Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính mừng Sinh nhật lần thứ 71 của Hòa Thượng Thích Như Điển

09/08/202016:59(Xem: 7374)
Kính mừng Sinh nhật lần thứ 71 của Hòa Thượng Thích Như Điển
htnhudien (59)htnhudien (60)htnhudien (64)
Kính mừng Sinh nhật lần thứ 71
của Hòa Thượng Thích Như Điển

Bài viết và tự diễn đọc:
Phật tử Diệu Danh

 

Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới.

 

Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:

 

KÍNH CHÚC MỪNG SINH NHẬT THẦY NHƯ ĐIỂN

 

Khi nhập thế, lòng đã mang Đức Độ

Tỏa hào quang chung cứu khổ nhân sinh.

Lời Phật Tổ rạng chiếu ánh bình minh

Soi dẫn lối đường đời vui khổ hạnh.

Tâm Từ Bi nguyện kề vai chung gánh

Nỗi oan khiên bao kiếp sống con người.

Chốn Thiền Môn sen tỏa đóa hồng tươi

Lời kinh nguyện ngát hương trầm Tâm Đạo.

Giữa bể khổ trần ai luôn dâng tràn giông bão

Vẫn hoằng dương Đạo Pháp, vẹn Tâm Thân.

Áo nâu sồng không vướng bụi dương trần

Lo tạo nghiệp duyên lành cho Nhân Thế.

Tuổi Đạo-Đời vượt bao đường dâu bể

Thêm tháng năm – còn tỏa sáng Phương Danh.

Xin kính dâng lời Tâm Nguyện chân thành

Thầy sống mãi với Từ Bi - An Lạc.

Kính chúc.

Võ Đại Tôn (Sydney)

 

.

Bao nhiêu kỷ niệm với Thầy lại về trong con, ngày đó cách đây cũng 35 năm rồi, Má chồng con mời Thầy đến gia đình con ở thành phố Mülheim nhân ngày sinh nhật Ba chồng con, chúng con trong gia đình cũng như bà con xa gần tất cả đều quỳ xuống chấp tay theo lời kinh tụng của Thầy, con nho nhỏ tụng với tất cả tâm thành, khi ấy con vừa qua được hơn 1 năm, nhớ chùa, nhớ nhà quá!. Quả thật lúc đó, con rất cảm động khi được tụng theo lời kinh với Thầy. Tiếng kinh, tiếng mõ, hồi chuông bao giờ cũng vậy, con luôn tìm được trong đó sự an bình, hiền hòa với hình ảnh Tăng Đoàn của thời xa xưa như từ kiếp nào trong con thật là thánh thiện

Tụng xong thời kinh, Thầy quay lại hỏi với nụ cười rất hiền: "trong đây có vị nào thuộc kinh giỏi quá vậy?" con mắc cỡ, im lặng không đáp, ba mẹ chồng con nhìn con mỉm cười, ánh mắt thật vui và đầy trìu mến. Rồi đến lúc thọ trai, má con dọn thức ăn ra bàn, Thầy lại khen món cà ry ai nấu mà ngon quá, lòng con vui rộn rã, vì đó là nồi cà ry lần đầu tiên trong đời con nấu để dâng cúng cho Thầy, cho mọi người trong ngày sinh nhật của Ba con, (Ba con giờ không còn nữa, đã qua đời cách đây vài năm, nếu còn sống Người đã 96 rồi)

Dùng ngọ xong Thầy chúc thọ cho Ba con, rồi cho chúng con nghe bài pháp nhũ ngắn về lòng hiếu thảo.

 Sau thời pháp, Thầy hỏi mọi người: "quý vị có biết hiện giờ tôi thích gì nhất không?", 1 người phật tử giơ tay lên "thưa Thầy, tiền!" mọi người cười rộ, Thầy cũng cười rồi hỏi : "tại sao anh nói tôi thích tiền?" , anh nọ trả lời: "thưa Thầy, có tiền mới xây dựng được chùa cho phật tử đến"..

