Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chư vị Giáo sư Phật giáo Thành lập “Pháp Cứu Tế” góp 500.000USD giúp phòng chống dịch COVID-19

25/04/202008:25(Xem: 5114)
Chư vị Giáo sư Phật giáo Thành lập “Pháp Cứu Tế” góp 500.000USD giúp phòng chống dịch COVID-19

Chư vị Giáo sư Phật giáo Thành lập “Pháp Cứu Tế” góp 500.000USD giúp phòng chống dịch COVID-19

(Buddhist teachers form “Dharma Relief” to Raise over US$500,000 in Response to Coronavirus)

 Tin Từ thiện PG Hoa Kỳ 1

 Ảnh 1: From dharmarelief org

                                                          

Thiền sư Quả Cốc (果谷-Guo Gu), một tác giả và Giáo sư Đại học, thuộc truyền thống Dharma Drum Mountain (DDM, 法鼓山, Pháp Cổ Sơn) có trụ sở tại Trung tâm Tallahassee Chan Center (塔拉哈西), Forida, Hoa Kỳ, đã tạo một nền tảng trong tháng này với hy vọng huy động được 500.000 USD để hỗ trợ các "chiến sĩ áo trắng" trên mặt trận chống Covid-19 trên khắp Bắc Mỹ. Thiền phái Pháp Cổ Sơn tổ chức Từ thiện cứu tế, đã bắt đầu cung cấp mặt nạ phòng độc chống Covid-19 cho nhân viên y tế, nhiều người trong số họ đã thấy thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) đầy đủ để điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm COVID-19.

 

Thiền sư Quả Cốc, Giáo sư Tôn giáo học tại Đại học bang Forida, Hoa Kỳ, nơi Ngài được biết đến với tục danh, Tiến sĩ Jimmy Yu, đã giới thiệu “Pháp Cứu tế” trong một lip trực tuyến, Ngài chia sẻ: “Trong những lúc nguy cấp như thế này, chúng ta phải nhớ giữ tâm bình tĩnh khi đối mặt với cơn khủng hoảng do đại dịch hiểm ác lây lan khắp thế giới, căn cứ vào bản thân, theo  nhu cầu để chúng ta có thể đáp ứng và xem những gì cần phải làm, những gì có thể được thực hiện. Đây là trí tuệ và từ bi tâm, và đó là những gì đang hướng đến “Pháp Cứu tế”. (Youtube)

 

Cùng tham gia video trực tuyến, giới thiệu sự kiện có sự  góp mặt của Trưởng lão cư sĩ Jack Kornfield, đồng sáng lập Hiệp hội Thiền Minh sát ở Barre, tiểu bang Massachusetts, cùng với các vị giáo thọ chuyên giảng dạy thực hành thiền định Phật giáo, Trung tâm Thiền định Spirit Rock; Thiền sư Thiền sư Meido Moore Roshi, Trụ trì của Thiền viện Korinji Rinzai (宗臨祖的山光林禪寺); Nữ tu Phật giáo đáng kính Thubten Jigron, Giáo thọ ni Phật giáo Tây Tạng; Thiền sư John Tarant; Nữ giáo thọ Narayan Helen Liebenson, hướng dẫn tại Trung tâm Thiền định Cambridge Insight; Tiến sĩ Trương Tràng Nghĩa (張長義), Giáo sư xuất sắc, Viện trưởng Viện Nghệ thuật tự do Dharma Drum Institute of Liberal Arts (法鼓文理學院); Cư sĩ Richard Henning, Giám đốc điều hành Barre Center for Buddhist Studies và Cư sĩ Jeff Shore, đến từ Philadelphia, sống ở Nhật Bản, giáo sư danh dự của Zen trong thế giới hiện đại tại Đại học Hanazono ở Kyoto.

 

Từ bi trong hành động là một phần không thể thiếu trong một thực hành của Đức Phật, Thiền sư Quả Cốc nói: “Vì vậy, những gì tôi cung cấp về cơ bản là một nền tảng, nó có thể được thực hiện bởi một đơn phương. Nó chỉ là một nền tảng nơi mọi người có thể cung cấp năng lượng, nguồn tài nguyên và kỹ năng của họ”. (WCTV)

 

Nhờ những nỗ lực này, Phật tử và các Thiền sư trên khắp thế giới, đã cùng nhau giúp đỡ các  nhân viên y tế chống dịch COVID-19. Dự án “Pháp Cứu tế” bắt đầu vào ngày 31/3 vừa qua, với mục tiêu huy động 100.000 USD để mua mặt nạ phẫu thuật. Đến ngày 1/4/2020, số tiền quyên góp đã vượt quá dự toán ban đầu. Đến ngày 19/4/2020, họ đã huy động được nhiều hơn mục tiên mở rộng là 500.000 USD. Do đó, họ đang gửi hàng trăm nghìn mặt nạ phòng độc chống virus, được mua từ Trung Quốc đến các bệnh viện ở Hoa Kỳ và Canada.

