Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ôn Dịch Và Tình Người

02/04/202017:12(Xem: 5506)
Ôn Dịch Và Tình Người

ÔN DỊCH VÀ TÌNH NGƯỜI

Tình hình Vũ Hán trong thời gian cực điểm, người dân thất vọng trước sống chết cận kề, kẻ nhảy lầu tự sát, người bung tiền xuống lầu khi thấy đồng tiền cả đời gom góp bằng công sức, giờ đây trở thành vô nghĩa khi sự sống không thể bảo về bằng đồng tiền.

Tình hinh lan tỏa nhanh trên 200 quốc gia vì dịch Covid 19. Ai cũng thủ riêng cho mình, cho gia đình những vật thực  cần thiết, thậm chí tranh nhau từng cuộn giấy vệ sinh đưa đến ẩu đả. Hiện tượng như thế, ai cũng cho đó là đương nhiên trước việc sống còn. Thi thoảng cũng không thiếu những tấm lòng vị tha như một thực khách Tip 9.400 USD khi ăn tối ở nhà hàng MỸ Hai thực khách dùng bữa hết 90,12 USD, song để lại 9.400 USD tiền tip để giúp nhà hàng vượt qua gia đoạn khó khăn vì dịch bệnh.

Louis Galvan, chủ nhà hàng tại Houston, bang Texas, bày tỏ: "Thành thật mà nói, chúng tôi không nghĩ chuyện này có thể xảy ra. Họ đã để lại một khoản tiền thưởng cho toàn bộ nhân viên nhà bếp và dịch vụ, thật bất ngờ"…. chia đều cho mỗi nhân viên 300 USD. Và dĩ nhiên còn nhiều tấm lòng tốt khác âm thầm chia xẻ cho nhiều mãnh đời bất hạnh trước thiên tai ôn dịch hiện nay.

Điều đáng nói, Việt Nam là nước không giàu, nhất là người miền Nam, nhưng có quá nhiêu tấm lòng giàu nhân nghĩa.

Hãy xem các điểm ăn từ thiện để biết người dân xem trọng tình nghĩa hơn tiền của trong hoạn nạn .

NHỮNG ĐIỂM CƠM MIỄN PHÍ HAY CÓ GIÁ DƯỚI 5000đ

💝1. Nụ Cười 1: số 6 Cống Quỳnh - Q1
- Phục vụ : từ 10h30 sáng các ngày từ thứ 2 - thứ 7 hàng tuần
- Giá bán : 1000đ

💝2. Nụ Cười 2: 371 Tân Sơn Nhì , P.Tân Thành, Q.Tân Phú
- Phục vụ : từ 10h30 sáng các ngày từ thứ 2 - thứ 7 hàng tuần
- Giá bán : 1000đ

💝3. Nụ Cười 3: 1276 Huỳnh Tấn Phát , P. Phú Mỹ , Q7
- Phục vụ : từ 10h30 sáng các ngày thứ 2,4,6) - Ngày chẵn.
- Giá bán : 1000đ

💝4. Nụ Cười 4: 132 Bến Vân Đồn, Q4
- Phục vụ :từ 10h30 sáng các ngày thứ 3,5,7) - Ngày Lẻ.
- Giá bán : 1000đ

💝5. Quán Cơm Chay Xã Hội Cường Béo 154/4 Tôn Thất Đạm, Phường Bến Nghé , Quận 1, HCM
- Phục vụ : cả tuần
- Giá 5000đ

💝6. Điểm phát cơm CLB Từ Thiện Hỷ Lạc
66 Vạn Kiếp, Phường 3 , quận Bình Thạnh
- Phục vụ: chủ nhật tuần 2 và chủ nhật tuần 4 trong tháng( 1 tháng phục vụ 2 lần)
- Giá : MIỄN PHÍ ( Ngoài cơm còn có sữa và chuối)

💝7. Quán cơm 2000đ (Số 88/13 Bình Trưng, P. Bình Trưng Đông (Q2, TP.HCM).
- Phục vụ: Cả tuần
- Giá : 300 suất miễn Phí, 100 suất 2,000đ.

