Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gói lại đi

06/05/201915:38(Xem: 6201)
Gói lại đi


Gói lại đi 

chuabaoninhsungphuc_photo

        Trong không khí mùa xuân đang nở rộ, áng mây xanh lơ lững giữa tầng không, ta tìm về một khu rừng tịch mịch, lánh xa bao buộn phiền cuộc sống đầy khói bụi.

        Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ.

       Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.

       Ta nhận biết đựơc vị trí Na Hang, nằm trên địa bàn hai huyện Na Hang và Lâm Bình, thuộc Khu Du lịch sinh thái Na Hang có tổng diện tích 15.000ha trong đó bao gồm 8000ha diện tích mặt nước. 

    Hồ Na Hang - Lâm Bình có dung tích chứa nước lên tới hơn 2 tỷ m3, công suất 342Mw, sản lượng điện hàng năm đạt trên 1.295 triệu kw- là một trong những hồ thủy điện lớn nhất khu vực phía Bắc.

    Ai đến đây cũng phải du thuyền trên lòng hồ, du khách sẽ đến với nơi hội tụ của hai dòng sông trên khu vực lòng hồ thủy điện sông Gâm và sông Năng. Hình ảnh núi non điệp trùng với 99 ngọn núi được ví như “Hạ Long cạn giữa đại ngàn” (xã Thượng Lâm - huyện Lâm Bình). 

     Bên cạnh đó là những địa danh, sự tích đã đi vào lịch sử ở nơi đây như: Thác Khuổi Nhi, Khuổi Súng, đền Pác Tạ, đền Pác Vãng, hang Phia Vài, hòn Cọc Vài, vách đá Nàng Tiên - Chú Khách, động Song Long, những khu rừng nguyên sinh trải dài theo hai triền sông tạo nên cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, kỳ thú, hình thành nên những tour, tuyến du lịch dã ngoại, ngắm cảnh thiên nhiên bằng du thuyền đầy thú vị của du khách khi đến với Na Hang.

     Mừơi di tích tại khu vực lòng hồ Na Hang - Lâm Bình gồm Hang Phia Vài, động Song Long, thác Nặm Me (xã Khuôn Hà); hang Phia Muồn (xã Sơn Phú); đền Pác Tạ (thị trấn Nà Hang); chùa Phúc Lâm, Xưởng Quân khí H52, thắng cảnh Thượng Lâm (xã Thượng Lâm); Cơ quan Ấn loát đặc biệt Trung ương, Địa điểm sản xuất diêm tiêu (xã Năng Khả) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Nhân chuyến du xuân năm 2019, đến để thấy đất trời thong dong, tôi đã ghé thăm Đền Pác Tạ, Chùa Tam Bảo, chúng tôi ghé vào trong khung cảnh giữa trưa trời đứng bóng, những chiếc lá vàng rơi như đang mời gọi vẫy chào, từng con sóng vỗ nhấp nhô, lăng tăng trong từng ngọn gió.

Phái đoàn chúng tôi không may nắm cho lắm khi phải bị một trận cuồng phong, gió rất to, thuyền chúng tôi tấp vào bờ để tìm về nơi bến đổ, ta xem như duyên lành ngang đó, cảnh hữu tình đẹp mãi trong tâm.

Từ đó tôi nhìn ngắm đất trời, nhìn về trong cảnh đẹp của muôn ngàn trời mây, dường như chúng tôi có những cảm xúc an bình trong thời tiết ấy, ngắm nhìn ngọn núi đôi như hai bầu sữa mẹ bang tặng cho thiên nhiên đất trời.

Từ góc nhìn đó tôi đã cảm tác mấy câu thơ, qua bài: "Bấy Nhiêu Tình Cờ".

        ..."Na Hang ta ghé về chơi,

Núi mây nước lặng, đất trời dung thông.

        Ta nghe sóng vỗ thì thầm,

Ngầm mây bay giữa, muôn lần thênh thang.

         Na Hang thắng cảnh thiên đàng,

Ai về tìm lại, trăng vàng ngày xưa.

