Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người bạn thời Cô Vi

14/05/202010:00(Xem: 5487)
Người bạn thời Cô Vi

Người bạn thời Cô Vi

 hoa_sen (9)

Tôi và Chị là bạn từ thời hai đứa vừa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, nhưng ở tận hai đầu xa thẳm. Chị học ngành Y tại một thành phố thời trang nổi tiếng của Ý, Milano. Còn tôi về hóa học thực phẩm tại đại học kỹ thuật Berlin của Đức. 

Nhân duyên nào chúng tôi gặp nhau và gặp ở xứ sở nào khi chúng tôi cùng là người Việt xa xứ? 

 

Hôm ấy, cách đây hơn bốn chục năm, một buổi sáng thật đẹp trời có nắng ấm chan hòa, thật hiếm hoi trên xứ Đức, một nhóm sinh viên Việt Nam tổ chức đi píc-ních vì đã mời được hai cô sinh viên đáng yêu và đáng giá thời bấy giờ chịu tham gia. Người đẹp Tố Nga với thời trang của Milano, giày cao gót gõ cộp cộp đã làm tim một anh sinh viên nhóm Điện thổn thức và cả nhiều anh khác nữa. Phần tôi cũng là hoa đã có chủ nên không gây ảnh hưởng gì tới ai. Buổi đi chơi mang nhiều ấn tượng đẹp đến cho mọi người, chứ riêng tôi vẫn giữ mãi hình ảnh người bạn xứ Ý với dáng dấp "Yểu điệu thục nữ, quân tử háo cầu".

 

Bẵng đi một thời gian khá lâu tôi không gặp lại Chị, chỉ nghe bạn bè kể lại Chị đã sang Đức sinh sống, chị đi theo tiếng gọi của tình yêu. Chị lấy cái anh kỹ sư Điện ngày nào, rồi sinh con đẻ cái như bao người phụ nữ khác. 

 

Tình cờ một lần tôi thấy một tấm thông báo nhỏ dán trên tường của Chùa Linh Thứu, sẽ có giờ cố vấn và chữa trị về tâm lý và tâm thần miễn phí của bác sĩ Tố Nga. Ôi, người bạn yểu điệu thục nữ của tôi ngày nào đã trở thành một bác sĩ tâm thần hay sao? Với dáng dấp nhỏ bé như thế làm sao trị nổi mấy bệnh nhân tâm thần người Đức to lớn cỡ đó. Nhưng tôi đã lầm, Chị có một sức mạnh vũ bão tiềm ẩn trong tim, một ý chí sắt thép và một sự khéo léo duyên dáng làm siêu lòng người. 

 

Thời gian sau tôi có dịp được làm việc chung với Chị trong các lãnh vực xã hội, y tế cho cộng đồng. Hội Tri Ân Nước Đức của tôi có làm việc chung với cơ quan Chữ Thập Đỏ, họ cho một văn phòng cố vấn cho cộng đồng người Việt đủ mọi vấn đề để hội nhập. Hội chúng tôi đã mời Chị đến thuyết trình về đề tài sức khỏe hay đến nơi cơ quan y tế của chị ở quận Treptow (Bundesgesundheitsamt) để giao lưu. 

 Nguoi-Ban-Thoi-Covi-1

 

Được vài năm làm việc chung rồi đến lúc phải giũ áo về hưu. Chị đến Chùa Linh Thứu nhiều hơn nên gặp tôi nhiều hơn vì tôi là vị khách vãng lai thường xuyên của Chùa. 

Hôm nọ Chị khoe đã xin được của Sư Bà 200 cái khẩu trang cho cơ quan từ thiện Caritas. Tôi lại sợ Sư Bà đi phát lẻ nhiều nơi, không đủ số cho ông Thị Trưởng quận Spandau. Thấy tôi cứ gửi khoe các cuộc họp báo nói về buổi trao tặng khẩu trang của Chùa Linh Thứu, Chị tức khí cũng viết bài về công việc trị bệnh cho những lữ khách đêm đông không nhà trong mùa dịch Corona, Chị cũng là nhà văn mà:

Nguoi-Ban-Thoi-Covi-2 

“Tình hình đã căng bác sĩ, còn căng thêm, nhất là những nơi thiện nguyện, các bác sĩ lão luyện già sợ bị lây, nên các cơ quan xã hội đang chảy máu bác sĩ. Có lẽ thế nên khi tôi đăng ký vài tiếng sau họ gọi ngay và tôi cũng sốt sắng “nhận việc” liền, phần thì cũng muốn tham gia học hỏi, chánh nhất là tiêu thụ cái thời gian ngày xưa ngắn ngủn bây giờ đâm ra dài thòong như xa lộ... 

