Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Tự tứ nói chuyện với người xuất gia

05/09/201819:43(Xem: 7581)
Ngày Tự tứ nói chuyện với người xuất gia
Ngày Tự tứ 
nói chuyện với người xuất gia
HT.Thích Thanh Từ  
 tu-tu
Nhân ngày Tự tứ, tôi nói sơ lược ý nghĩa và bổn phận của người xuất gia. Mong Tăng Ni lãnh hội và thực hành tốt, để không đi ngược lại với bản hoài cầu đạo giác ngộ giải thoát của chính mình, đồng thời đền trả được tứ trọng ân.

Xuất gia là tu hạnh giải thoát. Tự mình tu để được giải thoát, đồng thời hướng dẫn chỉ dạy cho người khác tu cùng giải thoát nữa. Tất cả tuổi thanh xuân, bầu nhiệt huyết thời son trẻ của mình, đều dồn hết cho đạo, cho Phật pháp. Để mai kia lớn lên mình đủ tư cách lãnh đạo, hướng dẫn Phật tử tu hành.

Vì vậy hàng xuất gia trẻ tuổi không được phép ở nhà nương tựa cha mẹ. Đã xuất gia rồi mà trở về nhà là một sự thối tâm, một lui sụt rất lớn. Quý vị tu trẻ không nên nghĩ đến điều đó. Đã xuất gia rồi thì phải cương quyết dù chết dù sống cũng phải đi tới cùng, chứ không thể đi một đoạn rồi lui sụt. Như vậy mình là một người không có lý tưởng, không có lập trường, không có ý chí. Kẻ đó làm việc gì cũng không thành tựu.

Đó là ý nghĩa thứ nhất, xuất gia là ra khỏi nhà thế tục.

Đến ý nghĩa thứ hai là xuất phiền não gia, tức ra khỏi nhà phiền não. Tăng Ni hiện giờ xuất gia có ra khỏi nhà phiền não chưa? Người xuất gia là ra khỏi nhà phiền não, còn phiền não thì chưa gọi là xuất gia. Bởi vì mai kia chúng ta làm thầy dạy người, hướng dẫn hậu lai, nếu mình còn đầy phiền não thì dạy ai? 
 
Cho nên người xuất gia phải gột sạch phiền não, mới chỉ dạy cho người khác gột sạch phiền não được. Ta lấm lem mà bảo người ăn ở cho sạch thì không bao giờ người nghe ta. Ngược lại, người ta còn đặt câu hỏi: Thầy hay cô có sạch chưa mà bảo tụi con phải sạch? Chừng đó mình nói sao?

Ở đây tôi chỉ nói phiền não của tam độc tham sân si thôi, quý vị đã sạch chưa? Tham sân si thôi mà cũng chưa sạch, thì nói gì những thứ vi tế hơn. Trong kinh A-hàm kể lại, một hôm Đức Phật gọi các thầy Tỳ-kheo đến bảo:

- Này các Tỳ-kheo, nếu trong thất của các ông có ba con rắn độc chui vào thì các ông có ngủ yên không?
Các thầy Tỳ-kheo thưa:
- Bạch Thế Tôn, chúng con ngủ không yên.
Phật hỏi:
- Làm sao các ông mới ngủ yên?
- Bạch Thế Tôn, chừng nào đuổi được ba con rắn độc ấy ra khỏi thất, chúng con ngủ mới yên.
Phật nói:
- Cũng vậy, ba con rắn ấy tuy độc, nhưng nó cắn chỉ chết một thân này thôi. Còn ba thứ độc tham, sân, si giết hại con người không biết bao nhiêu đời.

Tham sân si còn độc hơn cả con rắn độc. Biết thế rồi, chúng ta có dám chứa nó trong nhà nữa không. Hiện giờ quý vị đang chứa hay đuổi hết rồi? Rắn độc ở trong nhà, nhiều khi không muốn đuổi mà còn nuôi nữa chứ. Thật là trái đạo lý vô cùng. Dù chỉ một con thôi ngủ còn không yên, huống nữa là đủ ba con. Tại nó lì hay tại mình thương nó?