4 giờ chiều Thầy vội vã từ giã mọi người ra về. Ba Má con rất vui, và mọi người đều hoan hỉ, vì Thầy ở xa cách đây hơn 600 km mà vẫn bỏ thì giờ cho gia đình con.

Khoảng 1 tiếng sau, chuông điện thoại lại reo vang, Má con tới bốc điện thoại: "trời ơi, Thầy đi vội để quên cái mõ, tội Thầy quá"! nhưng mọi người lại cười tươi, vì lại gặp được Thầy chút xíu

 

Con về chùa được vài lần chưa đếm được trên đầu ngón tay,

- Lần thứ nhất: nhân ngày Phật Đản, khi ấy chùa chưa được thành lập, còn 1 giải đất trống. Dưới những ánh đèn vàng, khi trời bắt đầu tối, mọi người đổ nhau về dự lễ, để được xem văn nghệ, cũng có nhiều người đến để tìm lại không khí nơi quê nhà, tình đồng hương, cũng có những người nhân cơ hội để buôn bán, họ không ý thức được đây là chốn thanh tịnh, nên bày ra đủ thứ nào là: hột vịt lộn, bánh mì thịt, cháo lòng, nhìn ra trước cửa chùa, ôi thôi 1 bàn lòng heo bày ra la liệt như cảnh chợ nơi quê nhà.

Khi con và chị Hoàng Tôn Long ngồi rửa chén, Thầy đến hỏi chúng con: "mấy cô mệt không? làm công quả vui không?"

Lúc nào Thầy cũng cười vui vẻ, từ hòa. Chỉ cần bấy nhiêu thôi, cái nắng, cái mệt đã bay mất. Cám ơn Thầy.

 

- Lần thứ hai: vào năm 1993 làm thất tuần cho Bố con, gia đình con đến xin lễ, lòng con rất đau buồn, ôm 2 đứa con nhỏ 4 và 2 tuổi đầu chít khăn tang vào lòng theo lời kinh tụng mà nhớ về người Cha đã suốt đời tận tụy vì con. Con còn nhớ buỗi lễ này có 3 gia đình, 1 gia đình cũng có tang chế, 1 gia đình lên để tạ ơn Tam Bảo vì gia đình họ có những người con thành đạt. Tiện đây con xin thú thật, lúc đó con rất buồn, ngồi dưới chánh điện cùng 2 con nhỏ chít trên đầu vành khăn tang trắng cho Cha, cho ông Ngoại mà Thầy chỉ chú tâm và khen ngợi gia đình nọ, lúc đó con chưa hiểu Thầy, con cứ nghĩ Thầy chỉ thích những người có địa vị, từ đó con chán nản không muốn về chùa nữa, nay đọc những bài tâm bút của Thầy con mới hiểu lòng Thầy, chỉ vì muốn cho Đạo, Đời được tươi sáng, cho nguồn mạch luôn vững bền, con xin tâm thành sám hối.

 

- Lần thứ ba: kỷ niệm 25 năm Viên Giác thành lập, con theo phái đoàn Phật Huệ lên làm công quả, ngày ấy rộn rã, thật đông người. Sáng ngày, vì nắng, vì mệt nên con lả người như muốn xỉu, ói mửa, báo hại các anh chị trong phái đoàn phải lo lắng cho con, đưa con về khách sạn nghỉ, con cảm thấy ngượng ngùng vô cùng, nhưng trong lòng luôn nhớ ơn tất cả mọi người đã thương mến và giúp đỡ con.

 

- Lần thứ tư: con về chùa cách đây vài năm khi nhà văn Việt Nữ từ Mỹ qua có ý ghé thăm Thầy, thăm chùa và nhất là thăm bác Phát, chị luôn ngưỡng mộ Bác, 1 người đã lo lắng, chăm sóc, thương yêu người bạn đời của mình nằm trên giường bệnh biết bao năm trời, thật là đáng kính.

