Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm sự Nữ Sĩ BANG NHÃN qua bài thơ VỊNH NGŨ HÀNH SƠN

15/12/201822:06(Xem: 7795)
Tâm sự Nữ Sĩ BANG NHÃN qua bài thơ VỊNH NGŨ HÀNH SƠN
Nữ Sĩ BANG NHÃN  

Tâm sự Nữ Sĩ BANG NHÃN qua bài thơ

VỊNH NGŨ HÀNH SƠN

          

CHÂU YẾN LOAN

         

Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối  thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa  Hàn”, “Vịnh  Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.

 

Bà Bang Nhãn tên thật là Lê Thị Liễu, quê làng Hà Nha, nay thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sinh năm 1853, mất năm 1927. Khi bà cất tiếng khóc chào đời vừa mới 5 năm thì thực dân Pháp đã nổ súng bắn vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lăng đất nước ta, từ đó cho đến suốt cuộc đời bà phải sống trong cảnh nước nhà bị chìm đắm trong nô lệ .

 

Chồng bà là ông Phan Quỳ, một người nổi tiếng hay chữ ở đất Quảng Nam, quê làng Gia Cốc, nay thuộc xã Đại Minh cùng huyện với bà . Ông Quỳ làm chức Bang tá, con đầu đặt tên Nhãn. Ngày trước người ta thường lấy tên con đầu để gọi cha mẹ nên ông Quỳ được gọi là ông Bang Nhãn, do đó bà có tên là bà Bang Nhãn. Lúc ông còn sống, chưa ai biết bà có tài làm thơ, chỉ sau khi ông qua đời bà mới thường hay xướng hoạ thơ văn với các danh sĩ đương thời và nổi tiếng khắp tỉnh.

 

Cũng như bà Huyện Thanh Quan, bà Bang Nhãn rất nổi tiếng về thơ quốc âm. Bà sáng tác nhiều nhưng đến nay chỉ còn lưu lại 2 bài,  đó là bài Qua cửa Hàn và bài Vịnh Ngũ Hành Sơn .

 

                                                                                 *

*      *

 

                    Quảng Nam Diên Phước Ngũ Hành Sơn .

Câu thơ cho thấy từ rất lâu, Ngũ Hành Sơn ở huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam, ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng đã trở thành biểu tượng văn hóa và  niềm tự hào của người dân Quảng Nam – Đà Nẵng.

 

 tam-su-nu-si-000

Toàn cảnh khu vực Ngũ Hành Sơn (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ)   (Wikipedia)

 

NGŨ HÀNH SƠN là năm ngọn núi ngạo nghễ vươn lên giữa trời mây mà người dân xứ Quảng thường gọi bằng cái tên bình dị thân thương là núi Non Nước, nhưng trước đó còn có nhiều tên khác như: “Ngũ Uẩn Sơn; Ngũ Chỉ Sơn; Núi Cẩm Thạch; Núi Tam Thai”. Đầu thế kỷ thứ XIX vua Minh Mạng đặt tên là Ngũ Hành Sơn, tên đó còn giữ cho đến ngày nay.

Ngũ Hành sơn là một danh thắng của Quảng Nam - Đà Nẳng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía đông nam, trên một bãi cát trắng mênh mông gần bờ biển, thuộc  làng Hóa Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành sơn.

Thuở xa xưa, vùng này là đất của Chiêm Thành, người Chiêm, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không. Thời nhà Trần, năm 1306 sự hy sinh của công chúa Huyền Trân đã mang về cho đất nước “hai châu Ô, Rý vuông ngàn dặm” mở rộng lãnh thổ đến bờ bắc sông Thu Bồn.

Theo truyền thuyết vào đời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã khám phá ra Ngũ Hành Sơn, từ đó Ngũ Hành  sơn mới thuộc về người Việt.