Tôi chuẩn bị đầy đủ vì biết nơi mình hoạt động không khác Sở Y tế khu lo bệnh tâm thần của mình ngày xưa là mấy. Lại còn trong thời kỳ dịch bệnh!

 

“Khách hàng” lần này là dân homeless không nhà cửa bà con, có người còn không giấy tờ cư trú kể cả miếng giấy lộn lưng... Cho nên ngoài khẩu trang còn áo khoác, găng tay... Bệnh của họ không những đã tùm lum về tâm thần còn rối bời thể xác nhất là bệnh tiểu đường, nghẽn mạch máu tim, chân, rồi những vết thương do té, đánh nhau hoặc vì thiếu vệ sinh, kém dinh dưỡng không chịu lành hẳn. 

Văn phòng Caritas thuộc hội nhà thờ công giáo. Mở cửa mỗi ngày từ 10-15giờ khám, điều trị, cho thuốc bất cứ ai không phân biệt màu da, không giấy tờ, không bảo hiểm y tế, từ nội khoa, thần kinh đến giải phẫu.

Phòng ốc sạch sẽ, cái tủ thuốc không vĩ đại mà rất đầy đủ. Ngay cả các hộp thuốc tâm thần... mà mắt tôi đập vào trước nhất. 

Có nhà bếp, phòng riêng cho nhân viên.

Có phòng đợi và đặc biệt phòng... tắm cho... ai cần thiết. 

Mỗi ngày là một chuyên khoa. Nhưng nếu ai cần họ cứ đến...Và các bác sĩ phải... giải quyết tất cả mọi ngành.

(Trường hợp cấp tốc hoặc không giải quyết được, bác sĩ thiện nguyện sẽ gửi vào vài bệnh viện bài bản của thành phố). 

Ngoài cửa có bảo vệ. Có cả thiện nguyện sinh viên trợ lý dịch thuật.

Thời corona nên mỗi lần vào chỉ một bệnh nhân.

Trước 10 giờ họ đã ngồi đợi trong sân. Các bà y tế ở đây lão luyện, chỉ nhìn qua là nhớ mặt còn nhớ cả tên và bệnh lý... Chỉ liếc mắt là mấy bả quyết định cho ai phải... tắm trước khi vào cho bác sĩ khám. Dù vậy nếu họ phản đối cũng không ép được... thì bọn bác sĩ phải nín thở (cái khẩu trang đặc biệt cũng che chở được đôi chút).

Phân nửa khách là dân Đông Âu lưu lạc qua Đức rồi có thể do mất việc làm hoặc cờ bạc rượu chè mà lâm vào cảnh màn trời chiếu đất. Bọn trẻ thì thường do ma túy, dân sồn sồn người Đức thì do rượu, chơi số đề...

Họ là những người ngủ gầm cầu, cuộc đời bất kể nên đôi khi họ đã được vào bệnh viện mổ xong nhưng không chịu đi thay băng, đến khi băng đen xì hôi rình mới lò mò tới. 

 

Theo yêu cầu tôi được phân phát những ngày đầu tiên vào khoa… giải phẫu. 

 

Ngày ấy toàn là dân đến thay băng hoặc trị những vết thương ấp ủ cũng... cả tháng. Đi theo  bà đồng nghiệp khoa đồ tể này giúp bà cắt may, học lại cách băng bó và trị vết thương. Học của bà câu hăm he “3 ngày nữa phải trở lại thay băng, ông mà không đến,  tôi tới gầm cầu kiếm ông”...

 

Ngày nào về là  tôi bỏ hết đám quần áo vào máy giặt, rồi đi tắm gội, không quên sát trùng cả ví, ống nghe...

Nhưng mỗi ngày là một ngày trả lại cho đời cái may mắn mình đang được hưởng...

 

Tôi làm thiện nguyện cho Caritas, một tuần một ngày, cũng được mấy lần rồi. Càng mến các đồng nghiệp ở đấy. Bác sĩ thì thiện nguyện, dù trên giấy tờ được ít tiền... xe, nhưng tôi nghĩ chắc ít ai nhận. Riêng tôi đi bộ từ nhà đến chỉ hai cây số nên từ chối liền. Trưa là bọn tôi ăn chung,  các cô y tá thay phiên nhau làm món gì gọn nhẹ cho đồng nghiệp. Tôi nể nan các bà này. Họ có tay nghề cao và đầy lòng nhân đạo, dù đôi khi họ cứng rắn “đuổi” bệnh nhân nếu hắn ta la lối, dơ dáy, không chịu tắm mà còn phun nước miếng...tùm lum. Nhưng nhìn các bà ấy lo cho các bệnh nhân tàn tật, hoặc tắm họ, cạo đầu họ nếu họ bị chí, rận... tìm quần áo chăn mền mới cho họ ... thì mình phải ngã mũ...