Đây là 1 nhân duyên, 1 kỷ niệm thật đẹp với con, từ sáng sớm, chúng con 3 người, chị Việt Nữ, em Thiên Nga và con, đi Flix Bus từ Hamburg đến chùa, trời mưa tầm tã, chúng con núp dưới tượng Quán Âm lòng rộn vui, chị Việt Nữ luôn khấn nguyện với Ngài sao cho gặp được bác Phát. Một lát có cô phật tử ra mời chúng con vào chùa để trú mưa, cô ấy nói: "mời các chị vô chùa đi, thầy tân trụ trì mời , thầy hiền lắm", chị Việt Nữ đang hỏi thăm về Thầy thì thầy Hạnh Bổn che dù tới, con chấp tay cúi đầu chào "A Di Đà Phật". Thầy cũng chấp tay niệm A Di Đà rồi từ từ, hiền hòa nhỏ nhẹ: "các cô từ xa tới, mời các cô vào chùa dùng ngọ, uống trà cho đỡ lạnh", chúng con cám ơn rồi mừng rỡ theo thầy Hạnh Bổn vô chùa, cô phật tử nói nhỏ với con: "thầy Hạnh Bổn đó, sắp lên trụ trì". Sau đó, cô biến đi đâu mất chúng con không còn gặp nữa.

 Sau một lúc trò chuyện, thầy Hạnh Bổn cho người dọn cơm cho chúng con ăn, bên cạnh phòng trai đường, bữa cơm trai tịnh thật ngon lành, có canh nóng, có món xào và kho cộng thêm thức ăn tráng miệng, chúng con nói nói, cười cười quên cả đây là chốn thanh tịnh. Chị Việt Nữ nói với con: "em dấu đừng nói chị là Việt Nữ nha" , con gật gật đầu, nhưng trong lòng nghĩ, không nói sao được, tí nữa bác Phát đến thầy Hạnh Bổn cũng biết thôi!

 Sau bữa cơm , thầy Hạnh Bổn lại mời chúng con lên văn phòng, con bày tỏ lý do việc chúng con đến thăm chùa và cũng thưa luôn với thầy Hạnh Bổn cô Việt Nữ từ Mỹ qua, và con cũng giới thiệu luôn cô Việt Nữ là nhà văn đã có thời gian cộng tác với báo Viên Giác, thầy Hạnh Bổn rất hoan hỉ, cô Việt Nữ kể về nhân duyên đến Mạc Tư Khoa với cô Inna Malkhanova Thiện Xuân và đạo hữu Thiện Mẫn Nguyễn Minh Cần cùng với các nhà yêu nước như cố HT Thích Minh Tâm, chiến sỹ yêu nước Võ Đại Tôn để chuyển tải về trong nước tội ác do Hồ Chí Minh gây nên. Thầy Hạnh Bổn cũng kể cho chúng con nghe về chuyến vượt biên của thầy ấy với lòng biết ơn người thuyền trưởng đã cứu vớt cho thuyền nhân Việt Nam rất là cảm động. Đang trò chuyện thì bác Phát tới, chúng con đồng đứng lên chào Bác. Trời ơi! Lúc đó con mới biết, té ra chị Việt Nữ và Bác chưa gặp nhau bao giờ, vậy mà khi nghe chị Việt Nữ nhắc về Bác, con những tưởng như họ đã thân thiết gặp nhau từ lâu rồi. Ôi, bác Phát đây hả? nụ cười  tươi, rạng rỡ và hiền hòa quá! nhìn qua không ai biết hoàn cảnh Bác phải săn sóc cho người bệnh không đi được, con mới hiểu vì sao chị Việt Nữ cảm phục Bác.

Nói chuyện chưa đầy 10 phút thì bác gái lại gọi, bác Phát phải từ giã về hẹn chút xíu gặp lại, bác nói "bả lo, nói tui đi mua thức ăn về đãi cho quý vị". Chúng con cảm ơn Bác thưa thầy Hạnh Bổn đã cho chúng con ăn. Khi Bác về thầy Hạnh Bổn dẫn chúng con lên chánh điện lễ Phật, viếng cảnh chùa, thầy cho chúng con quyển "dưới bóng từ bi", thầy nói đây là cuốn sách làm thầy rất cảm động, chị Việt Nữ sau đó gửi tịnh tài cúng dường ủng hổ cho chùa Thảo Đường

