên thường nhớ nghĩ đến Chư Thiên. Đến khi tinh thần Đại Thừa được triển khai sau thời kỳ bộ phái và nhất là tinh thần Trung Quán của Ngài Long Thọ hay các Đại Luận Sư khác như: Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân thì chữ niệm nầy đã thăng hoa ở nhiều tầng lớp cao hơn nữa. Đó là hình ảnh của Đức Phật A Di Đà và chư vị Phật khác trong 10 phương vô biên thế giới. Từ một vị Phật độc tôn như Đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni mà lâu nay Phật Giáo Nguyên Thủy đã tôn thờ. Nay lại xuất hiện thêm Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, kế đến Tịnh Độ Đông Phương của Phật A Súc. Tịnh Độ Đẩu Suất của Đức Phật Di Lặc và hằng hà sa số cõi Phật khác. Đây cũng là tinh thần „nhất niệm biến tam thiên“ trong kinh Hoa Nghiêm thăng tiến vậy. Những gì ở Ấn Độ và các nước Phật Giáo Nam Tông chỉ một, khi qua đến các xứ Phật giáo phát triển biến thành hai, thành bốn và cứ thế mà nhân lên gấp đôi. Ví dụ trong kinh Bản Sanh, Đức Phật thuật lại những tiền kiếp của mình. Có lúc Ngài thực hành hạnh nhẫn nhục của một vị Bồ Tát như trong kinh Kim Cang có diễn tả. Lúc ấy vua Ca Lợi cắt hết thân thể của Ngài. Nếu Ngài dùng cái tướng của sự thấy, nghe để trụ vào đó thì Ngài không thành tựu hạnh Bồ Tát nữa. Cũng có những chuyện tiền thân trong hơn 500 chuyện như vậy nói Ngài là Sư Tử, là chim, là người thợ săn, là Tu Sĩ v.v… tất cả đều mang hạnh nguyện của một vị Bồ Tát vì Đời quên mình và xả thân cầu giác ngộ giải thoát sanh tử luân hồi. Thế mà khi Ngài thành Phật trong kiếp nầy, tinh thần Bồ Tát hạnh như thế ít thấy được triển khai như tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa. Đến kinh Lục Độ, kinh Bát Nhã, kinh Kim Cang là sự thăng hoa của Bồ Tát hạnh và làm sáng tỏ thêm tinh thần căn bản của Bản Sanh truyện, vốn là những mẩu chuyện do chính kim khẩu của Đức Phật nói ra và sau nầy vào đầu kỷ nguyên dương lịch được biên tập thành tiếng Pali, được truyền bá rộng rãi khắp nơi trong các xứ Phật Giáo Nam Tông ngày nay. Vậy thì lục độ vạn hạnh vốn là những điều căn bản của một con người khi thực hành hạnh Bồ Tát như: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Đây cũng chính là sự thăng hoa của Đại Thừa từ căn bản Phật Giáo Nguyên Thủy. Vì lẽ khi tư tưởng Phật học tại Ấn Độ đã chín muồi sau gần 800 hay 900 năm tại quê hương Đức Phật, lúc bấy giờ tinh hoa ấy lại bay bổng và hội tụ đến phương Bắc chứ không phải là phương Nam. Vì lâu nay phương Nam vốn dĩ đã hấp thụ tinh thần Phật Giáo cổ điển rồi. Từ 6 hạnh của Bồ Tát khi đi vào đời để độ sanh, 6 hạnh kia đã trở thành 12 lời nguyện của Đức Dược Sư, Lưu Ly Quang Như Lai, rồi 12 lời nguyện của Đức Phật A Súc của cõi Tịnh Độ Diệu Hỷ nằm ở phương Đông; nơi đây còn có khả năng thâu nhận những người nữ muốn vãng sanh về thế giới của Ngài, mà trong Nguyên Thủy Phật Giáo khó thấy được hình ảnh nầy. Rồi 12 lời nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Tuy những lời nguyện nầy nương vào kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm chính; nhưng Ngài là một trong hai vị Bồ Tát thượng thủ của Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Rồi 18 đạo được nói rõ trong Vô Lượng Thọ nghi quỷ. Rồi 24 lời nguyện cổ xưa của Đức Phật A Di Đà. Kế tiếp biến thành 30, rồi 36. Sau đó là 42 và dừng lại ở con số 48. Theo nguyên ngữ bằng tiếng Phạn thì Đức Phật A Di Đà chỉ có 45 lời nguyện; trong khi đó tiếng Tây Tạng gồm tất cả 51 và chữ Hán hay tiếng Việt và tiếng Nhật hay Đại Hàn vẫn tôn trọng con số 48 như xưa nay vẫn thường lễ bái, trì tụng xưng dương hạnh nguyện của Ngài. Như vậy từ kinh Bản Sanh làm căn bản, trải qua Lục độ vạn