Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cô gái gốc Việt tìm được mẹ ruột sau 23 năm bị bỏ rơi

20/11/201816:32(Xem: 6035)
Cô gái gốc Việt tìm được mẹ ruột sau 23 năm bị bỏ rơi

Cô gái gốc Việt
tìm được mẹ ruột sau 23 năm bị bỏ rơi

Amandine Durand, cô gái Việt kiều Pháp (khai sinh là Đỗ Thị Ngọc Châu) vừa được gặp lại mẹ ruột lần 2 - bà Đỗ Thị Chiểm, 66 tuổi ở Vũng Tàu - sau hơn bốn tháng kể từ lúc tìm ra manh mối. 

Châu bị bỏ rơi ở Bệnh viện Từ Dũ năm 1995, sau sinh vài ngày. Cô bé được chuyển đến Trung tâm bảo trợ trẻ em Gò Vấp, và 6 tháng tuổi thì sang Pháp làm con nuôi. Ở tuổi 23 tuổi, cô đã có thu nhập cao từ công việc marketing, tự mua được nhà, xe, tham gia một tổ chức từ thiện, nhưng vẫn đau đáu tìm về cội nguồn. 

Bức ảnh kèm giấy khai sinh lúc Châu đăng thông tin tìm mẹ. Ảnh: NVCC.

Bức ảnh kèm giấy khai sinh lúc Châu đăng thông tin tìm mẹ. Ảnh: NVCC.



"Nhất định phải tìm được mẹ để biết mình sinh ra như thế nào và giúp bà về kinh tế nếu có thể. Hơn 20 năm ở Pháp, bà là mảnh ghép Việt Nam còn thiếu của tôi", Châu viết trong lá thư tìm mẹ khi về Việt Nam tháng 6 vừa qua. 

Lá thư nhanh chóng được đăng tải trên báo, các trang mạng xã hội. Ngày 12/7, một người hàng xóm của bà Chiểm đọc được, báo cho bà biết. Bà gọi điện cho nơi đăng lá thư.

Nhận tin, cô gái trẻ đi hơn 80 km đến thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu gặp bà Chiểm. Đập vào mắt cô là căn nhà lá rách nát, xoong nồi, bát đĩa vương vãi, bên trong chỉ có chiếc giường là giá trị nhất. Nhìn cảnh đó, Châu rất thương, nhưng cô thấy mình không giống người phụ nữ nọ, nên đề nghị giám định ADN. 

Bốn ngày sau, cầm tờ kết quả khẳng định cùng huyết thống, Châu òa lên vui sướng. Cô đăng niềm vui lên trang cá nhân: "Tôi đã tìm được gia đình rồi. Từ nay tôi có đến hai người mẹ, hai đất nước và hai nền văn hóa. Tôi là cô gái may mắn".

Sáng 5/11 vừa qua là ngày gặp mẹ lần hai, Châu hồi hộp, háo hức. "Cảm giác tim đập rất nhanh. Đứng trước tủ đồ, tôi không biết chọn bộ nào để mặc, cái nào cũng không vừa ý". Cuối cùng, cô để mặt mộc, tóc cột cao, mặc chiếc váy màu đen, ôm sát người như trong tấm hình chụp đăng tìm mẹ 4 tháng trước.

Phần bà Chiểm, sáng sớm đó bà mới được con lớn báo tin (vì sợ bà mong, không ăn uống được), nên không kịp ăn sáng, vẫn mặc nguyên bộ đồ ở nhà, đi đôi dép lê cũ bắt vội xe lên Sài Gòn.

Gặp mẹ, dù có rất nhiều lời muốn nói, muốn hỏi bà đi đường có mệt không, có vui khi gặp mình không, nhưng Châu chỉ thốt lên được hai từ "mẹ ơi" - tất cả vốn tiếng Việt khi đó - rồi cứ thế ngồi ôm, nắm tay bà suốt hơn 2 tiếng.

"Tôi muốn xin lỗi con, muốn nói rằng, tôi là người mẹ xấu, không đáng được tha thứ, nhưng tôi không biết tiếng nước ngoài", bà Chiểm kể. Cả buổi đó bà cũng chỉ ngồi im ngắm và ôm con. 


Tôi chẳng nuôi, chăm sóc gì cho nó, vì thế, tôi chỉ mong nó khỏe mạnh, sống hạnh phúc, bà Chiểm nói. Còn Châu do chưa thạo tiếng Việt nên mới gặp bà Chiểm 2 lần. Ảnh. P.T.

"Tôi chẳng nuôi, chăm sóc gì cho nó, vì thế, tôi chỉ mong nó khỏe mạnh, sống hạnh phúc", bà Chiểm nói. Còn Châu do chưa thạo tiếng Việt nên mới gặp bà Chiểm 2 lần. Ảnh. P.T.



Ký ức năm 1995 đó đổ về. Khi ấy, bà mang thai con út ở tuổi 43. Thai hơn 6 tháng bà bị băng huyết phải vào Bệnh viện Từ Dũ cấp cứu. Cô bé con chào đời chỉ nặng 1,6 kg, phải nằm lồng kính, cơ hội sống chỉ có 20%. 

"Lúc đó, vợ chồng tôi chẳng có tiền, ở nhà còn 6 đứa con nhỏ. Nghe nhiều người nói con bé không sống được, tôi với ông ấy rất buồn. Trong lúc túng quẫn, suy nghĩ nông cạn, vợ chồng tôi thu gói đồ đạc âm thầm bỏ về quê, để con ở lại", bà Chiểm nhớ lại. 

