Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma Phát hành Album Giáo lý và Chân ngôn Mật chú Hòa âm Phổ nhạc

13/06/202012:06(Xem: 6449)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Phát hành Album Giáo lý và Chân ngôn Mật chú Hòa âm Phổ nhạc

Đức Đạt Lai Lạt Ma Phát hành Album Giáo lý và Chân ngôn Mật chú Hòa âm Phổ nhạc

(Dalai Lama to release album of mantras and teachings set to music)

 Dat Lai Lat Ma 14

Đức Đạt  Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’)

 

Đức Đạt  Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.

 

Lần đầu tiên, vị Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình, nhà lãnh đạo tinh thần dân tộc quốc gia Phật giáo Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma từng bước chân an lạc vào thế giới âm nhạc, được ghi lại sau 5 năm kể từ khi Ngài xuất hiện tại lễ hội âm nhạc Glastonbury (Glastonbury Festival of Contemporary Performing Arts), nơi Ngài cảnh báo về sự nguy hiểm bởi biến đổi khí hậu, và một trong những "100 nghệ sĩ vĩ đại nhất", bà Patricia Lee Smith,  nhạc sĩ, nhà thơ và nghệ sĩ tạo hình người Mỹ đã biểu diễn trên sân khấu kính khánh tuế chúc mừng sinh Đức Đạt Lai Lạt Ma.

 

Thế giới nội tâm, sẽ được phát hành vào ngày 6 tháng 7 tới, bao gồm 11 bài hát mà Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên đọc Chân ngôn mật chú và âm nhạc Phật giáo được hòa tấu hơn 30 nhạc cụ.

 

Một bản nhạc Từ bi, được phát hành trước vào hôm thứ ba, là một phiên bản của một tong những lời cầu nguyện Phật giáo nổi tiếng nhất.

 

Giải thích về quyết định thực hiện Album, mất 5 năm để hoàn thành, Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết: “Nghệ thuật âm nhạc Phật giáo có khả năng nhiều người tiếp cận hơn với thông điệp rằng nguồn hạnh phúc thực sự là sự ấm lòng từ bi và lòng vị tha.

 

Mục đích của cuộc đời tôi là quên mình vì người, dốc hết sức mình phụng sự cho nhân loại chúng sinh”.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 là nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng trong 75 năm. Ngài được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1989, được coi là một trong số những thánh nhân của thế kỷ 20. Ngài được xem như hóa thân của Bồ tát Quan Thế Âm và là một trong những bậc đại đạo sư tâm linh  vĩ đại nhất hiện nay.

 

Vào tháng 10, năm 1950, Cộng sản vô thần Trung Quốc đã xâm chiếm Tây Tạng và giành quyền kiểm soát khu vực, chỉ một năm sau khi phía cộng sản vô thần giành được quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc đại lục. Chính phủ Tây Tạng đã đầu hàng trước bạo lực của cộng sản Trung Quốc vào năm sau đó, ký một hiệp ước bảo đảm quyền lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần quốc gia dân tộc, về các vấn đề đối nội của Tây Tạng.

 

Tinh thần chống đối sự chiếm đóng của cộng sản vô thần Trung Quốc dần tích tụ trong những năm sau đó, bao gồm một cuộc nổi dậy ở một số khu vực miền Đông Tây Tạng vào năm 1956.

 

Đến tháng 12 năm 1958, cuộc nổi dậy đã nung nấu ở thủ phủ Lhasa, và quân đội cộng sản Trung Quốc đã đe dọa đánh bom thành phố nếu trật tự không được duy trì.

 

Cuộc nổi dậy vào tháng 3 năm 1959 ở Lhasa bùng nổ từ những nỗi lo ngại về một âm mưu bắt cóc Đức Đạt Lai Lạt Ma và đưa Ngài về Bắc Kinh. Khi các quan chức quân đội cộng sản Trung Quốc mời Ngài đến thăm trụ sở của họ để xem kinh kịch và uống tram Ngài được bảo là phải đến một mình, và không vệ sĩ hay nhân viên quân sự Tây Tạng nào được phép đi qua ranh giới khu trụ sở.

 

Vào ngày mồng 10 tháng 3 năm 1959, 300 nghìn người Tây Tạng trung thành đã bao quanh Cung điện Norbulingka, ngăn cản Đức Đạt Lai Lạt Ma chấp nhận lời mời của quân đội cộng sản Trung Quốc. Đến ngày 17 tháng 3 năm ấy, pháo binh cộng sản Trung Quốc đã nổ súng vào Cung điện, và Đức Đạt Lai Lạt Ma được sơ tán tới quốc gia láng giềng Ấn Độ.

 

Giao tranh nổ ra tại thủ phủ Lhasa Tây Tạng hai ngày sau đó, với kết quả là người dân Tây Tạng nổi dậy bị áp đảo và đánh bại. Sáng sớm ngày 21 tháng 3, cộng sản vô thần Trung Quốc bắt đầu bắn phá cung điện Norbulingka, sát hại hàng chục nghìn đàn ông, phụ nữ và trẻ em vẫn còn đóng trú bên ngoài. Sau đó, quân đội cộng sản Trung Quốc áp sức phản kháng của người dân Tây Tạng, hành quyết những vệ sĩ của Đức Đạt Lai Lạt Ma và phá hủy nhiều ngôi đại già lam tự viện Phật giáo ở Lhasa cùng với hàng nghìn người dân sống trong đó.

 

Sợi thong lọng trên cổ Tây Tạng và sự đàn áp dã man các nhà hoạt động ly khai của Trung Quốc vẫn tiếp diễn trong những thập niên sau cuộc nổi dậy không thành công đó. Hàng chục nghìn người dân Tây Tạng đã đi theo nhà lãnh đạo của họ đến Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma duy trì một chính  phủ lưu vong ở chân dãy Hy Mã Lạp Sơn.

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Guardian)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 7483)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8507)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9362)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8930)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7145)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 17053)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7489)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9598)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8400)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
15/09/2011(Xem: 8194)
Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái. Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]