Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Góp Ý Về Nhu Cầu Bảo Tồn Phật Giáo Việt Nam Tại Mỹ

01/11/201923:59(Xem: 8616)
Góp Ý Về Nhu Cầu Bảo Tồn Phật Giáo Việt Nam Tại Mỹ

lat ma zopa

GÓP Ý VỀ NHU CẦU BẢO TỒN

PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI MỸ

Bài của Thị Phước Phạm Nam Sơn

 


Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.

Trong bài viết này, chúng tôi xin được góp ý về nhu cầu chuyển hóa Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ để có thể bảo tồn và phát triển hàng trăm ngôi chùa mà người Việt tị nạn đã dày công xây dựng tại quốc gia này trong hơn 40 năm qua. Chúng tôi cũng xin được trình bày những gì đã học hỏi được từ những thành công của Phật Giáo Tây Tạng và những phương thức sinh hoạt cho người trẻ không thông thạo tiếng Việt và người Mỹ tại Chùa Ngàn Phật ở North Carolina.

 

Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triển để duy trì những sinh hoạt tôn giáocủa người Việt tại hải ngoại. Để đáp ứngnhu cầu tâm linh của người Việt tị nạn, trong hơn 40 năm qua, nhiều chùa đã được xây dựng ở khắp các tiểu bang trên nước Mỹ và nhiều trang mạng về Phật Pháp rất phong phú đã được thành lập. Đây là niềm tự hào rất lớn.Tuy nhiên vì thế hệ đầu tiên của người tỵ nạn Việt Nam đang nhanh chóng qua đi, nên chúng tôi thường băn khoăn tự hỏi không biết tương lai của Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ nói riêng và ở hải ngoại nói chung rồi sẽ ra sao? Dựa vào sự thành công của Phật Giáo Tây Tạng ở Mỹ, song song với việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt tị nạn, Phật GiáoViệt Nam ở Mỹ hiện đang có điều kiện để bảo tồn và tiếp tục phát triển bằng cách mở cánh cửa tu tập cho con em chúng ta không thông thạo tiếng Việt; vàtạo cơ hội cho những người đã cho chúng ta nhận nước Mỹ là quê hương thứ hai, hưởng được lợi lạc của Phật Pháp.

Các cơ sở Phật GiáoViệt Nam đã phát triển rất nhanh ở Mỹ phần lớn nhờ vào sự tích cực đóng góp của người Việt tị nạn đã có sẵn tín tâm với Tam Bảo,và đây là một thuận duyên. Tuy nhiên, thuận duyên này theo thời gian có thể trở thành nghịch duyên nếu chúng ta không biết đầu tư cho tương lai. Thí dụ như có những ngôi chùaViệt Nam ở Mỹ mặc dù đã được xây dựng rất tốn kém và kiên cố, có thể tồn tại hàng trăm năm,nhưng mọi sinh hoạt đều nhắm vào người Việt tị nạn nên khi những thếhệtị nạn qua đi thì những chùa này sẽ khó tồn tại được, và thuận duyên trong thời gian phát triển lúc ban đầu lại trở thành một nghịch duyên để tồn tại trong tương lai.

