Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thu Về Trong Tỉnh Thức

10/10/201821:47(Xem: 8929)
Thu Về Trong Tỉnh Thức


blank
Namo Buddhaya
 
Bảy thái độ của người biết Sống

1. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn
Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. (What you think you become- Buddha) 
Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm
hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo
nên điều đó. Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ 
ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống 
thành niềm vui riêng cho mình.

2. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc
mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục tâm chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua.
Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì,
làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ 
thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ 
phải rèn luyện nhiều ngay bây giờ và trong thời gian tới.

3. Thay thế đố kỵ bằng ngưỡng mộ
Còn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công
của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm 
gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kị chỉ làm lòng 
người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở thành người chuyên
làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.

4. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống.
Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là
cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt tham sân si,
bớt ganh đua, ghen ghét… thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đ
ời bỗng nhẹ nhàng làm sao.

5. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác,
nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính 
bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói : 
“Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn
của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, 
tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.

6. Nhân từ với tất thảy mọi người
Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người 
cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi 
vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo; 
ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít. Nhân từ để yêu thương và 
đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn 
người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được
thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.

7 Tùy duyên
Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Cái gì 
của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình.
Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên. Bạn có thể cố gắng 
theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không
còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là 
điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để 
bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.
Bàn tay ta vun đắp, 
thành bại thuộc vào duyên,
Vinh nhục ai không gặp, 
Có chi phải ưu phiền. Emoji
Namo Buddhaya

blank

Lay Ta Tỉnh Mộng Một Lời 
Tâm Kinh

Mùa thu rong bước trên ngàn
Đừng theo chân nhé, trần gian muộn phiền!

Võng đong đưa một giấc thiền
Xua mây xuống đậu ngoài hiên ta bà.
Bóng tùng thấp thoáng xa xa
Nghe trong thinh lặng ngân nga chuông chùa
Vàng thu chiếc lá sang mùa
Theo sầu vạn cổ cũng vừa rụng rơi.

Nghiêng nghiêng nắng lụa trên đồi
Chiều qua chầm chậm bóng thời gian phai.
À ơi... cát bụi miệt mài
Ngủ đi, tâm niệm trần ai phiêu bồng..
Như ngày thơ dại giấc nồng
Bên đời có ngọn từ phong vỗ về.

- Nhân gian nay khép hẹn thề
Sớm mai thức giấc Bồ đề nở hoa,
Trần tâm sương khói nhạt nhòa
Vén màn sinh tử, bước qua ngậm ngùi.

Mùa thu dỗ giấc trên đồi
Lay ta tỉnh mộng, một lời Tâm kinh
Thiên thu trôi xuống phận mình
Ơ hay.. muôn kiếp gập ghềnh, là mơ!
Trái si mê rụng ơ hờ
Nụ cười lan tận bến bờ.. trạm nhiên.
Như Nhiên - Thich Tánh Tuệ

blank

blank

blank

blank

blank

blank
Chia sẻ hình ảnh của khóa tu:  '' Thu Về Trong Tỉnh Thức'' 
tại tu viện Liên Trì tiểu bang ALaBaMa 
do Thượng tọa viện trưởng Thích Quảng Kiên và
nhóm thiền sinh Sợi Nắng tổ chức on weekend 6, 7, 8 Oct 2018 .
 