Tới 2 giờ rưỡi, trời vẫn mưa tầm tã, thầy Hạnh Bổn thấy vậy lại hoan hỉ đề nghị chở chúng con đi thăm bác Phát. Tới nơi, bác gái rất vui mừng kể chuyện cho chúng con nghe thời áo tím Gia Long của tuổi học trò ngày nào và nhân duyên làm chồng vợ với bác Phát, chúng con rất cảm động, bác gái dù bệnh nhưng cũng rất duyên dáng pha trò, làm chúng con, thầy Hạnh Bổn cười nghiêng ngả, con để ý thấy bác trai mắt hơi ngấn lệ, con đi theo và xin tới bàn thờ để dâng cúng trái cây và cầu nguyện cho gia đình Bác luôn an lành, cho thế giới bớt khổ đau.

Thăm Bác chút xíu tới 4 giờ chúng con xin phép ra về cho kịp chuyến xe, định gọi Taxi thì thầy Hạnh Bổn một lần nữa đã từ bi chở chúng con ra bến xe, chúng con cảm động vô vàn, trời vẫn mưa tầm tã, mưa vì lòng Trời cũng cảm động cho duyên ngộ này? hay mưa để chúng con ôm mãi kỷ niệm đẹp ngày hôm nay? trong đó có hình ảnh bác Phát, hình ảnh thầy Hạnh Bổn với tình Đời, Đạo trong mái ấm Bồ Đề đầy tình Người ấm áp? Thầy Hạnh Bổn hiền hòa đến nỗi em Thiên Nga, người Công Giáo cũng luôn nhắc đến và thỉnh thoảng vẫn đồng hành cùng Phật  giáo qua những việc từ thiện, ủng hộ tù nhân lương tâm của thầy Thích Thiện Minh, 1 vị thầy đã bị lưu đầy 26 năm trời chỉ vì muốn nói lên tiếng nói chính nghĩa cho người dân Việt Nam

 

- Lần thứ năm: con về chùa khi tang lễ bác Phát gái, tang lễ diễn ra rất trang trọng bởi Tăng Đoàn Viên Gíác rất xúc động

 

- Lần thứ sáu: con về chùa tham dự buổi lễ thầy Hạnh Bổn lên trụ trì chùa Viên Giác, con ngồi dưới chánh điện, tâm thành cầu nguyện cho thầy Hạnh Bổn được Hộ Pháp Gìa Lam luôn hộ trì cho thầy Hạnh Bổn được vuông tròn hạnh nguyện, trong lòng dâng lên niềm xúc cảm cầu cho Phật Giáo trường tồn, con đã khóc khi nghĩ về Quê Hương Việt Nam, con luôn cầu nguyện cho thầy Hạnh Bổn, thầy ấy hiền hòa quá!

 

- Lần thứ bảy vừa qua nhận lễ truy điệu công hạnh Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, nhân duyên này do chị Diệu Trí đem lại cho con, con mừng lắm khi nghe Chị cho con đi chung để lên làm lễ.

Về tới chùa con thật xúc động khi được đảnh lễ giác linh Ngài, chuyến đi này có luật sư Nguyễn Văn Đài, 1 nhà đấu tranh cho dân chủ đã bị tù đày. Tới nơi, may mắn khi sắp làm lễ con gặp Thầy, vội vàng con chạy tới "thưa Thầy có luật sư Nguyễn Văn Đài ở đây". Thầy từ tốn nhìn con, vui vẻ " vậy hả? lát Thầy mời luật sư..."

Buổi lễ diễn ra thật đơn giản nhưng rất trang trọng, thầy Hạnh Bổn lên đọc tiểu sử Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Thầy tán dương công hạnh Ngài, sau đó tới phần phát biểu chia buồn, Thầy mời luật sư Nguyễn văn Đài lên phát biểu, tiện Thầy cũng bày tỏ lòng cám ơn và nói cho quý phật tử tham dự trong buổi lễ biết về sự hy sinh đấu tranh cho luật sư và mong 1 ngày gần đây có cơ hội luật sư về chùa cho quý Phật Tử có cơ hội biết thêm về nhân quyền, về tình hình đất nước.