 

Thiền sư  Quả Cốc nói, nhu cầu chăm sóc thể chất và tinh thần của mọi người trong thời gian khó khăn này. Nhưng thực sự không ai làm điều gì đó một cách cụ thể về những gì có thể làm, những gì nên làm. (WCTV)

 Tin Từ thiện PG Hoa Kỳ 2

Hinh 2: PPE đến Bệnh viện Sunnybrook ở Toronto. Ảnh: dharmarelief.org
 Tin Từ thiện PG Hoa Kỳ 3
Hinh 3: PPE giao cho Trung tâm Y tế Whidbey ở Tiểu bang Washington. Ảnh: dharmarelief.org

 

Cuộc khủng hoảng đại dịch hiểm ác Virus Corona đã tạm thời đóng cửa Trung tâm Tallahassee Chan Center (塔拉哈西) của Thiền sư Quả Cốc, giống như nhiều cơ sở tự viện tôn giáo trên thế giới. Đối với việc giảng dạy Phật pháp thì Thiền sư Quả Cốc vẫn giảng dạy trên phương tiện truyền thống trực tuyến, Ngài vẫn muốn phát huy hơn nữa trong hoằng pháp vào đợt dịch Vid-19 này. Cho đến nay, 300.000 mặt nạ chống độc, phòng chống dịch Covid-19 đã được chuyển đến các trung tâm y tế ở Tallahassee là thủ phủ của tiểu bang Florida, Hoa Kỳ, và tại các "điểm nóng" dịch Covid-19 như Louisiana, là một tiểu bang ở miền Nam Hoa Kỳ. Hai mươi bốn trung tâm Phật giáo và 58 tình nguyện viên đã được tổ chức, để giúp kết nối mặt nạ chống độc, phòng chống dịch Covid-19 với các bệnh viện có nhu cầu.

 

“Pháp Cứu tế” (Dharma Relief’s ), sứ mệnh vượt xa viện trợ cho đại dịch Virus corona, nhằm đóng vai trò như một liên minh của các truyền thống Phật giáo và các Phật giáo đồ trên khắp Bắc Mỹ, cùng làm việc với nhau trong tình đạo vị để cung cấp cứu trợ khẩn cấp khi cần thiết. Tổ chức này dựa trên những đức tính trí tuệ và lòng từ bi của Phật giáo như những người hướng dẫn, nhằm mục đích mang lại ánh sáng niềm tự tin, đức tự chủ cho nhân loại thế giới giảm thiểu nỗi sợ hãi, khổ đau tuyệt vọng, giống như một hoa sen mọc lên từ vũng ao tù của đầm lầy.

 

Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, với dân số 329 triệu người, được xác nhận hiện có số ca mắc và tử vong cao nhất thế giới do đại dịch Covid-19, với khoảng 840.897 ca nhiễm dương tính đã xác nhận và hơn 46.600 ca tử vong. Canada, với dân số 37,6 triệu người (2018), có khoảng 40.732 trường hợp bị nhiễm được xác nhận và đã báo cáo 2.022 ca tử vong. Cuối tháng 12 năm ngoái (chính xác là ngày 31-12-2019), giới chức y tế Trung Quốc báo cáo với văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Trung Quốc về việc phát hiện một chủng virus mới chưa từng biết tới, gây ra căn bệnh giống như viêm phổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Lúc đó họ gọi là bệnh "viêm phổi lạ”, và kể từ khi bài viết ngày 23/4/2020 đã lây nhiễm 2,6 triệu người trên khắp thế giới và được xác nhận trên toàn cầu 182.907 ca tử vong.

 

Ngay cả khi một số quốc gia đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế trong tuần này, sau những lần giảm gần đây, trong các trường hợp mới. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng: “Chuyện tồi tệ nhất vẫn ở phía trước chúng ta”, ông cho rằng con đường diệt virus sẽ đòi hỏi những nỗ lực bền vững của các chính phủ và công dân trên toàn cầu. (The Guardian)

 

Lip: COVID-19: Practice advice from multiple Buddhist traditions.

 

https://www.youtube.com/watch?time_continue=38&v=LCtpbmA_WG8&feature=emb_logo

 

Thích Vân Phong

(Nguồn: 佛門網)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9971)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9682)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11470)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6944)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6877)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8899)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10109)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8905)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7803)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5623)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]