Khế lý và khế cơ là hai yếu tố căn bản của nền giáo dục Phật học. Khế lý là phải phù hợp với căn bản đạo Phật. Khế cơ là phải phù hợp với hoàn cảnh, tâm lý, trường hợp, và nguyện vọng củangười ta đang muốn giúp đỡ. Nếu các chùa Việt Nam chỉ sinh hoạt bằng tiếng Việt và phương pháp giảng dạy không hợp với thế hệ trẻ, thì rất dễ hiểu là tại sao có rất nhiều trường hợp con cháu của người Việt tị nạn không muốn theo cha mẹ về chùa. Thí dụ như trường hợp gia đình chúng tôi. Chúng tôi có bốn đứa con, một gái, ba trai. Khi các cháu còn nhỏ, hàng tuần chúng tôi thường đẫn các cháu đi chùa để chúng huân tập thói quen đi chùa. Mặc dù chúng tôi rất muốn con cháu chúng tôi theo đạo Phật, nhưng bây giờ các con và những đứa cháu lớn của chúng tôi không chịu đi chùa vì chúng không hiểu tiếng Việt và không hợp với các sinh hoạt ở chùa. Con gái lớn của chúng tôi tuy sanh trưởng ở Mỹ nhưng hiểu và viết được tiếng Việt rất khá vì trước đây cháu có đi học lớp Việt ngữ. Tuy nhiên khả năng Việt ngữ của cháu, cũng như hầu hết các con em chúng ta thuộc thế hệ thứ 2 chứ đừng nói chi đến thế hệ thứ 3, chỉ đủ để nói chuyện trong gia đình là đã làm cha mẹ mãn nguyện lắm rồi, chứ nghe quý Thầy giảng Phật Pháp tại chùa, hay nghe các bài giảng tiếng Việt có rất nhiều trên các trang mạng, các cháu không thể hiểu hết được. Hầu hết bạn bè của chúng tôi đều lâm vào hoàn cảnh tương tự, và họ cho chúng tôi biết là ở thành phố lớn gần chỗ chúng tôi ở có rất nhiều người trẻ đã bỏ đạo Phật qua đạo kháchay trở thành người không có tín ngưỡng vì lý do này.

Nói chung thì gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹ mỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa. Với tình trạng này, Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ cần phải được chuyển hoá để có thể tồn tại và tiếp tục phát triển bằng cách mở cánh cửa tu tập cho con em chúng ta không thông thạo tiếng Việt và cho người Mỹ chứ đừng bỏ qua cơ hội hôm nay vì sợ là sau này sẽ trở tay không kịp. Một trong những bài học đáng suy ngẫm là hãng Kodakvìlợi nhuận rất lớn trên toàn thế giới từ kinh doanh giấy và phim dựa trên hóa chấttrong nhiều thập kỷ là một thuận duyên, nên đã bỏ qua cơ hội đầu tư vào nhiếp ảnh kỹ thuật số(Digital Camera là một công nghệ mà chính hãng Kodak đã phát minh ra) là một nghịch duyên. Hãng Kodak đã chờ quá lâu mới đầu tư vào nhiếp ảnh kỹ thuật số, và thất bại chiến lược này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phá sản của hãng Kodak khi nhiếp ảnh kỹ thuật số phá hủy mô hình kinh doanh dựa trên phim của hãng. Cũng như vậy, nếu chúng ta không tích cực chuyển hóa thay đổi phương thức hoằng Pháp để đáp ứng nhu cầu tâm linh của con cháu chúng ta và người Mỹ ngay bây giờ, thì những thế hệ tương lai của người Việt ở Mỹ sẽ không thừa hưởng được nền giáo dục Phật Pháp và những ngôi chùa mà người Việt tị nạn đã dày công xây dựng tại quốc gia này trong hơn 40 năm qua.

Chúng ta hãy học hỏi từ Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh và Hòa Thượng Thích Thiên Ân là những vị Thầy tiên phong và rất thành công trong trong việc giảng dạy Phật Pháp cho người Mỹ. Hiện nay một số chùa ở Mỹ đang có những thời khóa giảng dạy và những sinh hoạt bằng Anh Ngữ, và một số trang mạng Phật pháp có thêm phần Anh Ngữ. Điều này thật đáng quý và đáng trân trọng.

Chúng tôi có thiện duyên được học hỏi từ nhiều Thầy Tây Tạng và nhất là từ Lama Zopa Rinpoche là một trong những vị Thầy tiên phong trong quá trình chuyển hóa Phật Giáo Tây Tạng. Phần dưới của bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến quý Phật tử để dùng làm tài liệu tham khảo về những yếu tố đưa đến sự thành công của tổ chức Phật Giáo Tây Tạng FPMT(https://fpmt,org), và sự góp sức chuyển hóa Phật Giáo Tây Tạng của Lama Yeshe và Lama Zopa. Tổ chức FPMT (Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition, tạm dịch là Tổ Chức Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa) là một thành công của phái Gelugpa trong việc hoằng dương Phật Pháp trên thế giới nói chung và tại Mỹ nói riêng.