Về quê, họ nói với bà con hàng xóm là bé đã chết. "Những năm sau đó, vợ chồng tôi sống trong dằn vặt. Ông Út chồng tôi quá hối hận, đã thú nhận với họ hàng chuyện bỏ con. Còn tôi nghĩ nó mất rồi nên không đi tìm", người mẹ nhớ lại. Ông Út bị bệnh đã mất 3 tháng trước. 

"Bây giờ tôi đã hiểu vì sao mẹ bỏ mình. Tôi không giận mẹ, vì nhờ thế tôi mới có được một cuộc sống tốt, được bố mẹ nuôi yêu thương", cô gái gốc Việt chia sẻ.

Châu và bố nuôi người pháp hồi con nhỏ. Ảnh: NVCC.

Châu và bố nuôi người Pháp hồi cô hơn 1 tuổi. Ảnh: NVCC.



Châu cho biết bố mẹ nuôi không có con, nên coi cô là món quà vô giá của họ. Cô được đi du học ở Anh, đi du lịch khắp nơi. Điều buồn duy nhất ngày ấy là mỗi khi ra đường, Châu phải nép vào mẹ để trốn những ánh mắt tò mò, bởi cô lạc lõng với tóc đen, da ngăm. "14 tuổi, tôi có ý định đi tìm thân sinh. Bố mẹ ủng hộ, nhưng nói tôi phải tự lập, làm việc chăm chỉ", cô kể.

Biết tin vui, cô đã báo ngay bố mẹ nuôi biết. "Bố mẹ rất vui, dặn tôi phải biết chia sẻ may mắn của mình với người khác. Chia sẻ không nghèo đi mà giúp cuộc sống của mình ý nghĩa hơn", Châu nói. Cô cũng cố gắng học tiếng Việt để lần tới gặp mẹ nói nhiều hơn nữa, bên cạnh việc tiếp tục làm thiện nguyện ở Việt Nam. 

Ông Michael Sơn Phạm, giám đốc tổ chức Trẻ Em không biên giới, cho biết ông đang giữ 25 bộ hồ sơ về những người con bị bỏ rơi đang đi tìm bố mẹ ruột, đến từ nhiều nước khác nhau, trong đó, trường hợp của Châu là nhanh nhất, chỉ mất một tuần là có kết quả. Các trường hợp khác phải mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng vẫn đi vào ngõ cụt. "Châu tìm được mẹ nhanh là do bà Chiểm để lại địa chỉ thật. Các trường hợp khác, người ta toàn cho ảo, hoặc người trên địa chỉ đã đi đâu không rõ", ông Sơn nói.

Theo Báo cáo của Cục Bảo trợ xã hội, từ năm 2011-2017, nước ta có 21.000 trẻ em sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Trong đó, chỉ có 2.850 em được các gia đình trong nước và nước ngoài nhận làm con nuôi. 

Phan Thân

https://doisong.vnexpress.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2014(Xem: 12500)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền não là tâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận. Và cũng từ đó ánh sáng vô tận khởi hiện. Ánh sáng vô tận trong tâm ta không thể khởi hiện, vì tâm ta chứa đầy phiền não và phiền não đã tạo thành những chủng tử phân biệt và kỳ thị vận hành liên tục ở trong tâm ta, khiến cho mạch sống vô tận bị tắt nghẽn.
25/09/2014(Xem: 8868)
Thật may mắn khi tôi có duyên lành tham gia khóa thiền 2 ngày cuối tuần 20 và 21 tháng 9 tại Sóc Sơn với sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng – người đã có trải nghiệm về thiền hơn 10 năm nay và đã hướng dẫn nhiều khóa thiền rất có hiệu quả. Hai ngày của khóa thiền mang tên “Tôi làm việc tôi hạnh phúc” thực sự thay đổi tôi mà tôi không thể không viết ra đây.
25/09/2014(Xem: 13348)
Thỉnh thoảng tôi đi về quê, để được nằm một mình giữa bãi cát trắng xoá với trăng mênh mông và nghe sóng vỗ, để cảm nhận những gì sâu sắc từ cuộc sống cô tịch của con người. Trong khoảnh khắc ấy, tôi đã nghe từng con sóng từ biển cả thì thầm và ước mơ, rồi đua chen nhau chạy vào bờ để kiếm tìm vùng đất hứa
24/09/2014(Xem: 7608)
Mình là tu sĩ tầm thường Xin cơm bánh trái mười phương phố, làng Có gì hãnh diện, khoe khoang? Lấy gì kênh kiệu, vênh vang với đời? Xin ăn từng vá ơn người Trú an hơi thở chẳng rời bước chân Xả ly từng niệm tham sân Thong dong y bát nẻo gần, lối xa Thuở xưa, Phật cũng vậy mà Trang nghiêm thân giáo, nhà nhà hóa duyên Cho tín tâm nở chợ triền Để không hổ thẹn phước điền nhân gian
24/09/2014(Xem: 8805)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6860)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 7975)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
18/09/2014(Xem: 7903)
Dì Sáu là một người đàn bà rất đáng phục. Sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, lúc nhỏ chắc học hành cũng chẵng bao nhiêu. Sau 1975 di tản sang tây, không biết một tí tiếng Pháp nào, vậy mà lại một thân một mình sống được yên hàn từ mấy chục năm nay tại xóm La Tinh, ở ngay trung tâm thành phố Ba Lê hoa lệ.
12/09/2014(Xem: 9683)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7530)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]