hạnh, Lục độ tập kinh, Lục Ba La Mật và cứ mỗi lần thăng tiến hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà được cộng thêm 6 hạnh nguyện. Đây là lối diễn dịch của Đại Thừa mà ta phải nhìn với tuệ giác quán chiếu duy tân, thay đổi mới có thể chấp nhận được. Nếu chỉ nhìn dưới khía cạnh thuần nhất, một là một và một không thể là hai hay còn khác hai nữa, thì không thể chấp nhận sự thăng hoa của Đại Thừa một cách dễ dàng. Từ đó chúng ta thấy rằng: những nước theo Đại Thừa hay Kim Cang Thừa như: Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Mông Cổ, Sikkim, Tây Tạng, Bhutan… đã thăng hoa tinh thần Đại Thừa đến chỗ tột đỉnh. Ví dụ như dưới thời nhà Đường ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ 7, thứ 8. Hoặc nhà Kim bên Đại Hàn thế kỷ thứ 8; dưới triều Thánh Đức Thái Tử ở Nhật thế kỷ thứ 6 và Việt Nam vào thời nhà Lý nhà Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ thứ 13. Tất cả đều chỉ có một mục đích duy nhất là tiếp tục duy trì phát triển và làm thăng hoa tinh thần Đại Thừa để khế hợp vào đời sống cũng như văn hóa bản địa. Nếu không như vậy thì gốc rễ của Phật Giáo Nguyên Thủy không thể bám chặt vào nơi đây. Điều ấy qua lịch sử và sự truyền thừa chúng ta đã thấy rõ. Trong khi Phật Giáo Nguyên Thủy hầu như không có mặt tại các quốc gia Đại Thừa nầy; điều ấy cũng chẳng có nghĩa là Phật Giáo Đại Thừa đi sai nguyên tắc của Phật Giáo Nguyên Thủy, mà ở đây chỉ thăng hoa tinh thần Nguyên Thủy vốn đã có sẵn từ lúc ban đầu ấy mà thôi. Ngược lại những xứ Nam Tông Phật Giáo như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt ảnh hưởng của Đại Thừa Phật Giáo khó phát triển tại những quốc gia nầy. Vì lẽ văn hóa và truyền thống ở những đất nước nầy vốn dĩ lâu nay đã quen với nề nếp cũ, khó lòng mà khởi động một phong trào thăng hoa giáo lý ấy một cách quyết liệt như thời Ngài Long Thọ còn hiện tiền. Nếu không có bốn vị Đại Luận sư như trên thì Đại Thừa cũng khó có cơ ngơi phát triển dọc về phương Bắc; nhưng đồng thời tư tưởng ấy cũng khó tồn tại và phát triển về phương Nam. Vả chăng: thời thế tạo nên con người và lịch sử là vậy. Một số những nhà nghiên cứu khi bàn đến vấn đề Nam Bắc Tông đều cho rằng: Bắc Tông đi quá đà, sai lời Phật dạy và những giáo lý ấy vốn không có sự bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thủy. Không biết rằng: những nhận định như vậy có quá vội vã chăng? .....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/08/2018(Xem: 5633)
Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.
19/08/2018(Xem: 7738)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
19/08/2018(Xem: 5616)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 5069)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8916)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5969)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
11/08/2018(Xem: 7548)
Vào sáng Thứ Năm 2 tháng 8, tại trường Trung Học Grand Terrace thuộc Học Khu Colton Joint (Quận Hạt San Bernadino, Nam California), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi thuyết trình với đề tài “Phát Triển Kỹ Năng Chuyên Môn Của Giáo Viên Nhờ Vào Sự Tỉnh Thức”. Có khoảng 100 giáo viên đến tham dự hai buổi thuyết trình. Và họ đã tỏ ra rất thú vị, quan tâm đến đề tài này.
11/08/2018(Xem: 7536)
THANH TỊNH TÂM Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học.
11/08/2018(Xem: 13014)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
09/08/2018(Xem: 7463)
Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Chết, His Holiness Dalai Lama, Jefrey Hopkins, Toàn Không
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]