Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về tiếng Việt "hiện tượng đồng hoá âm thanh" (phần 4)

14/01/201919:40(Xem: 6785)
Tản mạn về tiếng Việt "hiện tượng đồng hoá âm thanh" (phần 4)

Tản mạn về tiếng Việt "hiện tượng đồng hoá âm thanh" (phần 4)

- phong phanh hay phong thanh?

Nguyễn Cung Thông[1]

 

Bài này là phần 4 trong loạt bài viết về hiện tượng đồng hóa âm thanh trong ngôn ngữ với tâm điểm là tiếng Việt. Phần 1 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) qua các cách dùng ròng rọc < rọc rọc, phưng phức < phức phức, nơm nớp < nớp nớp, phấp phất/phất phới/phân phất < phất phấtkhám bệnh < khán bệnh. Phần 2 bàn về khuynh hướng đồng hoá âm thanh (thanh điệu) qua các cách dùng Huyền Trang < Huyền Tảng/Tráng, Tịnh Độ < Tịnh Thổ. Phần 3 chú trọng vào cách dùng tẩm liệm so với tấn/ tẫn/tẩn liệm qua khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) như khán bệnh > khám bệnh. Bài này (phần 4) bàn về các dạng phong thanh (phong thinh), phong phanhphong văn. Các tương quan Hán Việt (HV) nêu ra trong bài không nhất thiết xác định nguồn gốc của các từ này (Việt cổ, Hán cổ). Các chữ viết tắt trong bài này là BK (Bắc Kinh), TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng năm 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), VBL (từ điển Việt Bồ La, Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes/1651), L (La Tinh), ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895), NCT (Nguyễn Cung Thông). Số trang/cột/tờ của VBL ghi lại để người đọc dễ kiểm tra lại. Chỉ số sau một âm tiết là chỉ thanh điệu, khác với số phụ chú ghi theo thứ tự trong bài. Vấn đề đặt ra khi các cơ quan truyền thông dùng "phong phanh" khá thường như được ghi nhận trong bài viết "GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG TIẾNG VIỆT: phong thanh và phong phanh” của tác giả Đặng Trung Thành, trích từ trang này (đăng ngày 24/11/2015) http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1505:gi-gin-s-trong-sang-ting-vit-phong-thanh-va-phong-phanh&catid=100:vn-hoa-ngh-thut&Itemid=229 :

"Có một số tờ báo, dù đã qua nhiều khâu biên tập nhưng vẫn không tránh khỏi dùng nhầm từ phong thanh và phong phanh. Ví dụ: “Thông tin Vedan xả chất thải bị bắt quả tang, tôi nghe phong phanh qua đồng nghiệp vào chiều trước khi VTV phát sóng (chiều thứ bảy 13/9/2008)”. Đây là bài báo “Nhà báo trong “vụ Vedan”: Chúng tôi đã “chiến đấu” và “nổ súng” như thế nào?” của tác giả Trần Minh khi trích lời nhà báo Ngô Sơn của báo Lao Động, đăng trên báo Nhà báo và Công luận số 40, ngày 26/9/2008.

Hay trong bài viết “Mai Phương Thúy, Bình Minh trò chuyện đầu năm”, đăng trên báo điện tử Vietnamnet, cập nhật ngày 08/02/2008 đoạn hoa hậu Mai Phương Thúy đặt câu hỏi cho siêu mẫu Bình Minh như sau: “Theo những gì em phong phanh nghe được thì anh sắp lập gia đình và rất vừa lòng với người bạn đời của mình. Vậy anh có thể chỉ cho em chút kinh nghiệm mà có trong tình yêu không?” (hết trích).

Hay trong bài "Nhiều trường hợp dùng sai cả tiếng mẹ đẻ (kỳ 2)" của tác giả Nguyễn Thông (đăng ngày 15/2/2017) trang https://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/tieng-viet-toi-yeu-c-164/nhieu-truong-hop-dung-sai-ca-tieng-me-de-ky-2-56477.html :

"Thỉnh thoảng chúng ta thấy trong bài hoặc tin tức này nọ trên mặt báo có từ "phong phanh", ví dụ: nghe phong phanh ai nói" (hết trích).