Trong tài liệu tham khảo này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao hai Thầy tị nạn Tây Tạng không có khả năng tài chánh, nhưng nhờ vào sự góp sức của các Phật tử tại gia mà có thể thành lập được tổ chức FPMT có tầm vóc quốc tế mà hiện nay có tới 164 ngôi chùa (Trung Tâm Tu Học Phật Pháp) ở 40 quốc gia trên thế giới.Cũng như những năm trước, năm 2017 các Phật tử trên khắp thế giới đã cúng dườnggần 6 triệu dollars cho Tổng Hành Dinh của tổ chức này để lo cho các chương trình từ thiện, giúp đỡ chư Tăng Ni, dịch kinh, đúc tượng, v.v.

Với tâm nguyện tạo điều kiện tu tập cho con em chúng ta không thông thạo tiếng Việt và cho người Mỹ, tháng 8 năm 2016, chúng tôi đã giúp quý Thầy thành lập Chùa Ngàn Phật ở Greensboro, North Carolina (https://www.chuanganphat.org/language/vi/). Đến tháng 10 năm 2016, Chùa Ngàn Phật được chính phủ Mỹ chính thức chấp nhận là một tổ chức bất vụ lợi (nonprofit organization).

Chùa đang xúc tiến xây một chánh điện rộng đủ để thờ 1,000 tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cho chư Tăng Ni, Phật tử và mọi loài chúng sanh có nhân duyên với Phật Pháp được chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường. Trong 13 năm qua, nhiều Phật tử ở North Carolina và các tiểu bang khác đã đến Raleigh để chính tay đúc một ngàn tượng Phật này để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, và là món quà của người Việt tị nạn, tượng trưng cho những vị Phật tương lai, gởi đến cho thế hệ trẻ ở Mỹ.

Ngoài những sinh hoạt cho người Việt như những chùa Viêt Nam khác trong vùng, Chùa Ngàn Phật đang áp dụng những phương thức sinh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh cho người trẻ không thông thạo tiếng Việt, và mở cánh cửa tu tập để người địa phương đến với chúng tatrong khi vẫn gìn giữ được những truyền thống tốt đẹp của Phật Giáo Việt Nam.Hàng tuần tại Chùa Ngàn Phật có ba ngày tu học, Chủ Nhật, Thứ Hai và Thứ Ba bằng tiếng Việt và bằng Anh Ngữ.