Nên các lần sau ngày nào trực tôi thức sớm hơn,  chuẩn bị ít thức ăn mua bánh mì làm salat mang đến, thí dụ món salat couscous bắt chước của người Thổ nhĩ kỳ. 

Ở đây ngoài cái học về tình người tôi còn học lại các chứng bệnh mà cuộc đời y khoa tôi chỉ thấy trên sách vở như bệnh chốc lở, ghẻ, rận chí, nấm chân tay... và bao căn bệnh da và chấn thương chỉ thấy ở dân... homeless...

Mỗi thứ ba còn có một xe mobil med đi vòng vòng các gầm cầu phát thức ăn quần áo mền gối và lôi các người bệnh nặng về một nơi clearing để được săn sóc... Khi cơn dịch qua, xe hoạt động lại tôi sẽ xin đi một lần... cho biết. 

 

Tôi hối hận đã xúi ông bạn già ra khỏi đạo để khỏi đóng thuế nhà thờ. Dù nhà thờ mang tai tiếng vì vài ông cha tham nhũng quỹ công, hoặc tình dục với trẻ con... các cơ quan từ thiện phần lớn đều do hội Công giáo hoặc Tin lành chi phí. 

Cộng đồng Phật giáo hải ngoại đông nhưng chưa làm được công trình như vầy...”

 

Vâng, Chị nói đúng! Cộng đồng Phật Giáo hải ngoại tuy đông nhưng chưa làm được những công trình lớn đến như vậy. Một điểm đơn giản là không có tiền “đóng thuế nhà thờ” chạy vào. Tôi xin được trích dẫn một đoạn văn ngắn viết về công trạng của Sư Bà Chứng Nghiêm ở Đài Loan trong bài Hành hương Phật đảo Đài Loan của một tác giả nào đó:

 

“Chúng tôi từ Hoa Liên đến thăm bệnh viện Từ Tế của Sư Bà Chứng Nghiêm, một nhân vật vĩ đại trong công tác từ thiện, y tế và bảo vệ môi trường. Bắt đầu chỉ là hình ảnh một thiếu phụ trẻ mang thai nằm quằn quại trên vũng máu trong một ngày đông giá lạnh, vì nghèo khổ không có tiền vào bệnh viện để sinh nở. Hình ảnh ấy đã động tâm một Ni Cô trẻ đã khiến người phát nguyện sẽ lập một bệnh viện miễn phí cứu tất cả những ai bị bệnh tật không có tiền chữa trị. Ngày nay cơ sở của Sư Bà đã có tầm vóc quốc tế, đâu đâu cũng có các cơ sở của Từ Tế. Sáng nào Sư Bà cũng giảng Pháp tại giảng đường rộng lớn có đài truyền hình phát đi khắp thế giới từ 7 giờ sáng đến 8 giờ, trong đó có phần hỏi han và chia sẻ của các thiện nguyện viên làm việc trong các chương trình từ thiện của Sư Bà. Kiến trúc của Từ Tế là ngôi chùa với 3 mái cong tượng trưng cho Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng”.

 

Hỡi người bạn thời Cô Vi của tôi ơi? Với bằng này tuổi đầu đáng lẽ bạn và tôi phải ngồi ở nhà lần tràng hạt hay thiền tịnh song tu đợi con cháu tới thăm. Nhưng bạn đã xung phong ngay tuyến đầu, bất chấp mọi hiểm nguy, đang từ một bác sĩ tâm thần xoay qua phẫu thuật, rồi còn đi rượt các chàng “Homeless” cẩu thả không chịu thay băng, nếu ba ngày không đến thay băng sẽ ra gầm cầu tìm gặp!

Nếu còn có kiếp sau! Xin nguyện được cùng bạn kết làm Bồ Đề quyến thuộc!

 

 

Hoa Lan & Tố Nga.

Mùa Xuân 2020.