Hay chỉ cách đây một tháng rưỡi (7/11/2018), phong phanh cũng xuất hiện trong bài "Hương Giang phong phanh về khả năng bị giật bồ" trên trang msn giải trí hay Thế Giới Trẻ …v.v…

Ta hãy thử tìm hiểu chi tiết hơn về các cách dùng lẫn lộn trên, cũng như đưa ra một giải thích tại sao lại có dạng phong phanh trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.

1. Phong thanh có nhiều nghĩa

Phong thanh 風聲 HV có nhiều nghĩa như

(a) tiếng tăm, thanh danh, td. phong thanh dùng trong Hậu Hán Thư 後漢書 (năm 445 SCN): Quang Vũ tố văn kì phong thanh,báo dĩ thù lễ 光武素聞其風聲,報以殊禮 

(b) âm thanh của gió, tiếng gió, tiếng động; td. thành ngữ bốn chữ 風聲鶴唳 phong thanh hạc lệ[2] là tiếng gió và tiếng hạc kêu khóc, hàm ý tình huống bi thương thảm khốc - thành ngữ bốn chữ này từng xuất hiện trong Tấn Thư 晋書(648 SCN). Thành ngữ tẩu lậu phong thanh 走漏風聲 hàm ý tiết lộ bí mật (~ tiết lộ tin tức)…v.v…

(c) nghĩa mở rộng chỉ tin tức, tin đồn[3]; td. xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Văn Minh Tiểu Sử 文明小史 của tác giả Lí Bá Nguyên (1867-1906).

Nên nhắc ở đây là phong văn HV 風聞 cũng từng có nghĩa là nghe tin đồn cũng như phong thanh, td. xuất hiên trong Hán Thư 漢書 (năm 82 SCN), xem hình chụp trang 610 bên dưới (Génibrel, sđd). Học giả Huỳnh Tịnh Của ghi phong văn cùng nghĩa với nghe phong phanh (nghe thoáng qua, nghe tiếng đồn - trang 202, ĐNQATV).

Học giả Vallot (1898, sđd) giải thích "Entendre vaguement dire" là nghe mang máng, nghe phong thanh, nghe gió.

Việt Nam Tự Điển (1931/1954) trang 440 giải thích phong thanh là "tiếng tăm tốt", td. "nhà có phong thanh", và phong văn cùng nghĩa với phong thanh (cũng như ĐNQATV).

Học giả Gustave Hue (1937, sđd) ghi phong văn ~ phong thanhphanh (mở banh ra) cũng như Việt Nam Tự Điển (sđd); nhưng trong mục phanh ghi thêm rằng phanh là hậu tố (suffixe) trong cụm từ phong phanh. Đây có lẽ dẫn đến nét nghĩa mỏng manh (phanh áo/phanh ngực ra, không đủ ấm) như ăn mặc "phong phanh". Phong phanh còn có một nghĩa mở rộng là khoe khoang (xem chi tiết trong mục 2).

 

Dong-Hoa-Am-Thanh-p4-000

 

Tuy nhiên, phong tiếng Việt phát âm rất đặc biệt: với hai môi đóng lại (/fɒŋm/ môi hoá, m-hoá ở cuối âm tiết) chứ không phải mở rộng ra như fong (đọc theo tiếng Anh là /fɒŋ/). Khuynh hướng khép môi lại - khi phát âm -ng như mong, long, phong - có khả năng ảnh hưởng đến âm thanh đi sau âm mong, long, phong, hay dẫn đến khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm).

2. Khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm)

Hiện tượng đồng hóa âm thanh (linguistic assimilation) trong ngôn ngữ rất thường gặp: từ thanh điệu (điều hòa thanh điệu) cho đến các âm đứng gần nhau, phụ âm hay nguyên âm, đều có thể ảnh hưởng qua lại - nhất là trong khẩu ngữ. Điều này không làm ta ngạc nhiên vì âm thanh phát ra cũng phải tuân theo một số định luật vật lí tự nhiên của con người, khi lưỡi và họng ở những vị trí phát âm sao cho trôi chảy (nói) và thuận tai (nghe). Khuynh hướng đồng hoá âm thanh rất rõ nét trong các ngôn ngữ thuộc loại hòa kết (fusional/inflectional language) hay chắp dính (agglutinative/synthetic language) như tiếng Anh, Pháp - xem thêm chi tiết trong loạt bài Tản mạn về tiếng Việt "hiện tượng đồng hoá âm thanh" (phần 1, 2, 3 cùng tác giả NCT) - và nhất là khi nói chuyện tự nhiên (khẩu ngữ).