pdf-icon
GÓP Ý VỀ NHU CẦU BẢO TỒN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI MY_PHẠM NAM SƠN_PD_THỊ PHƯỚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/02/2015(Xem: 7816)
Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh. Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
31/01/2015(Xem: 7899)
Như một thiện duyên, tôi khởi sự viết tản văn khi đã lớn tuổi. Dầu cho tâm thế là nhẹ nhàng khi viết, nhưng nhiều lúc cứ tự trách mình, sao trí nhớ mình dở để đến nỗi những gì mình đọc, những gì mình nghe bị cuốn đi đâu; thế là khi viết, phải đi tìm tài liệu, rồi đi hỏi. Vì vậy, tôi rất phục những người có trí nhớ tốt, lại càng khâm phục những người nghiên
30/01/2015(Xem: 9906)
Hôm mồng 08 tháng 12 Âm lịch (27/01/2015), Tổ đình Thiền tông Thiếu Lâm Tự tổ chức nấu Cháo Bát Lạp, để dâng cúng dường Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, hoạt động này đã thu hút hàng trăm Phật tử tham gia chế biến món truyền thống với hương vị đặc trưng này. Hôm nay cũng là Lễ hội Cháo Bát Lạp nhân Kỷ niệm ngày đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật, được gọi là “Pháp Bảo Tiết”. Vào buổi sáng lúc 08 giờ 30 phút, Hòa thượng Thích Vĩnh Tín, Phương trượng Thiếu Lâm Tự, cùng đại chúng vân tập Đại Hùng Bửu điện cử hành cung phụng Pháp hội, những tình nguyện viên, thiện nam tín nữ Phật cầu Phúc.
26/01/2015(Xem: 9777)
Bất cứ tổ chức nào muốn tồn tại lâu dài và muốn phát triển mục đích, cũng như tôn chỉ của mình đến với đa số quần chúng, thì tổ chức đó phải có nhân sự. Nhân sự là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển hay suy vong của tổ chức. Đào tạo nhân sự thiếu phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân suy thoái của Tổ chức GĐPT. Đào tạo nhân sự có đầy đủ phẩm chất Bi Trí Dũng, đó là nguyên nhân tồn tại và phát triển của Tổ chức GĐPT.
20/01/2015(Xem: 7867)
Đến bây giờ mới thấy đây. Câu nói này của ai mà nghe quen thuộc thế? Của Nguyễn Du rồi. Ô hay! Cái ở đây chỉ có thể thấy được khi mình trở về được với cái bây giờ. Đến được cái bây giờ thì mới thấy được cái ở đây. Cái ở đây là cái không gian. Cái bây giờ là cái thời gian.
20/01/2015(Xem: 7183)
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng là tương duyên sanh khởi hay duyên sanh. Không điều gì có thể tồn tại hay có thể xảy ra trên chính nó mà không liên hệ và nương tựa vào những nhân tố khác. Hơn thế nữa, mọi thứ sinh khởi từ một phức hợp của nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh; không thứ nào sinh khởi từ việc chỉ dựa trên một nguyên nhân hay từ hoàn toàn không nguyên nhân. Thí dụ, một thân thể khỏe mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc trên tất cả những nội tạng và hệ thống chức năng của nó biểu hiện trong sự hòa điệu với nhau.Về trình độ ngoại tại, sức khỏe tốt cũng tùy thuộc vào thuốc men, dinh dưỡng, sự săn sóc ân cần từ người khác, môi trường, và v.v… Tương tự thế, một xã hội lành mạnh sinh khởi, trên trình độ nội tại, lệ thuộc vào toàn thể những nhóm thành viên của nó hợp tác với nhau và hoạt động hòa hiệp với nhau. Ở trình độ ngoại tại, xã hội lành mạnh cũng tùy thuộc vào những nhân tố kinh tế, chính trị môi trường, cũng như hoàn cảnh thế giới
20/01/2015(Xem: 7165)
Một nhóm 50 người đang tham dự một seminar, đột nhiên diễn giả ngừng lại và đề nghị nhóm tham gia một hoạt động, ông ta đưa cho mỗi người một quả bóng bay và yêu cầu từng người viết tên của mình lên quả bóng bay. Sau đó, những quả bóng bay được đưa tới một căn phòng khác. Những người tham dự bước vào căn phòng có những quả bóng và phải tìm ra quả bóng có tên của họ trong vòng 5 phút. Mọi người đều cố gắng tìm quả bóng có tên của mình, xô đẩy những người khác và đẩy các quả bóng khác sang một bên. Khung cảnh rất hỗn độn.
18/01/2015(Xem: 7810)
Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy rằng tiền bạc không mang lại hạnh phúc, vì hạnh phúc thuộc về lãnh vực tinh thần, con người không thể mua được, kể cả máy móc cũng không thể cung cấp cho chúng ta chút hạnh phúc nào cả: “Tiền bạc và giàu sang chỉ mang lại cho con người một phần nào hạnh phúc, chứ không thể có hạnh phúc trọn vẹn. Không ai có thể ban phát cho chúng ta hạnh phúc, hạnh phúc đến từ trong tâm của chính chúng ta. Tâm bình an chính là nguồn hạnh phúc tuyệt vời nhất. Nó không tùy thuộc vào ngoại cảnh. Cuộc sống của chúng ta dù tiện nghi vật chất không đầy đủ, học vấn thời tầm thường hay sự nghiệp công danh không mấy thành công thời cũng chẳng sao, miễn là tâm chúng ta an lạc.” (Live In A Better Way.)
17/01/2015(Xem: 14438)
Trong kinh A Hàm lại kể một câu chuyện như sau: Có một người ngoại đạo tên Tu Nhàn Đề đến yết kiến Đức Phật để bài bác chủ trương xa lìa ngũ dục của Phật giáo. Sau khi Đức Phật dùng đạo lý giáo hóa thì ông tỉnh ngộ và bấy giờ Đức Phật mới nói cho ông nghe bài kệ: Không bịnh lợi bậc nhất Niết bàn vui bậc nhất. (Tịch diệt vi lạc)
17/01/2015(Xem: 11647)
Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]