Có nhiều người nổi sân la lối om sòm, người khác khuyên tại sao thầy (cô) nóng quá vậy, thì liền nói: “Nó làm cái đó đáng tức quá mà, không nổi nóng sao được?”. “Đáng tức” hay “đáng giận” là cho cái giận cái tức của mình là đúng. Như vậy mình dung dưỡng sân hận trong lòng, không nỡ đuổi đi. Đó không phải là nuôi rắn độc sao? Nếu không thương nó, khi được nhắc mình liền tỉnh: “À, tôi quên. Thôi, tôi không dám tái phạm điều đó nữa đâu”. Như vậy mới gan dạ, mới gọi là đuổi ba con rắn độc ra khỏi nhà.

Bao giờ còn tham, sân, si là chúng ta còn trằn trọc, khó chịu trong lòng. Vậy tại sao không chịu đuổi nó đi. Đem hết tâm tư, đem hết sức lực cố gắng đuổi, chứ không bao giờ cười chơi khi thấy ba con rắn độc đang nằm ngủ trong nhà. Biết có rắn độc trong nhà mà vẫn yên vui tươi cười, đó là người thông minh hay ngu muội? Ngu muội. Bởi si mê nên chúng ta mới chứa chấp ba thứ độc. Ngày nào còn một đứa trong nhà là ngày đó còn bất an, còn lo sợ.

Người tu chúng ta ngày nay thấy ai buồn ai khổ thì khuyên, miệng nói hay lắm nhưng tới phiên mình thì cũng buồn khổ như ai. Đó là điều đáng xấu hổ. Chúng ta là bậc thầy mà không có đủ tư cách, đủ khả năng để dạy dỗ cho người, đó không phải là điều tủi nhục sao? Cho nên tất cả Tăng Ni phải thấy, phải biết trách nhiệm của mình, không thể nào lơ là nuôi dưỡng phiền não dẫy đầy trong tâm.

Đôi khi chúng ta còn tìm cách biện hộ cho cái dở của mình nữa. Khi có điều gì khiến mình nổi sân lớn tiếng, chúng ta đổ thừa: “Tại nói nhỏ họ không chịu nghe, buộc lòng phải la lớn. La lớn cho họ sợ!”. Thật ra không biết đó là “buộc lòng” hay nổi nóng. Chúng ta nổi nóng, kềm không được nên la lớn tiếng, chứ có buộc lòng gì đâu. Lại còn mượn lý lẽ Bồ-tát quở nạt người là vì đại từ đại bi, nên ta cũng như vậy. Thật đáng tội.

Người tu là người gác ra ngoài những lời nói vô nghĩa, không bận tâm những chuyện thị phi, để dồn hết tâm lực vào việc tu hành. Như vậy mới mong có ngày hết phiền não, có ngày giải thoát. Còn chúng ta dính mắc quá chừng thì làm sao hết phiền não? Phiền não không hết thì làm sao được tự tại, giải thoát? Bao nhiêu đó đủ thấy tâm nguyện của mình như thế nào rồi.

Ai xuất gia cũng đều nguyện đi trên con đường giải thoát để cứu độ chúng sinh, nhưng rốt cuộc bản thân mình chẳng giải thoát được chút nào hết. Thật đáng buồn tủi cho chúng ta, chưa xứng đáng mặc áo Như Lai. Tôi muốn nhắc cho tất cả Tăng Ni nhớ lại bản nguyện của mình khi xuất gia, đừng để mình trở thành những kẻ tự dối và dối người. Đó là điều không tốt. 
 
Chúng ta còn đang lăn lộn trong nhà phiền não, chưa ra khỏi được thì phải ăn năn sám hối, cố gắng tinh tấn vượt ra, chứ đâu thể ngồi yên trong đó mà hỉ hả qua ngày. Đã là Tăng Ni thì phải nguyện ra khỏi nhà phiền não. Được như vậy chúng ta mới thật sự xứng đáng là người xuất gia.

Đó là ý nghĩa thứ hai, xuất gia là ra khỏi nhà phiền não.

Đến thứ ba là xuất tam giới gia. Nghĩa là ra khỏi nhà tam giới. Đức Phật dạy có ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Người tu chẳng những ra khỏi nhà phiền não của Dục giới, mà ra luôn cả nhà phiền não của Sắc giới và Vô sắc giới, hoàn toàn thoát ly sinh tử, không còn đi trong tam giới nữa. Đó là xuất tam giới gia.

Nên biết ý chí của người xuất gia cao vót tột cùng, chứ không phải tầm thường. Mình tu là phải ra khỏi cả nhà tam giới, chúng ta nguyện ra khỏi tam giới để đi đến giác ngộ viên mãn. Đó là mục đích cứu kính của người cầu đạo giải thoát. Như vậy con đường mình đi còn rất xa. 
 
