Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện xuất gia của nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị - phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội

31/08/201806:44(Xem: 7202)
Chuyện xuất gia của nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị - phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội

Su Co Huu Nghi (5)
Chuyện xuất gia của nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị
Phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội


Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này.

Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi.

Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn.

Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư!

Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi ngồi bên nhau chia sẻ.

Thì ra chị Hữu Nghị xuất gia từ tháng 6 năm 2016, tức cách đây hơn 2 năm. Sư cô kể rằng, trước đó đúng  tháng, chị sang thăm 1 ngôi chùa bên Thái Lan. Không hiểu sao chị mê ngay ngôi chùa này. Ngôi chùa, cảnh quan, hồ nước hiện lên trước mặt chị đúng như nhiều giấc mơ trước đó. Chị giật mình thấy ngôi nhà của mình đây rồi. Tự nhiên tâm muốn xuất gia hiện ngay lên. Tự nhiên chị như cá được về với nước. Tự nhiên tất cả như vợ òa. Không đợi mà đến. Không muốn mà có.

Quay về Việt Nam chị Hữu Nghị tuyên bố chuyển giao công việc để sau 6 tháng nữa sẽ xuất gia. Không ai tin. Nhưng chị làm thật.

Nhà chị Hữu Nghị thì 2 vợ chồng có 2 công ty. Các con cũng đã trưởng thành hết. Con cả của chị cũng có đến 2 công ty riêng. Thế đấy. Nhưng đã quyết là làm ngay. Chị Hữu Nghị xuất gia!


Phần lớn thời gian ngồi bên nhau, sư cô chỉ chia sẻ về cảnh quan nơi chùa, về cách tu tập ở đây. Chùa nơi sư cô đang tu có tên là Rombohidharma. Về sau tôi tìm hiểu và biết cả địa chỉ của chùa nhé: Banlak 160, Nonghindistrict, Loei 42190. Có cả trang website www.rombodhidharma.com.

Sư cô miêu tả về cảnh quan nơi chùa, về thời khóa tu tập, về những tiến bộ mà sư cô đạt được. Tôi thích và ấn tượng nhất với hạnh buông xả. Buông và xả.

Su Co Huu Nghi (1)Su Co Huu Nghi (2)Su Co Huu Nghi (3)Su Co Huu Nghi (4)

Sư cô chia sẻ về vị thầy tuyệt vời của mình, ngài Luang Por Phosrisuriya Khemataro. Nghe kể chuyện tôi hiểu rằng đây là một vị thầy rất tài giỏi và có đức độ. Thật là mừng cho sư cô.

Tôi quá bất ngờ khi biết tại ngôi chùa Rombohidharma nơi sư cô đang tu tập cách Băng Cốc 550 km mà có đến khoảng 400 vị tăng, 400 vị ni và 200 cư sỹ đang tu học. Tôi còn bất ngờ hơn khi biết hiện đang có khoảng 30 chư tăng Việt Nam và 30 chư ni Việt nam đang tu học tại đây. Hơn thế nữa, có nhiều cặp vợ chồng cư sỹ cũng đang tu học nơi này. Cả vợ và chồng nhé. Thật là bất ngờ.

Thế đấy, nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị của công ty Hiệp Hưng đã rời xa cuộc sống tiền tài danh vọng để xuất gia và đang sống nơi chùa thanh tịnh bắc Thái Lan như thế đấy. Trước mặt tôi là 1 sư cô thanh thoát, nhẹ nhàng, bình yên và an lạc thế này đây.

Tôi ngồi nhớ lại. Nếu không nhầm thì Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội thành lập năm 2006, lúc ban đầu với tên là Mạng lưới nữ doanh nhân Hà Nội. Tôi nhớ rằng mình đã tham gia giảng dạy nhiều khóa cho các nữ doanh nhân. Tôi không quên các chương trình giảng riêng về quản trị cho một số doanh nghiệp trong Hiệp hội. Và dĩ nhiên tôi rất nhớ chị Đoàn Thị Hữu Nghị, một doanh nhân năng động sáng tạo và rất có tâm.

Tôi nhớ bởi chị đã dám bỏ ngành ngoại giao để ra kinh doanh. Tôi nhớ bởi chị Nghị lãnh đạo công ty Hiệp Hưng trong suốt hơn 20 năm, từ một cơ sở may thêu nhỏ, thành một tập đoàn với ba nhà máy sản xuất chăn, ga, gối, nệm tại Hà Nội và Bắc Ninh. Tôi nhớ bởi doanh thu của công ty chị rất lớn, riêng xuất khẩu hàng năm đã là hàng chục triệu đô la.

Thật lạ rằng nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị xuất gia đã 2 năm nay mà tôi không hề biết. Tôi chỉ biết chị là doanh nhân có tâm, tâm luôn hướng về Phật thôi. Tôi chỉ biết chị hỗ trợ nhiều cho các chương trình từ thiện, cho các chùa thôi. Tôi chỉ biết chị có thỉnh một bộ tranh quý có đến mấy chục bức của sư Pháp Hạnh thôi.