Thầy cũng đọc bài thơ " thiện Tâm Vô Úy" của ông Võ Đại Tôn,, con vô cùng mừng rỡ và xúc động vô cùng, vì con biết ông Võ Đại Tôn rất vui  khi nghe chính Thầy trang trọng đọc để nói lên lòng kính trọng của ông với đức độ và sự hy sinh của đức Tăng Thống, sự vô úy và an nhiên tự tại, không thù hận với sự tàn ác của cộng sản,.

Con cũng vô cùng biết ơn và cám ơn bác Phát đã tạo nhân duyên này

Sau buổi lễ là tới phần thọ trai, con thấy Thầy vẫn an nhiên tự tại, ngồi tiếp luật sư Nguyễn văn Đài, và ký tên vô những cuốn sách để tặng mọi  người, lòng con mừng rỡ, đây là cơ hội đã từ lâu mà con muốn đến để đảnh lễ và nói lên lời tri ân Thầy, vừa qua đã gửi về trong nước 1000€ để thầy Thích Thiện Minh chữa bệnh, những hậu chứng do đòn thù tra tấn của cộng sản gây nên, Thầy nhìn con vẫn từ tốn: " không có gì, tôi cũng ủng hộ cho người Buôn Gió khi anh ta tới đây nữa", con vô cùng cảm động, thì ra bấy lâu nay Thầy vẫn âm thầm giúp cho những nhà đấu tranh trong nước mà con nào biết, gần đây con lại nghe đạo hữu Tâm Nguyện (thầy Trí Lực) kể cho con nghe khi con nhắc về Thầy: "thầy Như Điển hiền từ lắm, khi tôi còn trong tù Thầy cũng gửi về giúp đỡ", Con đi từ ngạc nhiên này qua ngạc nhiên khác, thế mà con nào có biết, Thầy âm thầm làm những việc một cách gián tiếp cho Quê Hương như vậy, con biết nói gì đây để tò lòng biết ơn, chỉ xin 1 lần nữa phát nguyện, suốt đời làm việc lành, hạnh lành. Con rất vui khi thầy thầy Thiện Minh có được sự hỗ trợ tinh thần của Thầy, và nhất là ông Võ Đại Tôn cũng ấm áp khi hoàn cảnh đất nước không mấy gì tươi sáng, trong lúc tuổi già, sức yếu.

Khi con ra về, bác Phát tìm con và đưa con bài thơ Bác đã in sẵn của ông Võ Đại Tôn, cười nói. "bác cho cháu cái này làm kỷ niệm, vậy là vui hết rồi há, Bác không ngờ Thầy đọc", con cảm động và kính thương Bác Phát vô vàn, 90 tuổi rồi mà Bác rất minh mẫn luôn vì mọi người và nhất là tình yêu Quê Hương, Bác luôn muốn chế độ hung tàn mau sụp đổ cho người dân mình thôi bớt khổ đau.

Chị Diệu Trí và con cũng tới chào thầy Hạnh Bổn, Thầy vui mừng và cám ơn chúng con, dịch cô rô na mà vẫn về tham dự lễ Truy Điệu công hạnh ngài Quảng Độ. Chị Diệu Trí nói: "thầy Hạnh Bổn dễ thương, hiền lành quá"

Chúng con ra về, lòng thật hoan hỉ, thì ra mái chùa đã đem đến cho chúng con những hạnh duyên kỳ lạ trong kiếp người.

Con nghe văng vẳng giọng Thầy ngâm thơ năm nào. "Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của Tổ Tông"

Con thầm cám ơn chị Diệu Trí, cám ơn luật sư Nguyễn văn Đài, cám ơn em Dũng đã lái xe chở chúng con, cám ơn tất cả những thuận duyên để con nói được lời tri ân.