         Dẫu đời có nắng và mưa,

Dẫu tình tri kỷ, bao mùa tuổi trăng....."

Vâng cảnh tình là vậy, tâm hồn tôi thanh thản, thản nhiên trong từng con sóng, trong từng ngọn gió của đất trời tự do.

Kế đến, chúng tôi tìm về bên ngọn suối mơ, ngồi chơi trong tình tri kỷ, trong rong rêu phủ mờ hòn đá cuội.

Tôi đã tìm về nghe tiếng suối róc rách chảy vui tai, chảy vào tận biển trời nguồn cội, những áng mây chớm nắng làm thêm yêu đời trong nhân thế.

Tôi có nhớ về cách học từ bản tâm qua gốc nhìn, Kinh Hiền Nhân: Đức Phật dạy về cách chọn Bạn để kết thân. Bạn có bốn thứ:

Một là kết bạn như hoa; hai là kết bạn như cân; ba là kết bạn như núi; bốn là kết bạn như đất.

1.  Sao gọi là kết bạn như hoa? Khi bông hoa còn tươi tốt thì giắt trên đầu, khô héo rồi bỏ đi. Kết bạn cũng thế : hễ thấy giàu sang thì xu phụ theo, thấy nghèo nàn lại bỏ làm lơ.

 2. Sao gọi là kết bạn như cân? Khi để vật nặng thì đầu gục xuống, vật nhẹ thì đầu vổng lên, có qua lại thì cung kính nhau, không qua lại thì khi rẻ nhau.

3. Sao gọi là kết bạn như núi? Hòn núi vàng, loài chim thú tụ về, lông cánh được chói màu vàng rực. Kết bạn cũng thế : khi sang thời sang với nhau, khi vui đồng vui.

4. Sao gọi là kết bạn như đất? Tất cả mọi vật đều dựa đất mà sanh. Làm bạn để nuôi dưỡng, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn gian khổ với nhau trong cuộc đời.

Vâng qua bốn cách kết bạn tôi chọn làm bạn như núi, để đất trời vốn chính là tự do.

       Bạn biết không, chuyến hành trình chúng tôi có những kỷ niệm êm đềm, dung dị, gói lại đi trong chút tình thân thương.

      Gói lại đi trong cảnh tâm đang nóng giận, đang buồn phiền, đang sân hận khó chịu trong tâm thì ta nên gói lại, để tự tình luôn có niềm tin yêu.

       Từ nguyên nhân trong vạn cảnh rong chơi đó thì tôi nghiệm thêm câu ví ca dao của người xưa chỉ dạy: "Đi một ngày đàng học một sàn khôn", thật hạnh phúc chúng tôi quá bộ cách Thuỷ Điện Na Hang, khoảng 40 km chúng tôi về ngược lại Huyện Chiêm Hoá, nơi có nhiều dân Tộc Tày, Mông, Kinh,...

       Nơi lịch sử ghi danh trong bao chứng tích Phật giáo Trùng Hưng từ thời Lý, đến để thấy và hiểu cho cuộc đời thịnh suy, hay hưng thịnh qua bao bàn tay và khối óc chuyển tánh.

      Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc được xây dựng năm 1107 dưới thời vua Lý Nhân Tông (Càn Đức) niên hiệu Long Phù Nguyên Hóa.

Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc là ngôi chùa cổ nhất hiện còn tìm thấy ở Tuyên Quang, là nơi còn lưu giữ được tấm bia thời Lý quý giá trên phạm vi cả nước. 

      Ngôi chùa do một dòng họ thế tập đứng ra xây dựng mà người chủ trì là Hà Hưng Tông, hậu duệ đời thứ 15 giữ chức châu mục châu Vị long. 

      Chùa do thái phó Hà Hưng Tông - Tri châu Vị Long, Phó Ký lang, Đô tri tả vũ vệ đại tướng quân, Kim tử quang lộc đại phu, Kiểm hiệu thái phó, Đồng quang trung thư môn hạ bình chương sự, kiêm quán nội quản nội khuyến nông sự, Thượng trụ quốc, thực ấp ba nghìn chín trăn hộ, thực ấp chín trăn hộ chủ trì xây dựng.