💝8. Bếp ăn từ thiện Bảo Hòa (220 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP HCM))
- Phục vụ : cả tuần
- Giá bán : 2,000đ

💝9. Quán Ăn Chay Từ Tâm (33 Trần Nhân Tôn, Phường 2, Quận 10, TP HCM) - Đối diện cổng sau cao đẳng kinh tế thành phố
- Phục vụ : T2, T4, T6
- Giá bán : 5,000đ

💝10. Quán Cơm Nhà Thờ Hầm (Đường số 3, cư xá Lữ Gia, Quận 11). Quán nằm trên đường Nguyễn Thị Nhỏ
- Phục vụ : T2, T4, T6
- Giá bán : 2,000đ

💝11. Quán Cơm Thiện Tâm (174/30A đường Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh)
- Phục vụ : Từ 10h30 - Tất cả các ngày
- Giá bán : 2,000đ

💝12. Chùa Vạn Thiện (Hẻm 360 đường Trần Phú, Phường 4, Quận 5 - TPHCM). Nằm gần ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Sư phạm, ĐH Sài Gòn, Cao đẳng Phát thanh Truyền hình 2
- Phục vụ : Ngày 30, 1, 14, 15 (âm lịch) hàng tháng
- Giá bán : MIỄN PHÍ

💝13. Cơm Chay Xã Hội (Số 53 Vũ Tùng, Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP HCM)
- Phục vụ : Tất cả các ngày. (Ngày 2 bữa)
- Giá bán : 2,000đ

💝14. Quán cơm chay 5k (Đường Chương Dương gần Chợ Thủ Đức, từ ngã 4 Thử Đức quẹo xuống hướng chợ Thủ Đức khoảng 1,5Km, quẹo phải khoảng 400m, bên tay phải)
- Phục vụ : Tất cả các ngày. (Ngày 2 bữa)
- Giá bán : 2,000đ

💝15. Quán cơm chay từ thiện tương trợ Nụ Cười 2 (Số 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM)
- Phục vụ : T2, T4, T6
- Giá bán : 2,000đ

💝16. Quán cơm từ thiện quận Tân Bình (2/5 Chấn Hưng, Phường 6, Quận Tân Bình, TP HCM)
- Phục vụ : T3, T5
- Giá bán : 5,000đ

💝17. Cơm chay Vợ Thằng Đậu (Số 40, Đặng Văn Bi , Quận Thủ Đức, Tp. HCM)
- Phục vụ : Hàng ngày: 10 giờ 30 - 11 giờ 30 trưa
- Giá bán : MIỄN PHÍ

💝18. Quán cơm chay từ thiện Bình Thạnh (Số 53 Vũ Tùng Phường 1, Quận Bình Thạnh, TP HCM)
- Phục vụ : Hàng ngày: 10 giờ 30 - 11 giờ 30 trưa
- Giá bán : MIỄN PHÍ

💝19. Nhà hàng Tano central (Ngã tư Lý Tự Trọng - Hai Bà Trưng)
- Phục vụ : 16h00 từ Thứ 2 đến Thứ 6 hàng tuần
- Giá bán : 2,000đ.

💝20.Quán cơm Thuần Chay NHÀ TÔI
Địa chỉ: 16 Trần Đình Xu. Phường Cô Giang, Quận 1
Hotline: 0907351224
(Nhận cơm hộp nấu sẵn, gạo, mì...)

💝21. Quán Buffer MÃN TỰ VEGAN
Địa chỉ: 14/2 Tôn Thất Đạm, P. Nguyễn Thái Bình, Q1
Hotline:
(Ăn và nhận phần cơm sẵn mùa dịch)

💝22. Quán Buffer MÃN TỰ VEGAN
Địa chỉ: 201 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Nguyễn Cư Trinh, Q1
Hotline:
(Ăn và nhận phần cơm sẵn mùa dịch)

💝23. Quán Buffer MÃN TỰ VEGAN
Địa chỉ: 55 Nguyễn Chí Thanh, P.9, Q5
Hotline:
(Ăn và nhận phần cơm sẵn mùa dịch)

💝24. Địa chỉ : 155 HÙNG VƯƠNG P9 Q5

💝25. Quán cơm BÌNH AN
Địa chỉ: 49 Ngô Quyền, Phường 6, Quận 10
Hotline:
(Nhận cơm hộp nấu sẵn)

💝26. Tại tiệm Đạt Tattoo 32 đường Thích Quảng Đức, phường 5, quận Phú Nhuận.