Ngày 26.6 vừa qua thầy Thiện Minh cũng đến làng mù Sóc Trăng để an ủi, phát quà cho họ, trong đó có 500€ của Thầy cho những người kém may mắn này, con chắc rằng họ sẽ được chút niềm vui và niềm tin nơi Tôn giáo trong cảnh đời bất hạnh, qua công đức của quý Thầy đã tu hành và trì nguyện như trong một đoạn thơ cảm khái khi con viết về người mù

"Xin cám ơn tình người

Bao năm trời tăm tối

Giọt cam lồ rưới gội

Xót thương phận mù côi

Chấp tay con quỳ xuống

Cho thế giới hôm nay

Rạng rỡ như mặt trời

Ấm áp như trái tim

Nuôi dưỡng lớn tình người

Chấp tay con khấn nguyện

Giọt nước mắt con mừng rơi

Nam Mô Bồ Tát Quán Âm

Tầm thanh nghe tiếng nguyện cầu của con

 

con khấn nguyện đời sau cho họ được sanh về cảnh giới an lành, một chút quặn đau khi con nghĩ tới những cảnh đời đã vốn dĩ thống khổ lại phải sống trong quê hương đọa đày dưới sự cai trị của cộng sản

 

Hôm nay nhân duyên tròn đầy, trong lần sinh nhật thứ 71 của Thầy con nói lên được lời tri ân, hình ảnh cậu bé nhà quê năm nao mà con đã đọc qua các tác phẩm của Thầy với sự hồn nhiên đạp xe đạp tới chùa để được xuất gia hành đạo giúp đời nay đã 71 tuổi, đã xây dựng nên mái chùa một cách thật nhanh chóng cho những người Việt ly hương có nơi nương tựa nơi xứ lạnh này, một xứ sở đã trải qua những khổ đau do Hitler, 1 Đông Đức theo chế độ cộng sản, rồi cũng phải tàn phai theo năm tháng. Con mong sao cho Quê Hương mình cũng mong chóng được như vậy, sự ác sẽ đẩy lùi vào màn đêm tăm tối, 45 năm rồi người cộng sản đã tàn phá mảnh đất Quê Hương do Tổ Tiên đã bao công lao gầy dựng! đã biến Việt Nam thành những nhà tù, 1 địa ngục trần gian với những ngục tù vô gián, không ngớt tiếng kêu la, tiếng oan ức, tiếng đói khát  của dân lành!

 

Thầy sanh ra giữa mùa hè, mang lại sự ấm áp cho những người con Việt ly hương, hoa nở, chim reo ca, người người rủ nhau ra đường đón nắng ấm, như mái chùa Thầy đã gây dựng nơi xứ sở lạnh giá này để cho chúng con có cơ hội, nhắc nhở nhau quy tụ về chùa trong những ngày lễ hội lớn như: mừng Đản Sanh, noi gương theo đức Phật để biết được cái vô thường trong cuộc sống, làm cho sự sống hài hòa hơn, Vu Lan rằm tháng 7 để tỏ lòng hiếu hạnh, tưởng nhớ đến công ơn sanh thành của Cha Mẹ, và cũng làm tấm gương cho con cháu sau này, những ngày Tết  để không quên nguồn cội, phong tục đẹp đẽ của Quê Hương mình, trao cho nhau những lời chúc tụng đẹp nhất và cũng không quên nhắc nhở nhau vì sao chúng ta có mặt nơi mảnh đất tạm dung này, cùng nhau thực hành lời đức Phật dạy trong tứ trọng ân, hầu tạ ơn xứ sở đã cưu mang cho chúng ta, cho con cháu chúng ta hôm nay và mai sau để khỏi hổ danh mình là dân Việt…

Con đảnh lễ và cám ơn Thầy đã có mặt trên đời

 

Con xin đọc bài thơ Người Tăng Sĩ để nói lên công hạnh của người tu để dâng kính tặng Thầy (con không nhớ tên tác giả)

 