        Chúng tôi đến vào ngày 18-2-kỷ hợi, trong một buổi chiều xuân.

        Nhìn vào tâm Phật, tôi đã làm bài thơ:"Bên Phật Chùa Xưa."

        "Ta về bên Phật chùa xưa,

Bảo Ninh Sùng Phúc, Đại thừa kinh Tâm.

         Thuyền từ thế độ cõi lòng,

Sắc không mộng cảnh, bụi hồng trời mây.

         Dưới Thời thịnh trị Lý xây,

Gia thân Hà Tộc, Phật thầy chùa bang.

         Kinh không mây hoá trăng vàng,

Cực lạc tịnh cảnh, nghiêm trang bảo toà.

        Dòng mây ngưng tự hiện ra,

Hoa vân mây quyện, ta bà dạo chơi.

        Phật từ du hoá không lời,

Phật tâm trí nguyện, tìm nơi hồi đầu.

       Rằng xa Phật tổ bấy lâu,

Thăng trầm thời vận, một mầu tàng hiêu.

       Mịt mùng mây trắng thu chiều,

Phật về tánh sáng, nhân duyên trùng Phùng.

       Giữ gìn tánh Phật bao dung,

Tiếng chuông ngân vọng, đại hùng trang nghiêm.

       Gói tâm trong sạch thảm nhiên,

Gói tình dung dị, chu viên thửa nào.

       Lá vàng rụng lối lên cao,

Bàn chân bước nhẹ, tìm vào tánh không.

       Phật ngồi ngự giữa cõi lòng,

Chuông ngân mỏ vọng, tang bồng phiền ưu."

Qua gốc nhìn an tịnh chúng tôi đã có một bài học vô cùng giá trị, mang lại sự chuyển hoá nổi khổ niềm đau.

Gói lại đi, trong chuyến vân du ấy, tôi đã ghé lại thăm vị trụ trì Thích Thanh Hoà, nhưng cơ duyên chưa hội ngộ, thầy Trụ trì vì bệnh duyên đi vắng nên chúng tôi đành phải im lặng đi quanh ngôi cổ Tự Bảo Ninh Sùng Phúc.

Vô tình tiếng vọng đằng xa, một giọng nói quen thuộc. 

  • Mô Phật Bạch Thầy.
  • Tôi quay lại chấp tay và đáp Trả: A Đi Đà Phật.
  • Cho hỏi Đại Đức Trụ Trì có trong chùa Không ạ..?
  • Đáp: Bạch Thầy, thầy chúng con có bệnh duyên đang ở dưới xuôi ạ.
  • Chúng tôi mĩm cười và lắng nghe lời tâm sự từ một vị Phật tử độ ngoài tuổi 70.
  • Tôi hỏi rằng: Cụ Tên là gì..? Quy y Tam bảo chưa..? Trong đời sống tu học có gì hạnh phúc, an tịnh trong tự tâm không...?
  • Đáp: Dạ bạch thầy, con tên là Nguyễn Thi Lành, pháp danh Hiệu Diệu Tâm, con năm nay 68 tuổi, người dân tộc Tày, quy y với Hoà Thượng Bổn Sư Thượng Gia Hạ Quang. Chúng con tu học an vui, tụng kinh Bái sám bỏ những đều ác, siêng làm việc lành, tinh tấn nổ lực và tu học niệm danh hiệu chư Phật.
  • Bạch thầy, chúng con từ bé đến lớn mới có cơ duyên đi tham quan niềm Trung, vào xứ Nghệ, Hà Tỉnh, Quảng Bình thăm nhiều điển thắng tích lịch sử, con đi cùng với Đại Đức Thanh Phúc, trụ trì chùa An Vinh- tỉnh Tuyên Quang, con đi đến đâu thì làm thơ đến đó thầy ạ.

Chúng tôi lắng nghe từ Phật tử Diệu Tâm, nghe trong từng ánh mắt dung dị, qua lời bộc bạch chân thật, và nhìn từng chiếc lá.