Thật ra, quần thể núi Non Nước có sáu ngọn là Kim sơn, Mộc sơn, Thuỷ sơn, Thổ sơn, riêng Hoả sơn có hai ngọn nằm kề nhau là Âm Hoả sơn và Dương Hoả sơn. Đó là những núi đá vôi đã biến thành cẩm thạch, với một độ cao vừa phải và những hình dáng vô cùng kỳ thú. Nơi đây phong cảnh hữu tình, vừa có núi, sông, hang, động, biển cả, vừa có chùa chiền thanh u,  tĩnh mịch, quả là một tặng phẩm vô giá của thiên nhiên .

 

Theo nhà nghiên cứu Dịch học Nguyễn Thiếu Dũng, Ngũ Hành Sơn (số 5) nằm ở trung độ ( trung cung) Việt Nam cùng với Ba Vì (số 3), Tam Đảo (số 3) phía Bắc và Thất sơn (số 7) phía Nam hợp thành tổng số 15, số của Lạc Thư, là các ngọn núi địa linh tú khí mang đầy chất tâm linh huyền nhiệm của Việt Nam. Trên bản đồ Việt Nam nếu lấy Ngũ Hành Sơn làm tâm điểm vẽ một vòng tròn bao gồm từ đỉnh đầu đất nước Đồng Văn đến chót mũi Cà Mau sẽ thấy Việt Nam có dạng một Thái cực đồ mà đường chữ S chia đất liền và biển cả thành hai phần âm dương lưỡng hợp, thật đúng là đất linh kiệt

 

Từ xưa Ngũ Hành Sơn đã có sức hấp dẫn nhiều người, từ các bậc vương giả như Quốc chúa Nguyễn Phước Chu, vua Minh Mệnh đến các thi nhân, du khách trong và ngoài nước đều đã đến vãn cảnh và để lại những áng thơ văn bất hủ. Cảm xúc trước vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thắng cảnh quê nhà,  nữ sĩ Bang Nhãn cũng đã ghi lại những rung động chân thành của mình bằng những câu thơ trang nhã, đài các mà mang đậm sắc thái Quảng Nam

             

            Vịnh Ngũ Hành Sơn

 

          Cảnh trí nào hơn cảnh trí này ,

          Bồng Lai tiên cảnh hẳn là đây.

          Núi chen sắc đá pha màu gấm,

          Chùa nức hơi hương khói lộn mây.

          Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước,

          Tiều phu chống búa tựa lưng cây.

          Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách,

          Vút mắt Trường Sơn ác xế tây.

 

Mở đầu bài thơ, nữ sĩ hết lời ca ngợi Ngũ Hành Sơn, một cảnh trí có giá trị độc đáo không nơi nào sánh bằng:

 

                                Cảnh trí nào hơn cảnh trí này,

                                Bồng lai tiên cảnh hẳn là đây.

 

Khẳng định Ngũ Hành Sơn là tiên cảnh, bà Bang Nhãn không chỉ muốn nói nơi đây là chốn danh lam, thắng cảnh mà còn nhấn mạnh đến bản chất của cảnh vật là tĩnh mịch, thanh khiết vượt lên trên những ràng buộc, khổ đau của trần thế. Cõi tiên là biểu tượng của những gì đẹp đẽ, sung sướng, của hạnh phúc vĩnh hằng mà con người luôn mơ ước. Nói đến cõi tiên là nói đến một thế giới hoàn hão khác hẵn thế giới trần tục mà con người đang sống, một thế giới tuyệt vời chỉ tồn tại trong cổ tích và trong mộng ước của dân gian.

Bước đến Ngũ Hành Sơn, du khách như đặt chân vào chốn bồng lai, câu thơ đã khắc sâu một ấn tượng về Ngũ Hành Sơn tuyệt đẹp, đẹp một cách huyền ảo, nửa hư nửa thực như cõi tiên.