Là Tăng sĩ đời thong dong tự tại

Chí tang bồng hồ hải rộng thêng thang

Tưới hoa tình thương đẹp sáng vô ngần

Đời giải thoát hết vương sầu chướng ngại

Đời giải thoát bước vân du hồ hải

Không như đời hổ áo bị sa cơ

Không như cá khóc đỏ mắt trong lờ

Mà đại bàng trời cao tung vỗ cánh

Sống mà nước mắt gượng trào đau khổ

Sống gượng cười nhưng có được cười đâu

Muốn vui lên sao lòng vẫn héo sầu

Ôi nước mắt hận lệ tràn thành biển hận

Muốn giải thoát tu thân khổ nhẫn

Đừng bi quan chán nản chớ hoang mang

Phải vững tâm quyết chí và lên đàng

Nay khổ nhẫn ngày mai là chiến thắng

Trong đêm đen mai kia trời lại sáng

Trong trần gian ràng buộc mở buộc ràng

Chớ lao vào tình lụy chuốc bất an

Rũ tất cả quay về bờ giác ngộ

Dù buồn khổ vẫn nương nguồn sống đạo

Dù thức khuya dậy sớm chí không nao

Dù uống ăn đạm bạc lòng thanh cao

Dù chướng ngại ta càng thêm tinh tấn

Sống gần Thầy là càng thêm tinh tấn

Nương bạn hiền thường nhắc nhở tu tâm

Chí không lùi như dầu thêm đèn sáng

Đạo vi màu hoa nở cánh từ bi

Muốn được tiến phải làm người Tăng sĩ

Cắt tóc mây tát cạn biển dục tình

Muốn đồng Phật phải có chí hùng anh

Vung kiếm tuệ cắt lụy tình vương vấn

Muốn giải thoát phải xuất gia học đạo

Chí kiên cường rắn chắc ngọn kim cương

Cửa thiền môn thanh thoát mở đường

Hãy quyết chí theo hạnh lành Phật độ

 

Thầy kính, ngày sinh nhật Thầy con kính nguyện Mười Phương Chư Phật cho Thầy luôn vui khỏe, để dìu dắt chúng con trên bước đường tu học.

Con viết vội để kịp đúng ngày mừng sinh nhật Thầy, con mong sẽ dâng chút niềm vui cho Thầy

kính lễ

Con, Diệu Danh

 

 



***




Vua Là Phật, Phật Là Vua - bìa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/09/2018(Xem: 6860)
PHÁP THOẠI TRONG ĐÀN LỄ KHÁNH TẠ MỘC BẢN KHẮC CHÚ LĂNG NGHIÊM Người giảng: Đại Đức Thích Vân Pháp Phiên tả: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát. Nam mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh. Nam mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật. Ngưỡng bạch chư Tôn Trưởng Lão Hòa Thượng chứng minh đàn tràng. Ngưỡng bạch chư Tôn Hòa Thượng, chư Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni. Kính thưa chư Tôn Thiền Đức trú xứ chùa Pháp Vân, thành phố Đà Nẵng.
05/09/2018(Xem: 7440)
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.
03/09/2018(Xem: 11885)
Cảm Đức Từ Bi (sách pdf) của Cư Sĩ Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
03/09/2018(Xem: 4825)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7249)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
30/08/2018(Xem: 5533)
Xuất gia gieo duyên là việc xuất gia vì một nhân duyên gì đó mà xuất gia xuống tóc mấy ngày sau đó lại trở lại cuộc sống đời thường. Và cái đúng và sai về nhận thức lại từ đây mà xuất hiện.
28/08/2018(Xem: 5927)
Hãy bắt đầu sớm sủa nhất khi có thể trong đời sống của ta để đạt được sự quen thuộc với những thể trạng đạo đức của tâm thức. Khi năng lực này được thiết lập, thì nó sẽ có thể hướng dẫn tâm thức về phía đạo đức ngay cả khi lâm chung. Tuy nhiên, trong khi lâm chung, ta có thể bị áp đảo với cơn đau làm thành bất lực từ một chứng bệnh khủng khiếp, ta có thể đau khổ vì một cái chết bất đắc kỳ tử trong một tai nạn hay một sự tấn công, hay ta không thể chấm dứt mạng sống qua sự cạn kiệt phước đức
20/08/2018(Xem: 5427)
Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.
19/08/2018(Xem: 7583)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
19/08/2018(Xem: 5427)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]