Các trường hợp đồng hoá âm thanh (phụ âm) đã viết ra trong các bài trước là

khán phá ~ khám phá

khán bệnh ~ khám bệnh

tẫn liêm ~ tẩm liệm

nớp nớp ~ nơm nớp

…v.v…

Bây giờ, hãy xem trường hợp phong thanh với phong có âm môi hoá (m), nên phụ âm tắc/đầu lưỡi t- của thanh có khả năng biến thành phụ âm tắc/môi p- hay thanh > phanh:

phong thanh > phong phanh

Chính vì vậy mà học giả Génibrel (1898) đã ghi bốn cách dùng tương đương (a) nghe phong phanh (hai lần, mục phong và mục nghe) (b) nghe phong thanh (một lần) (c) nghe phong thinh[4] (một lần) (d) nghe nói phong văn là (một lần) - xem hình chụp trang 610. Để ý một nét nghĩa của phong phanh là khoe khoang (kiêu ngạo ~ targuer, vanter/P) trong các nghĩa ghi lại  trong trang 610, có lẽ liên hệ đến nghĩa của phanh là banh ra (phô trương). Chúng ta hãy nhìn lại hiện tượng gió và âm thanh từ lăng kính vật lí để có thể cảm thông tại sao lại có thể nghe âm thanh (nghe tiếng) từ một nơi xa xôi nào đó, dẫn đến cách dùng ẩn dụ là nghe phong thanh (nghe tiếng đồn, nghe mang máng, nghe chỗ được chỗ mất), hay tìm ra cầu nối giữa một hiện tượng văn chương (khoa học xã hội/nhân văn) và khoa học thực nghiệm chính xác.

3. Gió và âm thanh - hiện tượng khúc xạ (refraction)

3.1 Nếu âm thanh phát ra trong chân không (vaccuum) hay không có môi trường đàn hồi nào để chuyển tải sóng âm thanh thì ta sẽ không nghe thấy gì[5]. Không khí (hay chất lỏng, chất đặc) là môi trường cần thiết để cho âm thanh được truyền đi. Áp suất khí quyển khác biệt lại tạo ra gió. Khi gió chuyển động (thổi) cùng một chiều với âm thanh thì vận tốc âm thanh ở mặt đất nhỏ hơn[6] vận tốc âm thanh trên cao hơn, do đó âm thanh sẽ bị khúc xạ (vì các vận tốc khác nhau) xuống mặt đất và do đó âm thanh được chuyển đi xa hơn từ nguồn phát. Thành ra người ở cuối hướng gió (đầu hướng gió là nguồn âm thanh) sẽ nghe thấy tiếng động nhanh và ồn hơn so với khi không có gió. Vận tốc của gió càng cao thì âm thanh (tần số, độ ồn) nghe được sẽ bị thay đổi càng nhiều. Từ chính các trải nghiệm với âm thanh được gió mang đến (hay mang đi/mất đi) luôn có gì khác biệt (~ tiếng đồn, nghe mang máng) với nguồn phát ra âm thanh, cụm từ phong thanh có thể đã mang một nghĩa mở rộng trong ngôn ngữ từ một hiện tượng vật lí rất tự nhiên. Có thể đây là hàm ý (nghĩa bóng) của cụm từ phong thanh[7] đến từ một kí ức tập thể từ ngàn xưa chăng?

 

 

 Giải thích các chữ tiếng Anh trong hình bên dưới: ground (mặt đất), wind (gió, phong HV), low speed (vận tốc thấp), high speed (vận tốc cao), sound wave (sóng âm thanh), refracted (bi khúc xạ/bị đổi hướng) - trích từ trang http://www.hk-phy.org/iq/sound_wind/sound_wind_e.html

 

Dong-Hoa-Am-Thanh-p4-007


 Dong-Hoa-Am-Thanh-p4-001

 

 

 

 

3.2 Khi gió chuyển động (thổi) ngược chiều với hướng đi âm thanh thì vận tốc âm thanh ở mặt đất giảm ít hơn so với vận tốc âm thanh trên cao, do đó âm thanh sẽ bị khúc xạ (vì các vận tốc khác nhau) lên trên cao (ngược với xuống mặt đất như trong trường hợp 3.1) và do đó âm thanh rất khó nghe được ở dưới đất! Xem hình vẽ bên dưới:

 

 

Dong-Hoa-Am-Thanh-p4-002

 

 

 

Như vậy thì ở đâu trên trái đất, ta cũng có thể nghe thấy âm thanh do gió mang đến: lúc rõ lúc mất tuỳ hướng và vận tốc gió, và có khi nghe tiếng mà không nhìn thấy hay không biết ở đâu ra… Vì thế mà cách dùng phong thanh (> phong phanh, nghĩa bóng) còn hiện diện trong các ngôn ngữ khác (không liên hệ đến tiếng Việt) như tiếng Anh: to get wind of (nghe gió - Vallot/sđd ~ nghe đồn rằng) tương đương với to have/catch wind of (bắt được tin đồn, nghe đồn rằng, nghe phong phanh/thanh). Tiếng Pháp cũng có cách dùng tương tự là avoir vent de… Một điểm đáng chú ý là nghĩa mở rộng của tiếng Anh "in the wind" (nghĩa đen là "trong cơn gió"/NCT) là sắp xẩy ra: td. "There's good news in the wind" (‘có tin mừng trong cơn gió’ ~ có tin mừng sắp đến/NCT), cho thấy gió đã đem tin (mới lạ, tin mừng) đến dù rằng người nghe không nhận thấy được qua các giác quan khác.

Tóm lại, phong thanh HV có nhiều nét nghĩa nhưng trong khẩu ngữ có khả năng trở thành phong phanh, nghĩa là nghe tiếng đồn hay nghe mang máng. Dạng phong phanh (nghe phong phanh) là kết quả của quá trình đồng hoá âm thanh (phụ âm) tự nhiên của các phụ âm khi chúng đứng gần nhau. Tương tự như các dạng khám phá, khám bệnh, tẩm liệm: tuy không có nhiều - thành ra khó nhận diện - và không rõ nét trong tiếng Việt so với các ngôn ngữ chắp dính và hoà kết. Phong phanh cũng có các nghĩa khác nhau như khoe khoang (phanh phui, phô bày ra - không thấy dùng trong tiếng Việt hiện đại), hay chỉ trạng thái sơ sài (ăn mặc phong phanh[8]) dựa vào nghĩa chính của phanh (phanh phui, phanh ngực, phanh áo). Ngoài ra, phong thanh với nét nghĩa tiếng tăm (tiếng nghe được từ xa, tiếng đồn đi xa) còn có thể liên hệ đến hiện tượng vật lí (khúc xạ) của gió và âm thanh khi cùng hay khác hướng, đây là sự giao thoa rất thú vị giữa khoa học nhân văn và khoa học thực nghiệm[9]. Hi vọng người đọc sẽ thấy thích thú và tra cứu sâu xa hơn về những nét đẹp phong phú và thâm trầm của ngôn ngữ nói chung, và tiếng Việt nói riêng qua cách dùng phong thanh hay phong phanh. Hình chụp các trang 750 và 773 từ tự điển Việt Bồ La cho thấy khuynh hướng đồng hoá âm thanh (phụ âm) đã từng hiện diện vào thế kỉ XVII: thấp thoáng ~ thất thoáng - phụ âm môi/tắc -p trở thành phụ âm đầu lưỡi/tắc -t (thấp > thất[10]):

 Dong-Hoa-Am-Thanh-p4-003

VBL - trang 750

 

 Dong-Hoa-Am-Thanh-p4-004

VBL - trang 773

 

4. Tài liệu tham khảo chính

1) Pigneau de Béhaine (1772/1773) - Bá Đa Lộc Bỉ Nhu "Dictionarium Annamitico-Latinum" Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên, NXB Trẻ (Thành Phố HCM - 1999).

2) J. F. M. Génibrel (1898) "Dictionnaire annamite français" Imprimerie de la Mission à Tân Định (SaiGon).

                                     (1906) "Petit dictionnaire annamite français" Imprimerie de la Mission à Tân Định (SaiGon).

3) Huỳnh Tịnh Của (1895-1896) "Đại Nam Quấc Âm Tự Vị" Tome I, II - Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4 rue d'Adran (SaiGon).

4) Nguyễn Quang Hồng (2015) "Tự điển chữ Nôm dẫn giải" Tập 1 và 2 - NXB Khoa Học Xã Hội/Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm (Hà Nội).