 

Nguyễn Trãi khi viếng núi Dục Thuý ( còn có tên là núi Non Nước ), ở  tỉnh Ninh Bình,  cũng đã cho rằng Dục Thuý là :

 

                                Tiên cảnh truỵ trần gian “

                                  ( Cảnh tiên rơi cõi tục )

 

để ca ngợi vẻ đẹp kỳ ảo của núi Dục Thuý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đối với Nguyễn Trãi, Dục Thuý sơn là tiên cảnh thì bà Bang Nhãn cũng cảm nhận như thế về Ngũ Hành Sơn:

 

                             Bồng lai tiên cảnh hẳn là đây

 

Hai câu thực miêu tả Ngũ Hành Sơn, bà Bang Nhãn đã làm nổi bật vẻ đẹp của những núi đá cẩm thạch long lanh tựa gấm :

 

                              Núi chen sắc đá  pha màu gấm

 

Mà cẩm thạch tại đây cũng rất độc đáo, mỗi hòn núi có một màu sắc riêng: Thuỷ sơn màu hồng, Mộc sơn màu trắng, Hoả sơn màu đỏ, Kim sơn màu thuỷ mặc và ở Thổ Sơn màu nâu chứ không lẫn lộn nhiều màu như cẩm thạch ở Hương sơn :

 

                              “ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

                                (Chu Mạnh Trinh - Hương Sơn phong cảnh )

 

Đứng trên đỉnh cao của núi, du khách có thể ngắm nhìn Ngũ Hành Sơn đổi màu theo sắc nắng. Đó là sự kỳ ảo hiếm có ở bất cứ nơi nào.

Quần thể Ngũ Hành Sơn không chỉ đẹp về cảnh trí thiên nhiên mà nơi đây là đất thiêng của xứ Quảng, với nhiều ngôi chùa cổ, những bia đá, tượng Phật được xây dựng từ đầu thế kỷ XVII, một thế giới chùa chiền, hang động, khói hương nghi ngút tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, thoát tục khiến du khách khi bước chân vào là có thể trút bỏ mọi ưu tư, phiền muộn của trần gian để đắm mình trong không khí tĩnh lặng, huyền ảo, lung linh, của bầu trời cảnh Phật :

                              Chùa nức hơi hương khói lộn mây

                                Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước

                                Tiều phu chống búa tựa lưng cây "

 

 tam-su-nu-si-001

           Ngũ Hành Sơn huyền ảo   (vietbao.vn)

 

Từ những rung cảm trước vẻ đẹp của Ngũ Hành Sơn, bà Bang Nhãn lại ưu tư trước hiện tình của đất nước :

 

                         Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách

                           Vút mắt Trường Sơn ác xế tây”

 

Câu thơ cuối mới đọc qua chỉ là câu tả cảnh Ngũ Hành Sơn về chiều, khách say sưa ngắm cảnh mà quên cả thời gian, chợt nhìn lên đỉnh núi mặt trời đã xế về tây. Nhưng suy ngẫm kỹ, ta mới thấy ngoài nghĩa tả thực ra, nó còn ẩn chứa một nỗi niềm tâm sự của nhà thơ : phong cảnh nước nhà đẹp như thế mà nay đã vào tay thực dân Pháp “ác xế Tây” đau đớn biết chừng nào ! Thật là một tiếng kêu xé lòng phát ra từ trái tim nồng nàn yêu nước, tiếng kêu bi thương vút tận trời xanh làm rung động lòng người, tạo nên cái hồn của bài thơ khiến người ta phải tỉnh mộng mà quay về với thực trạng đau thương của tổ quốc. Cụm từ  Ác xế tây” chính là nhãn tự tạo nên linh hồn, sức sống và giá trị của bài thơ. Câu kết như một viên kim cương toả sáng, tiếc thay khi truyền tụng vì sợ động đến thời cuộc khiến bài thơ bị cấm, nên có người đã sửa câu kết thành :

                             Khen bấy thợ trời khéo đắp xây

 

làm giảm đi rất nhiều giá trị của bài thơ đồng thời hủy hoại cái hồn của bài thơ.

 

Bài thơ sử dụng những thi ảnh ước lệ quen thuộc “bồng lai, ngư phủ, tiều phu” bên cạnh những cụm từ thuần Việt “núi chen sắc đá, chùa nức hơi hương, gác cần, chống búa, ưa, thợ trời..” khiến cho ngôn ngữ thơ trang nhã, đài các quyện lẫn với chất nôm na rất Quảng Nam tạo cho thơ của bà một sắc thái riêng.