blank

blank

blank

blank
blank

blank
blank
blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank

blank
blank

blank

blank

blank
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2015(Xem: 5706)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10020)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7763)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
24/09/2015(Xem: 7919)
Khi chung ta bước đi, với tâm địa Từ Bi rộng mở mang theo, làm tất cả những việc lành cho tất cả chúng sanh là chúng ta đã mở rộng biên giới hòa bình ngày một dang rộng. Những bước chân ấy đáng gọi là những bước chân Từ Bi. Có những điều khi tiếp cận với Phật học, dù với bất cứ trình độ nào, chưa chắc một sớm một chiều mình hiểu ra ngay hết được. Đôi khi phải đợi đến nhiều chục năm sau, thậm chí gần hết đời người rồi mình mới bừng tỉnh về một điều giác ngộ chưa trọn vẹn. Khi xưa mình nghe kể chuyện đức Phật Đản sanh, dưới bảy bước đi đều nở bảy đóa hoa sen. Thần thoại, truyền thuyết hay hư cấu cho lung linh một sự kiện về đấng giáo chủ của mình; hãy cứ để đó. Sau này ghé sang Làng Mai, chạm phải những công án Thiền của Ngài Nhất Hạnh, chúng ta bắt gặp câu “Từng bước nở hoa sen” thì mới vỡ òa nhiều khúc mắc ngày xưa còn kẹt lại trong một góc tối của tâm trí nào đó.
24/09/2015(Xem: 8951)
Sau tiếng ré lên của cái chuông bấm ở cửa, mình đã nghe tiếng chìa khoá lách cách tra vào ổ khoá của cánh cửa song sắt ở bên trong. Một chập sau, cánh cửa "Trại Cải Huấn Thanh Thiếu Niên Phạm Pháp" (Jugendarrestanstalt, viết tắc là JAA) tại Nienburg nặng chịt, rít lên tiếng sắt cọ sát trên thềm xi măng, mở ra. Bước chân vào, vài câu chào hỏi trao đổi với cô giám thị. Cửa chánh đóng lại. Cô giám thị hướng dẫn mình đi qua một cánh cửa song sắt. Lại đứng chờ. Sau khi nó lại khóa lại, thì có cảm giác "mình đi lại tự do trong Trại Cải Huấn" được rồi! Tiến về phòng điều hành. Từ bên ngoài đã thấy ông "xếp" trại, ba nam giám thị, cô giám thị khi nãy; hai cô tác viên xã hội (Sozialarbeiterin) và thêm bốn thiếu nữ lạ mặt. Ông "xếp" trại giới thiệu bốn thiếu nữ lạ ấy cũng là tác viên xã hội ở các tù khác đến tìm hiểu kinh nghiệm hướng dẫn của "thầy JIP" - tên là Diệp, nếu đọc không bỏ dấu và theo âm Đức thì là "Dieb"; mà "Dieb" có nghĩa là "kẻ cắp"! Còn nếu phát âm tương đối đúng thì v
24/09/2015(Xem: 8973)
Phải nói thật rằng câu hỏi này lởn vởn trong đầu tôi nhiều lần, trong nhiều năm nay. Nghe có vẻ ngớ ngẩn. Mà cũng có thể tôi là người ngớ ngẩn. Ai đời lại đi đặt câu hỏi mà đứa trẻ học tiểu học cũng có câu trả lời thế này. Ấy thế mà khi ngồi tĩnh tâm tại ngôi chùa lớn nhất thế giới Borobudur, Indonesia câu hỏi này lại hiện về. Hiện về 1 cách rất rõ nét. Đây là lần thứ 3 câu hỏi này làm tôi trăn trở nhiều nhất.
21/09/2015(Xem: 7535)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?” (Vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?) thì Phật bảo rằng không có gì khó cả, các vị Đại Bồ tát đều hàng phục tâm bằng cách như vầy... như vầy...
21/09/2015(Xem: 10007)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
21/09/2015(Xem: 7937)
Khi mẹ mất, con cháu đều có mặt. Qua bao năm đất nước tang thương, chiến tranh khốc liệt, đàn con gian truân trong nghề nghiệp, trong lửa đạn. Có đứa vào quân đội, cả năm không thấy mặt, không biết ở đâu. Sau chiến tranh mọi người đều tìm cách bỏ xứ. Đứa trước đứa sau, qua rừng qua biển, rồi tìm cách đưa được mẹ sang xứ người. Các con làm lại sự nghiệp, các cháu học hành giỏi, thành công vượt mực. Ai cũng nói: “Cụ thật có phước, cụ thật có phước, được Phật độ !”
20/09/2015(Xem: 11733)
Tâm dục được xếp hạng trên tất các sắc tướng, gọi là Sắc Dục, mà mê đắm sắc đẹp đưa đến dâm dục là điều cốt yếu của mọi vấn đề trên cõi Ta Bà. Tham dâm dục thôi thúc trong lòng khiến con người phải hành động để được thoả mãn ham muốn. Khi cái luồng chân khí ái dục này dâng lên thì si ái tình, khi đi xuống thì tham nhục dục. Mà ái có nghĩa là yêu thương thuộc tình cảm với cảm giác cao thượng. Dục là sự si mê, thèm khát thể xác. Khi dâng lên khi hạ xuống bất thường thì bị tẫu hỏa nhập ma, thất tình lục dục, đưa đến hành động phi luân, phạm pháp, vô đạo tai hại khôn lường cho mình cho người. Dục gồm có lục dục hay ngũ dục. Lục dục là sự ham muốn của sáu căn đối với sáu trần; mắt thích nhìn những sắc đẹp, tai thích nghe âm thanh êm dịu, mũi thích ngửi mùi thơm, lưỡi thích nếm những vị ngon, thân thích đụng chạm êm ái, ý thích nghĩ tới tham si. Ngũ dục là năm thứ ham muốn của người đời không dễ gì loại bỏ. Kinh Phật nói về Ác Dục, Niệm Dục: Chư hiền, nếu ai có ác dục, niệm dục th
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]