5) Gustave Hue (1937) "Dictionnaire annamite-chinois-français" Imprimerie Trung-hoà - NXB Khai Trí (Sài Gòn) in lại năm 1971 theo bản gốc năm 1937

6) Nguyễn Văn Khang (2016) trong loạt bài phỏng vấn "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt - phong phanh hay là phong thanh?" của VOV2.VOV.VN, nghe toàn bài trang này http://vov2.vov.vn/giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet/phong-thanh-hay-phong-phanh-cmobile83-21285.aspx

7) Trương Vĩnh Ký J.B.P. (1884, 1920) "Petit dictionnaire francais annamite" Imprimerie de l'union Nguyễn Văn Của (SAIGON).

8) Mai Ngọc (2018) "Học Tiếng Việt bao nhiêu năm nhưng bạn có chắc là mình phân biệt được những cặp từ này không?" bài viết trên kinh14.vn, có thể xem toàn bài trang này http://kenh14.vn/hoc-tieng-viet-bao-nhieu-nam-nhung-ban-co-chac-la-minh-phan-biet-duoc-nhung-cap-tu-nay-khong-20180907202908768.chn ...v.v...

9) Alexandre de Rhodes (1651) "Phép Giảng Tám Ngày" - Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn (1961 - Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.

                                     (1651) “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính - NXB Khoa Học Xã Hội, Thành Phố HCM (1991).

                                    “Tường Trình về Đàng Trong 1645” bản dịch của Hồng Nhuệ, NXB Ánh Sáng Publishing, Escondido (California/Mỹ, 1994?).

                                    "Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646" dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên - Tủ sách Đại Kết, Thành phố HCM (1994).

10) Refraction of Sound (khúc xạ âm thanh) - có nhiều tài liệu liên hệ như xem trang này chẳng hạn http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/Sound/refrac.html ...v.v...

11) Jean Louis Taberd (1838) - tên Việt là cố Từ - "Dictionarium Annamitico-Latinum" Serampore (Bengale).

12) Nguyễn Cung Thông (2016) "Tản mạn về tiếng Việt - hiện tượng đồng hoá âm thanh (phần 1)" - có thể đọc toàn bài trên trang https://quangduc.com/p51967a58065/6/phan-1 ...

                                        (2016) "Tản mạn về tiếng Việt - hiện tượng đồng hoá âm thanh (phần 2)". Có thể tham khảo các bài viết này trên mạng như http://chimviet.free.fr/ngonngu/nguyencungthong/ncthong_DongHoaAmThanh01_TiengViet_a.htm hay https://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/hien-tuong-dong-hoa-am-thanh-trong-tieng-viet-phan-2 ...v.v...

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết liên hệ như trang này http://ngonngu.net/index.php?m=print&p=109 hay https://www.thoughtco.com/what-is-assimilation-phonetics-1689141 ...v.v...

                                        (2018) "Tản mạn về tiếng Việt "hiện tượng đồng hoá âm thanh" (phần 3) - tẩm liệm hay tấn/tẫn/tẩn liệm?" có thể xem toàn bài trên trang này chẳng hạn http://www.daophatngaynay.com/vn/tai-lieu/tu-dien-tham-khao/27787-tan-man-ve-tieng-viet-hien-tuong-dong-hoa-am-thanh-phan-3-tam-liem-hay-tan-tan-tan-liem.html ...v.v...

13) Pierre-Gabriel Vallot (1898) "Dictionnaire franco-tonkinois illustré" NXB F.H. Schneider (Hà Nội).

14) “Việt Nam Tự Điển” (1931/1954) Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo năm 1931 - Iprimerie Trung Bắc Tân Văn, Sài Gòn/Hà Nội - Văn Mới 1954.



[1] Nghiên cứu tiếng Việt độc lập ở Melbourne (Úc) – email [email protected]

[2] Hay hạc lệ phong thanh (thứ tự chữ đảo ngược). Trích Tấn Thư, Tạ Huyền truyện 晉書 謝玄傳:"văn phong thanh hạc lệ, giai dĩ vi vương sư dĩ chí 聞風聲鶴唳,皆以為王師已至".