 

Với một tâm hồn dạt dào cảm xúc, một trái tim chan chứa yêu thương nữ sĩ Bang Nhãn đã để lại một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất hay, hiếm thấy trong làng thơ quốc âm  nên đương thời bài Vịnh Ngũ Hành Sơn đã được truyền tụng khắp nơi từ Nam chí Bắc.

Trọn cuộc đời sống trong cảnh đất nước bị xâm lăng, bà luôn canh cánh bên lòng nỗi đau mất nước, cho dù khi “Qua cửa Hàn” ngựa xe nhộn nhịp hay lúc say sưa thưởng ngoạn thắng cảnh của non sông bà vẫn không quên được quê hương đang rơi vào  tay thực dân Pháp .

 

  CHÂU YẾN LOAN

                                                           

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 5640)
Dharamshala: Sáng sớm ngày 5 tháng 7 năm 2021, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngỏ lời nhâp dịp sinh nhật lần thứ 86 của mình, để cảm ơn đến với mọi người, vì những lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi chỉ là một con người bình thường như bao nhiêu người khác. Thực sự cho thấy nhiều người yêu quý tôi. Nhiều người yêu quý nụ cười hồn nhiên của tôi. Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của tôi khá tươi trẻ. Nhiều người đã cho tôi thấy tình bạn chân chính.
02/08/2021(Xem: 5588)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” ! Khoa học ngày nay đã trải nghiệm và chứng minh rằng: "Mỗi động lực gây ra đều tạo một phản lực tương đồng và ngược chiều, động lực và phản lực không bao giờ tách rời nhau". Nhân quả là quy luật đã sẵn có trong vũ trụ, nên có tính bất biến và rất nghiêm minh, gieo nhân từ ba nghiệp thân, khẩu, ý rồi, khi đủ duyên phải nhận quả, trong hiện đời hoặc nhiều kiếp về sau, không thể chạy trốn vào đâu được. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.
02/08/2021(Xem: 14782)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
02/08/2021(Xem: 4003)
Nhiều nhà sư đang khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ y tế để tham gia chống dịch khi Covid-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan. Thái Lan đang phải chật vật kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất do biến chủng dễ lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến hệ thống y tế bên bờ vực quá tải và gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch.
01/08/2021(Xem: 12734)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/07/2021(Xem: 4257)
Đại dịch đang tàn phá quê nhà. Đất nước như trong nhà lửa. Mọi người đều đang sống trong nỗi lo. Nhiều người bất an, kể cả trong giấc ngủ, hễ chợp mắt là những hình ảnh đáng sợ hiện ra. Có những bài kinh nào để hộ thân, và để có giấc ngủ bình an? Bài viết này sẽ tìm các bài kinh đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hành – vừa để hộ thân, vừa có giấc ngủ bình an. Người viết không có thẩm quyền gì, nơi đây chủ yếu là chép lời Đức Phật dạy. Các sai sót, nếu có, xin được sám hối. Công đức chép kinh xin hồi hướng về quê nhà cho tất cả mọi người bình an.
29/07/2021(Xem: 6583)
Giếng nước tình thương cho dân nghèo xứ Ấn Namo Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ''..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết - Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa quí Ni Sư và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay chúng tôi vừa hoàn tất một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo khu vực làng Uruvela Uruvela-Kassapa, Gaya, Nalanda tiểu bang Bihar India. 6 giếng nước này được thành tựu từ lòng bi mẫn của chư vị trong nhóm Phật tử chùa Từ Hạnh- Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
28/07/2021(Xem: 4405)
Đây là những điều tôi đã nghe: Vào một thời, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang cư ngụ cùng với đại chúng tu sĩ và đại chúng Bồ tát trên núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Vào lúc ấy Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang nhập đại định làm minh bạch các hiện tượng được gọi là “trực giác thậm thâm”. Cùng lúc ấy, Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, cũng đang quán sát sự thực hành tuệ trí hoàn thiện thậm thâm và đang quán chiếu những tập hợp này (sắc, thọ, tưởng, hành, thức[1]) như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém.
27/07/2021(Xem: 7999)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]