 

Ý kiến bạn đọc
27/05/202003:28
Khách
ADIĐÀPHẬT cám ơn chị Hoa Lan pd: Thiện Giới đã viết bài "Người bạn thời cô vi" gửi đi khắp GHPG Liên Châu cho tất cả tín đồ Ph G' cùng chia sẻ trong mùa đại dịch Tàu Cộng này. Ảnh hưởng toàn cầu; đều fải cách ly Xã Hội 😷.
Diệu ÂN xin mến chúc chị Hoa Lan và tất cả Quý Ngài Chư Tăng-Ni & Ph.tử trên khắp 5 châu sức khỏe 💪, đêm ngày đều an lành ADIĐÀPHẬT. 🙏🙏🙏
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2014(Xem: 9180)
“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.
27/06/2014(Xem: 14884)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.
23/06/2014(Xem: 8150)
Lễ kỉ niệm 7 năm phát triển của Thaihabooks nhân đôi niềm hoan hỷ với buổi giao lưu giữa Thầy Chân Pháp Đăng và các độc giả Phật tử về cuốn sách “ Trị liệu ung thư bằng chính niệm” vào lúc 13h ngày 20/6/2014, tại nhà Sách Thái Hà, số 119C5 Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
23/06/2014(Xem: 15872)
"Thiền tông Việt Nam luôn là mạch sống tuôn chảy trong lòng Phật giáo và dân tộc suốt từ thế kỷ VI đến nay. Có lúc mạnh mẽ tuôn tràn giữa ngàn hoa đô hội, có lúc len lỏi âm thầm trong núi sâu, rừng thẳm, ung dung thoát tục, khuất tịch tiêu sái. Tuy nhiên, mạch sống Thiền xưa nay vẫn như vậy: Không đến không đi mà là dòng sinh mệnh muôn thuở của những bậc thức tâm đạt bổn.
21/06/2014(Xem: 10204)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
19/06/2014(Xem: 14638)
Hoài bảo một "CÁI MỘNG" trên 25 năm mới hoàn toàn thực hiện Trong lúc du học ở Xuân Kinh(1938), đến mùa hè năm 1941, tôi được dịp may dự thính lớp Giáo Lý của Đoàn Thanh Niên Dục Đức, trong một tháng (mỗi đêm giảng 2 giờ) , do Bác sĩ Lê Đình Thám đảm trách (lớp này hiện nay còn Thượng Toạ Thích Minh Châu và Đạo hữu Võ Đình Cường v.v...) Tôi thích thú quá! Vì thấy bác sĩ đem phương pháp giảng giải của Tây phương mà giải thích, trình bày một triết lý cao siêu của Đông phương. Sự phối hợp cả Âu và Á làm cho người nghe rất thích thú vì hiểu được rằng triết lý cao siêu của Đông phương qua phương pháp trình bày rõ ràng rành mạch của Tây phương. Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
09/06/2014(Xem: 19686)
Một lòng giữ niệm Di Đà, Hồng danh sáu chữ thật là rất cao, Năng trừ tám vạn trần lao, Người đời nên sớm hồi đầu mới hay. Khuyên ai xin chớ mê say, Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an, Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan, Muôn tai ngàn họa khỏi mang vào mình.
08/06/2014(Xem: 7029)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
08/06/2014(Xem: 20412)
Chữ Đạo, là tiếng Trung Hoa,dịch ra Việt ngữ là con đường.Con đường được có hai loại : Có hình tướng,không hình tướng. Có hình tướng (hữu vi tướng),là đường trên mặt đất như những con đường mòn trên núi, trong làng,đường quốc lộ từ tỉnh này qua tỉnh khác,gọi là đường cái quang. Đường để cho người đi,xe chạy trên đó và đường sắt( xe lửa ).Cũng có đường dưới mặt đất,gọi là địa đạo.Địa đạo có hai loại : đường xe lửa ngầm (Subway) và đường hầm.Những con đường sau đây ,cũng thuộc về hữu tướng;như:đường công danh, đường đời, đường khổ, đường sanh mạng, đường song song, đường chân trời, đường hàng không, đường cùng, đường xích đạo,v.v…Những con đường có tướng cũng có hai: Bằng phẳng và khúc khuỷu, ổ gà, ghồ ghề.
06/06/2014(Xem: 14501)
Đây là quyển sách do chúng tôi biên soạn, gồm những bài viết rời rạc. Mỗi bài, có mỗi đề tài khác nhau. Mục đích là nhằm giúp cho quý liên hữu ở đạo tràng Quang Minh tu học. Những bài viết gồm có: 1. Vài nét về quá trình sinh hoạt Cực Lạc Liên Hữu Liên Xã Quang Minh Đạo Tràng. 2. Một đạo tràng lý tưởng. 3. Đối chiếu sự dị đồng giữa Ta bà và Cực lạc. 4. Cẩm nang tu tập (đặc biệt dành cho khóa tu ). Những tài liệu nầy trong thời gian qua, chúng tôi đã lần lượt đem ra trình bày hướng dẫn cho đạo tràng tu học. Với thâm ý của chúng tôi, là muốn cho mỗi liên hữu hiểu rõ thêm về đường lối tu tập, cũng như những lễ nghi hành trì cho đúng phương pháp mà Phật Tổ đã chỉ dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]