Đột nhiên chị Bình, chị gái ruột của sư cô, xuất hiện. May thay, chị Bình cũng biết tôi. Thế là tiếp câu chuyện đầy thú vị này. Hiện nay chị Bình và các bạn hữu đang xây trường cấp 1 trên vũng núi cao, xa tít tắp của tỉnh Sơn Lan. Chị Bình rất tâm huyết về công việc từ thiện.

Thế là tôi hỏi về những ngày của tháng 6 năm 2016.

Chị Bình tâm sự rằng chính chị cũng không tin rằng em gái mình xuất gia. Đang nhà cửa tuyệt vời, công ăn việc làm ngon lành, doanh thu lớn, gia đình ấm êm lại đi xuất gia. Tu thì tại gia cũng tốt chứ đâu cứ phải xuất gia. Khi nhìn thấy mái tóc của em gái mình, nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị không còn nữa thật, chị Bình và cả nhà bất ngờ.

Thế rồi, kể từ ngày em gái xuất gia tháng  năm 2016, chị Bình thường xuyên đến nhà để thăm và động viên gia đình, nhất là 2 con trai của sư cô. Thế đấy.

Còn bây giờ trước mặt tôi là sư cô. Sư cô vẫn có khuôn mặt của nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghịngày xưa nhưng thần thái thì đã khác hẳn. Đúng là tâm đổi thì tính đổi, ngoại hình cũng đổi. Mới 2 năm mà kết quả thế này đây. Tôi mừng lắm.

Có lẽ để viết hết ra những chia sẻ của sư cô thì rất dài. Tôi sẽ viết vào dịp khác. Tuy nhiên những ai có mặt cùng chúng tôi hôm nay đã thật sự hạnh phúc và thật sự mừng cho sư cô.

Trên tay tôi lúc này là cuốn sách mang tên “Lời cầu xin tha thứ” của thầy của sư cô, ngài Luang Por Phosrisuriya Khemataro. Tôi cũng vừa đọc xong cuốn sách này. Nhưng xin gõ lại ra đây một đoạn để chúng ta cùng ngẫm nhé:

“Những thế hệ sau thời Đức Phật đã thực hành theo những giá trị thế gian. Những giá trị thế gian trong việc cố gắng đạt được chánh niệm, định và trí tuệ. Có đạt cho được những phẩm chất này không thuận theo giáo huấn của Đức Phật và có là 1 cái bẫy. Cái bẫy này ngăn chặn sự kết thúc. Mọi sự chứng đạt đều là vô thường và không có sự tồn tại thực sự. Không có sự đạt được thật sự nào, vì vậy nó là 1 cãi bẫy. Để mọi hiện tượng diễn ra như bản chất của chính nó mà không có bất cứ 1 sự đồng hòa nào. Không có ngoại lệ nào bao gồm cả chánh niệm định tâm và trí tuệ. Không có ngoại lệ cho bất kỳ điều gì.

Khi không tạo ra sự đồng hòa đối với các hiện tượng tự nhiên, sẽ không có người du hành để đi đến bất kỳ một nơi chốn nào. Sự kết thúc của dạo lộ giác ngộ chỉ “như là”. Bản chất về sự tận diệt tự nhiên tự hiển lộ tức thì.

Bị lừa dối (ảo tưởng) bởi mọi thứ theo những khuynh hướng khác nhau mà dục tượng tiếp nhận, tự nó sinh ra ảo tưởng.

Tỉnh thức ra khỏi các hiện tượng bên trong, bên ngoài bằng sự không dính mắc đúng như bản chất tự nhiên của chính nó, không có sự gắn kết vào các hiện tượng thì ngay đó sự bám chấp bên trong và bên ngoài hiện tượng sẽ không xảy ra.

Đây là ở cùng tất cả các hiện tượng mà không phải ở giữa. Nó không phải là con đường giữa, bởi vì nó rỗng rang khỏi sự đồng hóa nhận dạng và tự nó hoàn toàn không có ý nghĩa. Như thế sự trống không trong tự tánh tự hiển lộ tức thì.

Không có một ai đang đi con đường giữa. Mọi thứ không có sự dính mắc trong tự tánh của chính nó và không có sự cố định trong chính nó cùng những thứ khác. Tự nó sẽ không còn cho thấy sự quan trọng đối với chính nó. Không có một vấn đề bên trong hay bên ngoài. Không có một ai ben trong hay bên ngoài, cũng không có sự thêm vào. Vì thế không có ảo tưởng về bên trong hay bên ngoài, ảo tưởng chấm dứt”.

Tôi tạm gấp sách vào và đang như thấy quá trình chuyển hóa từ nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị của công ty Hiệp Hưng - phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội thành sư cô của ngày hôm nay. Tiếc rằng chưa hỏi pháp danh của sư cô là gì. Nhưng điều đó đâu có quan trọng.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch công ty sách Thái Hà

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9971)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9682)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11471)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6946)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6877)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8899)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10111)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8913)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7803)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5626)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]