Chúng ta phải cố gắng nỗ lực, không nên chểnh mảng xem thường. Tu là để giải thoát sanh tử, chứ không phải để đời sau được sung sướng, an nhàn. Chư Bồ-tát còn phải trải qua Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng lên tới Thập địa mới được giải thoát, huống là chúng ta chưa bước được bước nào.

Các bậc tôn túc đã ca tụng hạnh xuất gia: “Xuất gia giả, phi tướng tướng chi sở năng vi”, tức là chuyện của người xuất gia không phải tướng võ, tướng văn có thể làm được, mà đó là chuyện phi thường. Bởi chí nguyện quá lớn, con đường quá dài, người ý chí tầm thường không thể đảm đương nổi. Vì vậy Tăng Ni phải lập chí thật vững mạnh, thật cương quyết. Dù khó khăn trở ngại đến đâu, cũng vững bước không dừng, không lui sụt. Đó là ý chí siêu phàm của người xuất gia.

HT.Thích Thanh Từ
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2010(Xem: 8040)
Sống là làm cho mình càng ngày càng hoàn thiện hơn, theo đúng với sự tiến hóa của con người và thế giới. Tự hoàn thiện là tránh làm những cái xấu và trau dồi thêm những cái tốt. Trau dồi, bồi dưỡng, trồng trọt cũng là nghĩa chữ văn hóa (culture) trong tiếng phương Tây. Bất kỳ con người nào cũng muốn cuộc sống mình tiến bộ theo chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Không ai muốn điều ngược lại.
15/11/2010(Xem: 8823)
Nhiều thuật ngữ trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sựQuán thấy sáng suốt(Bodhi),Vô thường(Anitya), sự Tương liêngiữamọi hiện tượng hay Lý duyên khởi(Pratityamutpada), v.v... Trong số này cómột thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tươngđối ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũngbiết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoạilệ nào cả.Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong
14/11/2010(Xem: 7770)
Trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự dạy rằng: “Cúng dường xong, Bồ-tát Hỷ Kiến xuất định và tự nói trong lòng: “ Tuy ta đã dùng thần lực cúng dường Phật, nhưng sao bằng lấy thân cúng dường”. Bồ-tát liền uống các chất thơm, kế uống dầu làm bằng các thứ hoa thơm mãn 1,200 năm, rồi lấy dầu thơm thoa thân, dùng áo báu cõi trời quấn mình trước đức Phật Tịnh Minh Đức, rưới các thứ dầu thơm lên áo và dùng sức nguyện thần thông mà tự đốt thân. Ánh sáng tỏa soi 80 ức hằng sa thế giới.
09/11/2010(Xem: 8318)
KHAI THỊ Quyển 1 Hòa thượng Tuyên Hóa Ban Phiên Dịch Việt Ngữ Trường Đại Học Pháp Giới Vạn Phật Thánh Thành Talmage, California
07/11/2010(Xem: 18693)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốt và thông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
07/11/2010(Xem: 9836)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 7076)
Chuyện cô nữ tu ngoại đạo Sundarī và kỹ nữ Ciñcā-māṇavikā có sắc đẹp tuyệt trần nhưng lại mang thân phận thấp hèn, hạ liệt; và cả hai đều bị chết thảm, người thì bị giết rồi cái thây bị chôn trong đống rác, người thì bị đất rút với quả báo địa ngục; hai sự kiện ấy đã dấy sinh trong lòng hoàng hậu Mallikā không biết bao nhiêu là câu hỏi, về nhân quả đời này, đời kia cũng như sự “bí mật” của nghiệp!
06/11/2010(Xem: 12618)
Ngày20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễnhành của trên 800 vị Thượng Tọa, Ðại đức Tăng, Ni đểtranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốctế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng,Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng QuảngÐức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc“ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dướiđây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lạicho đời.
06/11/2010(Xem: 8598)
Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.
04/11/2010(Xem: 7601)
Thanh thường bị bè bạn chế giễu là “công tử miệt vườn”, có thể một phần vì gia đình chàng sở hữu một thửa vườn cây trái khá rộng – vườn Tám Thà - tại ngoại ô thị trấn Châu Đốc, nhưng cũng có thể cũng do bản tánh hiền lành chơn chất và “nhát gái” của chàng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]