💝27. Fresh Fruit Bình Dương
ĐC: 09 Hoàng Hoa Thám, Hiệp Thành, TDM ( đầu đường vào khu dân cư K8, cách cổng chào 50m bên tay trái)
(Nhận gạo)

💝28. Tiệm tạp hóa KCN Mỹ Phước 3, Bến Cát, Bình Dương

💝29.Số 18 Chế Lan Viên, phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú Tp.HCM (quán Nướng Yaki)

💝 Ngô Quyền phường 6 Quận 10 Tp.HCM (quán Chay Bình An).

Để cho các cơ sở từ thiện hoạt động tốt,rất mong sự chung tay giúp đỡ của cac MTQ

on dich va tinh nguoi-1

on dich va tinh nguoi-4on dich va tinh nguoi-3on dich va tinh nguoi-2

Những hình ảnh này gây xúc động không ít trong xã hội.

Từ thiện trở thành truyền thống của người dân VN nói chung, nhất là người dân Nam bộ. Các bếp ăn từ thiện ngày ba bữa trong các bệnh viện, xây cầu, khoan giếng, dựng nhà, giúp học sinh nghèo, phòng thuốc miễn phí….đa phần là tín đồ đạo PG Hòa Hảo, sau này lan tỏa đến một số chùa và những tấm lòng vàng trong xã hội. Họ sẵn sàng hiến khách sạn cho dân nghèo vô gia cư,một đại lý vé số miền Tây Nam bộ cũng hỗ trợ người bán vé số năm mươi ngàn đồng mỗi ngày tạm ngưng  buôn bán theo yêu cầu của nhà nước. Một công ty phát hành vé số miền Tây cũng giúp dân hàng trăm suất thực phẩm trong mùa dịch. Ngoài lề đường, thường xuyên có tủ bánh mỹ miễn phí, nước uống đóng chai…và nhiều hình thức thiện nguyện khác.

Điều muốn nói ở đây là họ biết đem của cải chia sớt nhau như một hình thức giải nghiệp cho nhau thay vì  tích trữ. Trong cơn hoạn nạn chung của xã hội mới thấy rõ những tấm lòng vàng lá rách đùm lá nát.Dẫu sao, người dân ta vẫn còn giữ được lòng nhân ái, vị tha do phần lớn các tín ngưỡng Tôn giáo đã thấm sâu vào máu thịt và hơi thở của dân tộc.

Giờ đây, những dị biệt quan điểm chính trị, tôn giáo, đảng phái không còn cần thiết, cái trước mắt là sinh mạng con người, mọi người cần chung tay giúp nhau vượt qua những khó khăn của xã hội, trong đó, nghiệp quả là cốt lỏi đưa đến hiện tượng  hôm nay, tấm lòng và bàn tay giải quyết một phần nghiệp quả và xây dựng tô bồi thêm nhân thiện để giải trừ quả xấu.

Mong dịch bệnh sớm qua để người dân được an lành tiếp tục xây dựng cuộc sống.

 

MINH MẪN

01/4/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 7141)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 23599)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19186)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19475)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24450)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 9500)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
09/12/2013(Xem: 6794)
Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. - Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
09/12/2013(Xem: 8456)
Giáo lý đạo Phật không chỉ nói về những vấn đề “xuất thế”, mà Đức Phật cũng đã rất chú trọng về vấn đề “nhập thế” - hoàn thiện nhân cách trước khi đạt được thánh cách - giúp cho tất cả chúng ta một phương pháp ứng xử phù hợp với đạo lý làm người, tạo nên một nhân cách sống. Nhân cách sống đó, dù bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng có thể ứng dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp...
09/12/2013(Xem: 8600)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]