[3] Cách dùng tương đương với phong thanh (nghe thấy/nghe đồn/tin tức) là tiêu tức 消息, thính văn 聽聞 …

[4] Thinh là một biến âm của thanh, cũng như sinh sanh, tính tánh, chính chánh ... Phản ánh nguyên âm cổ hơn *jeŋ (dẫn đến các dạng -inh và -anh). Chữ thanh 聲 声 殸 (thanh mẫu thư 書 vận mẫu thanh 清 bình thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

書盈切 thư doanh thiết (TVGT, ĐV, QV, TV, NT, LT, VH) - TVGT/NT/TV/LT/TTTH ghi 音也 âm dã

TNAV ghi vận bộ 庚青 canh thanh (dương bình)

CV ghi cùng vần/bình thanh 聲 升 昇 陞 勝 (thanh thăng thăng/thắng)

書征切,聖平聲 thư chinh thiết, thánh bình thanh (CV)

尸羊切,音商 thi dương thiết, âm thương (VB, TVi, KH)

式呈切,音升 thức trình thiết, âm thăng (TVi) - thăng đọc là shēng (BK bây giờ) so với thanh cũng đọc là shēng (BK bây giờ).

審眞切,音升 thẩm chân thiết, âm thăng (CTT)...v.v...

Giọng BK bây giờ là shēng so với giọng Quảng Đông seng1 sing1 và các giọng Mân Nam 客家话: [台湾四县腔] sang1 [陆丰腔] sang1 [沙头角腔] sang1 [客英字典] sang1 [海陆丰腔] sang1 [梅县腔] shang1 [东莞腔] sang1 [客语拼音字汇] sang1 [宝安腔] sang1, giọng Mân Nam/Đài Loan seng1, tiếng Nhật sei shou và tiếng Hàn seng. Dựa vào các cách đọc phiên thiết, phương ngôn và HV/Nhật/Hàn, một dạng âm cổ phục nguyên của thanh hay thinh*sjeŋ (sh > th trong tiếng Việt). Tiếng, thinh/thanh là các dạng biến âm còn bảo lưu trong tiếng Việt của *sjeŋ.

[5] Một thí nghiệm nổi tiếng trong Âm học (Acoustics) là để một cái chuông điện hay chuông báo thức hoạt động trong một bình chân không: kết quả cho thấy ta không nghe được tiếng chuông kêu  vì chuông nằm trong môi trường chân không. Tuy nhiên, nếu không có chân không (hay chỉ có không khí bình thường) thì ta nghe được tiếng chuông reo. Đây là thí nghiệm chuông-trong-bình (bell-in-jar) của nhà bác học Anh Robert Boyle.

[6] Vì mặt đất có nhiều vật cản trở chuyển động như cây cối, địa thế (đồi núi) gồ ghề ...v.v...  Cho nên vận tốc gió ở mặt đất nhỏ hơn so với ở độ cao hơn, trong phần này không đề cập đến hiệu ứng Doppler.

[7] Một cách giải thích khác dựa vào cấu trúc từ láy -ong -anh như mong manh, long lanh dẫn đến dạng phong phanh so với các dạng khác như óng ánh, lóng lánh, ỏng ảnh, mỏng mảnh ... Tuy nhiên dạng phong thanh HV đã có từ lâu đời, cũng như không có tài liệu tiếng Việt (?) ghi lại cách dùng phong phanh vào thời xưa, nên khó dùng cấu trúc từ láy để giải thích một cách thoả đáng. Một cách nói khác là nghe phảng (phưởng) phất 仿佛, 彷彿 hay là 髣髴 cũng có nghĩa như nghe phong thanh (nghe lúc rõ lúc không), cách dùng này không nằm trong phạm vi bài viết này.

[8] Phong phanh có một dạng chữ Nôm là 風烹 như "Sư dịu dàng dáng, tiểu phong phanh hình" trong Sơ Kinh Tân Trang 10b (chép lại truyên thơ Nôm của Phạm Thái 1777-1813); hay trong Thiếu Thất phú 3b "Tay phong phanh quạt lá đan tròn. Chân lập cập dép mo đóng chật"

[9] Trường hợp tương tự phong thanh như cách dùng phong thuỷ 風水, một hiện tượng tuỳ thuộc vào các yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở và hướng gió, dòng nước ...v.v...

[10] Khó là viết hay sắp chữ sai vì lặp lại cách dùng "thất thoáng" ở hai trang khác nhau trong VBL.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2015(Xem: 5711)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10034)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7767)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 7923)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 8960)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 8978)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7535)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10010)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 7940)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
20/09/2015(Xem: 11741)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]