Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm sự Nữ Sĩ BANG NHÃN qua bài thơ VỊNH NGŨ HÀNH SƠN

15/12/201822:06(Xem: 6223)
Tâm sự Nữ Sĩ BANG NHÃN qua bài thơ VỊNH NGŨ HÀNH SƠN
Nữ Sĩ BANG NHÃN  

Tâm sự Nữ Sĩ BANG NHÃN qua bài thơ

VỊNH NGŨ HÀNH SƠN

          

CHÂU YẾN LOAN

         

Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối  thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa  Hàn”, “Vịnh  Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.

 

Bà Bang Nhãn tên thật là Lê Thị Liễu, quê làng Hà Nha, nay thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, sinh năm 1853, mất năm 1927. Khi bà cất tiếng khóc chào đời vừa mới 5 năm thì thực dân Pháp đã nổ súng bắn vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lăng đất nước ta, từ đó cho đến suốt cuộc đời bà phải sống trong cảnh nước nhà bị chìm đắm trong nô lệ .

 

Chồng bà là ông Phan Quỳ, một người nổi tiếng hay chữ ở đất Quảng Nam, quê làng Gia Cốc, nay thuộc xã Đại Minh cùng huyện với bà . Ông Quỳ làm chức Bang tá, con đầu đặt tên Nhãn. Ngày trước người ta thường lấy tên con đầu để gọi cha mẹ nên ông Quỳ được gọi là ông Bang Nhãn, do đó bà có tên là bà Bang Nhãn. Lúc ông còn sống, chưa ai biết bà có tài làm thơ, chỉ sau khi ông qua đời bà mới thường hay xướng hoạ thơ văn với các danh sĩ đương thời và nổi tiếng khắp tỉnh.

 

Cũng như bà Huyện Thanh Quan, bà Bang Nhãn rất nổi tiếng về thơ quốc âm. Bà sáng tác nhiều nhưng đến nay chỉ còn lưu lại 2 bài,  đó là bài Qua cửa Hàn và bài Vịnh Ngũ Hành Sơn .

 

                                                                                 *

*      *

 

                    Quảng Nam Diên Phước Ngũ Hành Sơn .

Câu thơ cho thấy từ rất lâu, Ngũ Hành Sơn ở huyện Diên Phước tỉnh Quảng Nam, ngày nay thuộc thành phố Đà Nẵng đã trở thành biểu tượng văn hóa và  niềm tự hào của người dân Quảng Nam – Đà Nẵng.

 

 tam-su-nu-si-000

Toàn cảnh khu vực Ngũ Hành Sơn (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ)   (Wikipedia)

 

NGŨ HÀNH SƠN là năm ngọn núi ngạo nghễ vươn lên giữa trời mây mà người dân xứ Quảng thường gọi bằng cái tên bình dị thân thương là núi Non Nước, nhưng trước đó còn có nhiều tên khác như: “Ngũ Uẩn Sơn; Ngũ Chỉ Sơn; Núi Cẩm Thạch; Núi Tam Thai”. Đầu thế kỷ thứ XIX vua Minh Mạng đặt tên là Ngũ Hành Sơn, tên đó còn giữ cho đến ngày nay.

Ngũ Hành sơn là một danh thắng của Quảng Nam - Đà Nẳng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía đông nam, trên một bãi cát trắng mênh mông gần bờ biển, thuộc  làng Hóa Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang quận Ngũ Hành sơn.

Thuở xa xưa, vùng này là đất của Chiêm Thành, người Chiêm, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ, ngày nay còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không. Thời nhà Trần, năm 1306 sự hy sinh của công chúa Huyền Trân đã mang về cho đất nước “hai châu Ô, Rý vuông ngàn dặm” mở rộng lãnh thổ đến bờ bắc sông Thu Bồn.

Theo truyền thuyết vào đời Hậu Lê, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đã khám phá ra Ngũ Hành Sơn, từ đó Ngũ Hành  sơn mới thuộc về người Việt.

Thật ra, quần thể núi Non Nước có sáu ngọn là Kim sơn, Mộc sơn, Thuỷ sơn, Thổ sơn, riêng Hoả sơn có hai ngọn nằm kề nhau là Âm Hoả sơn và Dương Hoả sơn. Đó là những núi đá vôi đã biến thành cẩm thạch, với một độ cao vừa phải và những hình dáng vô cùng kỳ thú. Nơi đây phong cảnh hữu tình, vừa có núi, sông, hang, động, biển cả, vừa có chùa chiền thanh u,  tĩnh mịch, quả là một tặng phẩm vô giá của thiên nhiên .