  • Tôi Hỏi: Thế ở đây nhiều Phật tử không..?
  • Đáp: Bạch thầy, cả xã được 127 hộ mà chỉ có con đi quy, còn tất cả chỉ theo tín ngưỡng, con thì tu học và chăm sóc cho chùa, nhưng mà nhiều người họ không thích, nói con nhiều đều con đều bỏ ngoài tai, con tu học là học cái khó học, học cái khó nhẫn, học cái khó nghe, học cái chân lý giải thoát, học cái tâm yêu thương, gói lại đi tất cả những gì không hay chuyển tánh cho nó hay, thế mới là hạnh bồ tát Quán Âm, tu những hình tướng khó tu đó mới là cái của lòng bảo vệ Tam bảo, bảo vệ Tăng, bảo vệ cho chánh pháp mà thầy tổ giầy công vun bồi tạo dựng. 

Con đã làm trong câu nói Tốt khoe, xấu gói lại đi để tâm luôn thanh tịnh không vết bẩn, mỗi khi ai nói xấu Tăng con đều dùng câu nói cho em xin, gói lại đi, để tâm luôn trong sáng.

  • Tôi Hỏi: Chùa này nghe nói thiêng lắm, và có những đều kỳ diệu khiến cho ai về đây cũng ghé lại thăm chùa...?
  • Đáp: Bạch Thầy, chư tổ trải dài qua các mạng mạch, giữ gìn cho Đạo pháp, cho chánh pháp Hưng long, cho đất nước bình an, từ thời Lý đã có ngôi chùa này.

Cho nên tôi đã rút ra bài học trong câu chuyện của Phật Tử Diệu Tâm, qua bốn lòng tin tối thượng thuộc hệ tạng kinh Tăng Chi.

Xin mỗi ai đó có duyên để thực hành và sống trong đời cần gói lại đi.

".....Này các Tỷ-kheo, có bốn lòng tin tối thượng này. Thế nào là bốn?

1. Dầu cho các loại hữu tình nào, này các Tỷ-kheo, không chân hay hai chân, bốn chân hay nhiều chân, có sắc hay không sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác được xem là tối thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

2. Này các Tỷ-kheo, dầu cho loại pháp hữu vi nào, Thánh đạo tám ngành được xem là tối thượng, những ai đặt lòng tin vào Thánh đạo Tám ngành, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

3. Dầu cho loại pháp nào, này các Tỷ-kheo, hữu vi hay vô vi, ly tham được xem là tối thượng trong tất cả pháp, tức là sự nhiếp phục kiêu mạn, sự nhiếp phục khát ái, sự nhổ lên tham ái, sự chặt đứt tái sanh, sự đoạn diệt tham ái, sự ly tham đoạn diệt, Niết-bàn. Những ai đặt lòng tin vào pháp ly tham, này các Tỷ-kheo, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

4. Dầu cho loại chúng Tăng hay hội chúng nào, này các Tỷ-kheo, chúng Tăng đệ tử của Như Lai được xem là tối thượng trong tất cả hội chúng ấy. Tức là bốn đôi tám vị, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là vô thượng phước điền ở đời. Những ai đặt lòng tin vào chúng Tăng, này các Tỷ-kheo, họ đặt lòng tin vào tối thượng. Với những ai đặt lòng tin vào tối thượng, họ được quả dị thục tối thượng.

Này các Tỷ-kheo, đây là bốn lòng tin tối thượng."

Qua bài học trên, chúng tôi trở về trong mùa xuân an bình, trở về trong từng hạt mưa rơi trên vùng núi Chiêm Hoá, thuộc tỉnh Tuyên Quang thân yêu.

Gói lại đi là bài học cho tôi hôm nay và mai sau khi cần gì ta về gói lại để tự tình trong chuyến đò tử sinh.

Viết xong tại Tuyên Quang, nhân ngày 19/2/ năm Kỷ Hợi, ngày vía Đức bồ tát Quán Thế Âm.

Tk Thích Minh Thế

Hỷ Tâm Hải Triều 

Cẩn bút.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 10238)
Học Phật không phải học lý thuyết của một bộ môn tư tưởng, cũng không phải cố gắng hoàn tất những pho giáo lý được biện giải bởi những nhà tri thức đa văn và có tài diễn đạt, cũng không phải như những Pháp sư thông làu các tạng kinh, luận và giới luật. Học Phật ta có thể tạm thí dụ như học ngành bác sĩ chuyên khoa, chữa trị bệnh tật có hiệu lực và cứu sống được nhiều người.
02/11/2010(Xem: 8443)
Hôm nay chúng tôi xin nói qua và giải thích thêm về bản chất của Đạo Phật để quí Phật tử thấy rõ đạo Phật là bi quan hay lạc quan. Đây là vấn đề mà nhiều người muốn biết, nhưng Phật tử chúng ta đa số vẫn chưa giải nổi. Chúng tôi sẽ nói rõ để quí Phật tử hiểu cho thật đúng với tinh thần của đạo Phật, tránh bị người xuyên tạc, hiểu lầm. Trước hết, chúng tôi nói đến quan niệm mà đa số người hiểu lầm cho rằng đạo Phật là bi quan.
02/11/2010(Xem: 8975)
aukhi D.T. Suzuki qua đời, hội Phật giáo Hoa kỳ góp nhặt các bài viết cuối cùng củaông để in thành sách với tựa đề "Lãnhvực của Thiền học Zen" (TheField of Zen, 1969) và bốn mươi năm sau quyển sách này được dịch sang tiếngPháp với tựa đề "Những bài viết cuốicùng bên bờ của cõi trống không" (DerniersÉcrits au bord du Vide, 2010). Dưới đây là một trong số các bài được tuyểnchọn trong quyển sách này.
31/10/2010(Xem: 9871)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
31/10/2010(Xem: 10600)
Bài nầy do Chân Văn dịch từ Chương Bốn trong quyển "Living Buddha, Living Christ" của Thích Nhất Hạnh, Riverheads Book xuất bản 1995. Quyển sách gồm nhiều bài giảng bằng Anh ngữ của Thầy, được ghi âm, chép lại và nhuận sắc. Ðây là một quyển sách đã bán được rất nhiều trong loại sách về tôn giáo và tâm linh ở Hoa Kỳ. Theo lối quen dùng trong các sách Việt ngữ của Thầy, từ "Buddha" được dịch là "Bụt", một từ trong tiếng Việt cổ dùng để phiên âm "Buddha" khi đạo Phật được truyền vào Việt Nam vào đầu kỷ nguyên Tây lịch. Về sau, từ khi người Việt dùng kinh sách chữ Hán, từ "Phật" hay "Phật Ðà" (tiếng Hán Việt) được dùng thay từ "Bụt". Bài dịch nầy đã được đăng trên tạp chí Thế Kỷ 21, California, Hoa Kỳ, tháng 11-1995
31/10/2010(Xem: 10097)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 8575)
Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con nnep song daogười, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !
29/10/2010(Xem: 9549)
Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.
28/10/2010(Xem: 8903)
Córất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sựphóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏitâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm, nênchúng ta vẫn coi chúng như những thể tách rời và khác biệt.Tâm chúng ta cứ hết sân hận, ganh tị rồi lại mừng vui,phấn khích - đủ mọi cung bậc thăng trầm của cảm xúc.Thực sự chúng ta chưa hiểu được mình đang trải nghiệmnhững gì, ta thực sự là ai, ai đang thực sự sân giận hayvui vẻ, ai đang nản lòng hoặc tràn trề hứng khởi: điềugì đang thực sự diễn ra? Trên thực tế
28/10/2010(Xem: 8302)
Kính lễ Kim Cương Thượng Sư Tôn! Đấng Pháp Vương Drukpa tôn quý, Ngài là chủ hết thảy Đạo sư, Mang phúc lợi nhiêu ích hữu tình. Dưới gót sen cao quý quang vinh, Dốc lòng thành con nguyện quy kính! Đức Long Thọ Bồ Tát dạy rằng: “Giới luật, giống như căn bản của thế và xuất thế, là nền tảng của hết thảy trí tuệ”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]