 

Theo nhà nghiên cứu Dịch học Nguyễn Thiếu Dũng, Ngũ Hành Sơn (số 5) nằm ở trung độ ( trung cung) Việt Nam cùng với Ba Vì (số 3), Tam Đảo (số 3) phía Bắc và Thất sơn (số 7) phía Nam hợp thành tổng số 15, số của Lạc Thư, là các ngọn núi địa linh tú khí mang đầy chất tâm linh huyền nhiệm của Việt Nam. Trên bản đồ Việt Nam nếu lấy Ngũ Hành Sơn làm tâm điểm vẽ một vòng tròn bao gồm từ đỉnh đầu đất nước Đồng Văn đến chót mũi Cà Mau sẽ thấy Việt Nam có dạng một Thái cực đồ mà đường chữ S chia đất liền và biển cả thành hai phần âm dương lưỡng hợp, thật đúng là đất linh kiệt

 

Từ xưa Ngũ Hành Sơn đã có sức hấp dẫn nhiều người, từ các bậc vương giả như Quốc chúa Nguyễn Phước Chu, vua Minh Mệnh đến các thi nhân, du khách trong và ngoài nước đều đã đến vãn cảnh và để lại những áng thơ văn bất hủ. Cảm xúc trước vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của thắng cảnh quê nhà,  nữ sĩ Bang Nhãn cũng đã ghi lại những rung động chân thành của mình bằng những câu thơ trang nhã, đài các mà mang đậm sắc thái Quảng Nam

             

            Vịnh Ngũ Hành Sơn

 

          Cảnh trí nào hơn cảnh trí này ,

          Bồng Lai tiên cảnh hẳn là đây.

          Núi chen sắc đá pha màu gấm,

          Chùa nức hơi hương khói lộn mây.

          Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước,

          Tiều phu chống búa tựa lưng cây.

          Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách,

          Vút mắt Trường Sơn ác xế tây.

 

Mở đầu bài thơ, nữ sĩ hết lời ca ngợi Ngũ Hành Sơn, một cảnh trí có giá trị độc đáo không nơi nào sánh bằng:

 

                                Cảnh trí nào hơn cảnh trí này,

                                Bồng lai tiên cảnh hẳn là đây.

 

Khẳng định Ngũ Hành Sơn là tiên cảnh, bà Bang Nhãn không chỉ muốn nói nơi đây là chốn danh lam, thắng cảnh mà còn nhấn mạnh đến bản chất của cảnh vật là tĩnh mịch, thanh khiết vượt lên trên những ràng buộc, khổ đau của trần thế. Cõi tiên là biểu tượng của những gì đẹp đẽ, sung sướng, của hạnh phúc vĩnh hằng mà con người luôn mơ ước. Nói đến cõi tiên là nói đến một thế giới hoàn hão khác hẵn thế giới trần tục mà con người đang sống, một thế giới tuyệt vời chỉ tồn tại trong cổ tích và trong mộng ước của dân gian.

Bước đến Ngũ Hành Sơn, du khách như đặt chân vào chốn bồng lai, câu thơ đã khắc sâu một ấn tượng về Ngũ Hành Sơn tuyệt đẹp, đẹp một cách huyền ảo, nửa hư nửa thực như cõi tiên.

 

Nguyễn Trãi khi viếng núi Dục Thuý ( còn có tên là núi Non Nước ), ở  tỉnh Ninh Bình,  cũng đã cho rằng Dục Thuý là :

 

                                Tiên cảnh truỵ trần gian “

                                  ( Cảnh tiên rơi cõi tục )

 

để ca ngợi vẻ đẹp kỳ ảo của núi Dục Thuý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đối với Nguyễn Trãi, Dục Thuý sơn là tiên cảnh thì bà Bang Nhãn cũng cảm nhận như thế về Ngũ Hành Sơn:

 

                             Bồng lai tiên cảnh hẳn là đây

 

Hai câu thực miêu tả Ngũ Hành Sơn, bà Bang Nhãn đã làm nổi bật vẻ đẹp của những núi đá cẩm thạch long lanh tựa gấm :

 

                              Núi chen sắc đá  pha màu gấm

 

Mà cẩm thạch tại đây cũng rất độc đáo, mỗi hòn núi có một màu sắc riêng: Thuỷ sơn màu hồng, Mộc sơn màu trắng, Hoả sơn màu đỏ, Kim sơn màu thuỷ mặc và ở Thổ Sơn màu nâu chứ không lẫn lộn nhiều màu như cẩm thạch ở Hương sơn :

 

                              “ Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”

                                (Chu Mạnh Trinh - Hương Sơn phong cảnh )

 

Đứng trên đỉnh cao của núi, du khách có thể ngắm nhìn Ngũ Hành Sơn đổi màu theo sắc nắng. Đó là sự kỳ ảo hiếm có ở bất cứ nơi nào.

Quần thể Ngũ Hành Sơn không chỉ đẹp về cảnh trí thiên nhiên mà nơi đây là đất thiêng của xứ Quảng, với nhiều ngôi chùa cổ, những bia đá, tượng Phật được xây dựng từ đầu thế kỷ XVII, một thế giới chùa chiền, hang động, khói hương nghi ngút tạo nên một khung cảnh thiêng liêng, thoát tục khiến du khách khi bước chân vào là có thể trút bỏ mọi ưu tư, phiền muộn của trần gian để đắm mình trong không khí tĩnh lặng, huyền ảo, lung linh, của bầu trời cảnh Phật :

                              Chùa nức hơi hương khói lộn mây

                                Ngư phủ gác cần ngơi mặt nước

                                Tiều phu chống búa tựa lưng cây "

 

 tam-su-nu-si-001

           Ngũ Hành Sơn huyền ảo   (vietbao.vn)

 

Từ những rung cảm trước vẻ đẹp của Ngũ Hành Sơn, bà Bang Nhãn lại ưu tư trước hiện tình của đất nước :

 

                         Nhìn xem phong cảnh ưa lòng khách

                           Vút mắt Trường Sơn ác xế tây”

 

Câu thơ cuối mới đọc qua chỉ là câu tả cảnh Ngũ Hành Sơn về chiều, khách say sưa ngắm cảnh mà quên cả thời gian, chợt nhìn lên đỉnh núi mặt trời đã xế về tây. Nhưng suy ngẫm kỹ, ta mới thấy ngoài nghĩa tả thực ra, nó còn ẩn chứa một nỗi niềm tâm sự của nhà thơ : phong cảnh nước nhà đẹp như thế mà nay đã vào tay thực dân Pháp “ác xế Tây” đau đớn biết chừng nào ! Thật là một tiếng kêu xé lòng phát ra từ trái tim nồng nàn yêu nước, tiếng kêu bi thương vút tận trời xanh làm rung động lòng người, tạo nên cái hồn của bài thơ khiến người ta phải tỉnh mộng mà quay về với thực trạng đau thương của tổ quốc. Cụm từ  Ác xế tây” chính là nhãn tự tạo nên linh hồn, sức sống và giá trị của bài thơ. Câu kết như một viên kim cương toả sáng, tiếc thay khi truyền tụng vì sợ động đến thời cuộc khiến bài thơ bị cấm, nên có người đã sửa câu kết thành :

                             Khen bấy thợ trời khéo đắp xây

 

làm giảm đi rất nhiều giá trị của bài thơ đồng thời hủy hoại cái hồn của bài thơ.

 

Bài thơ sử dụng những thi ảnh ước lệ quen thuộc “bồng lai, ngư phủ, tiều phu” bên cạnh những cụm từ thuần Việt “núi chen sắc đá, chùa nức hơi hương, gác cần, chống búa, ưa, thợ trời..” khiến cho ngôn ngữ thơ trang nhã, đài các quyện lẫn với chất nôm na rất Quảng Nam tạo cho thơ của bà một sắc thái riêng.

 

Với một tâm hồn dạt dào cảm xúc, một trái tim chan chứa yêu thương nữ sĩ Bang Nhãn đã để lại một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất hay, hiếm thấy trong làng thơ quốc âm  nên đương thời bài Vịnh Ngũ Hành Sơn đã được truyền tụng khắp nơi từ Nam chí Bắc.

Trọn cuộc đời sống trong cảnh đất nước bị xâm lăng, bà luôn canh cánh bên lòng nỗi đau mất nước, cho dù khi “Qua cửa Hàn” ngựa xe nhộn nhịp hay lúc say sưa thưởng ngoạn thắng cảnh của non sông bà vẫn không quên được quê hương đang rơi vào  tay thực dân Pháp .

 

  CHÂU YẾN LOAN

                                                           

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/03/2024(Xem: 862)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu này là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức trong giai đoạn cần khổ tu hành. Cũng vậy, những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & ý nghĩa lớn đối với những mảnh đời khốn khó..
29/02/2024(Xem: 2173)
Một trong những Phúc Lành cao thượng! Bạn biết chăng? May mắn lớn nhất của cuộc đời, chẳng phải nhặt được tiền, cũng không phải trúng số, mà là bạn gặp được những người có thể dẫn bạn đi đến 1 nền tảng cao hơn. Thật ra hạn chế sự phát triển của bạn, không phải là trí thông minh hay học lực, mà là các mối quan hệ trong cuộc sống, mối quan hệ trong công việc.
27/02/2024(Xem: 723)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm và pháp hữu . Dân gian VN ta có câu: ''Lễ lạy quanh năm, không bằng tạo Phúc rằm tháng giêng?'' Vì sao thế? Vì ngày mùng 1 là ngày đầu tháng nhưng đêm lại tối đen; còn ngày Rằm lại có trăng sáng sủa. Trong một năm, ngày rằm đầu tiên là rằm tháng giêng nên người ta mới rủ nhau tạo phúc. Cùng trong ý niệm đó, xin chia sẻ với chư vị thiện pháp Rằm Thượng Nguyên tại quê nhà, qua lời tường trình của Ni Sư Thích nữ Huệ Lạc, thành viên của Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề tại VN!
16/02/2024(Xem: 922)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm Năm hết Tết đến rồi, trong tâm tình : ''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'' của người con Phật, vào hôm qua (05 Feb 24) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
07/02/2024(Xem: 935)
Tại Bịnh Viện Ung Thư, Phân Khoa Nhi Đồng, Cô Giác Ngọc Phước, trao Tịnh Tài của Cô Dương Thái Phượng, Houston Texas, tận giường bịnh cho các em đang được điều trị tại đây, đóng tiền Hóa & Xạ Trị.
03/02/2024(Xem: 976)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 THIỀN SƯ TRẦN NHÂN TÔNG ĐÃ NHẮC NHỞ GÌ... (HT. Thích Phước An), trang 4 BÊN THỀM CHÂN NHƯ (thơ HT. Thích Thắng Hoan), trang 5 DUYÊN SANH TỨC VÔ SANH (Nguyễn Thế Đăng), trang 6 MỘT THOÁNG TRONG MƠ HIỆN TRỞ VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 16
01/02/2024(Xem: 944)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. '' Ngào ngạt hương Xuân dẫu tại xứ Người không mất gốc Lung linh ánh lửa dù xa quê cũ chẳng quên nguồn.'' Tết đến, là thời điểm người Việt tha hương thương nhớ quê nhà, tri ân Ông bà quốc tổ nhiều nhất trong năm, và để thể hiện niềm thương nhớ và tri ân đó không gì hơn là những món quà chia sẻ gọi là: '' Của Ít Lòng Nhiều ''..
17/01/2024(Xem: 723)
Thiết nghĩ là Phật Tử chân chánh hoặc người yêu mến đạo Phật, người tham gia buổi lễ Phật Giáo. Lúc chư Tăng Ni bắt đầu thọ trai thì mình cất cái máy quay đi. Bản thân tôi, tôi thấy ăn miếng cơm không yên khi ngồi mà cái máy quay chỉa vào người. Đó là bất lịch sự cái đã chưa nói đến chuyện gì. Riết hồi ngó kỳ cục quá sức. Chúng ta cập nhật hình ảnh buổi lễ cúng dường thì khi kết thúc phần nghi lễ mình cũng đi ra ngoài nhường không gian lại. Nói cho cùng thì lúc đó cũng là buổi ăn cơm trong chánh niệm nhưng cũng khó tránh ….!!
18/12/2023(Xem: 1210)
Hiểu thêm về chữ Tu Tu dưỡng hiểu theo một cách giản dị là: Tâm đừng nghĩ bậy, thân đừng làm bậy, miệng đừng nói bậy, người có tu thì lòng phải ngay thẳng. Không lừa mình, dối người, gạt trời cao, có ở một mình cũng phải thận trọng. Ở nơi đông người, phải giữ miệng, khi ở một mình phải phòng tâm. (Đại Sư Hoằng Nhất)
18/12/2023(Xem: 1244)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567