Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuất Gia Gieo Duyên

30/08/201818:53(Xem: 4254)
Xuất Gia Gieo Duyên
XUẤT GIA GIEO DUYÊN
lotus71
Xuất gia gieo duyên là việc xuất gia vì một nhân duyên gì đó mà xuất gia xuống tóc mấy ngày sau đó lại trở lại cuộc sống đời thường. Và cái đúng và sai về nhận thức lại từ đây mà xuất hiện. 
Thời gian gần đây xôn xao dư luận về những việc xuất gia gieo duyên mà báo chí nhắc nhiều như ngôi sao Thái Lan vào chùa xuất gia xuống tóc một ngày... Tốt thì cũng tốt nhưng hệ lụy đằng sau cũng rất nhiều. 
Xuất gia gieo duyên là vào chùa xuất gia trong mấy ngày rồi ra chùa trở về cuộc sống đời thường. Và việc xuất gia gieo duyên phổ biến ở nước Thái Lan, là nước có nền phật giáo phát triển. Nhưng lợi và hại xuất gia gieo duyên là gì? 
Thông thường ta hay nghe xuất gia là từ bỏ gia định, xuống tóc đi vào chùa tu hành, sống đời phạm hạnh. Và gia đình nào có người xuất gia là gia đình đó có phước. Xuất gia lại hàm chứa hai nghĩa, xuất gia thân và xuất gia tâm. Ta chỉ hiểu xuất gia là xa gia đình để tu hành giải thoát. Nhưng chữ " Gia " trong chữ xuất gia không chỉ có nghĩa là gia đình thân bằng quyến thuộc mà còn một nghĩa khác đó là gia trong xuất gia tam giới, gia thất là những gì cấu tạo nên sự sống và cái chết là tứ đại đất, nước, gió, lửa và phong, không, thức. Tâm tạo tác, tâm sanh diệt, vọng niệm, vọng tâm, vọng thức là thân bằng quyến thuộc có từ lâu trong tâm của mình. Xa lìa mọi nhiễm ô, mọi chấp trước, xa rời nhị tướng khởi trần lao là sự phân biệt, xa lìa vọng niệm, không chấp không bám vào vọng tâm bởi những bóng dáng hư ảo của trần thế thì đó mới là xuất gia. 
Mắt thấy sắc nhưng không khởi lên phân biệt là xuất gia về nhãn thức. Mũi ngửi mùi hương nhưng không chấp không phân biệt mùi hương là xuất gia về tỷ thức. Tai nghe âm thanh nhưng không để âm thanh làm ô nhiễm tâm trí, không khởi phân biệt là xuất gia về nhĩ thức. Lưỡi nếm mùi vị nhưng không để mùi vị làm tham đắm, phân biệt là xuất gia về thiệt thức. Thân đụng xúc chạm, đau bệnh nhưng không khởi luyến ái mê đắm, phân biệt, không khởi động loạn tâm là xuất gia về thân thức. Ý không khởi tà ý những niệm hư dối, tà vạy, những vọng niệm tuy có khởi cũng không phân biệt, chấp trước đó là xuất gia về ý thức. Như vậy trong mình có 6 thân bằng quyến thuộc, có 6 thức xuất gia. Xuất gia vậy là tâm xuất gia. 
Người xuất gia là người quyết sống cả đời với phạm hạnh cao cả, giải thoát mình và giúp chúng sanh giải thoát. Xuất gia là lễ nghi sự trang trọng và linh thiêng. Chứ xuất gia gieo duyên chỉ vài ngày thì chỉ là hình thức xuất gia. Xuất gia vậy là xuất gia hình thức và cổ súy cho phong trào tự phát THÍCH THÌ XUẤT GIA KHÔNG THÍCH THÌ XUẤT ĐẠO. Coi việc xuất gia dễ dàng thì tâm ít thấy quan trọng. Xuất gia lâu năm còn chưa chắc được giải thoát chưa chắc hiểu đạo chứ đừng nói chỉ một ngày hay vài ngày.  Xuất gia là đi tu vì hạnh nguyện cao cả, còn không thì xuất gia tâm đạo nếu đời còn nghĩa vụ, còn trách nhiệm, còn bị ràng buộc. Xin đừng lạm dụng lấy việc xuất gia gieo duyên mà xuất gia vài ngày cho có lệ. Hay cho dù thành tâm thì thành tâm ở ngoài đời sống cũng tốt như trong đạo. Vì xuất gia là có sự chứng giám của phật, bồ tát và các vị hộ pháp. Nên nguyện xuất gia thì cả đời phải sống đúng với lời nguyện của mình, với bản tâm thanh tịnh, và xa rời sự nhiễm ô chứ đừng chấp vào hình tướng xuất gia rồi nói xuất gia gieo duyên để tạo duyên tạo phước cho người thân là sai lầm. Chính việc mình làm hằng ngày, chính việc mình nghĩ, chính ý nguyện của mình là sự thành tâm tạo phước tốt nhất cho mọi người cho người thân. Và xuất gia có phước cho người thân chỉ khi việc xuất gia đó người xuất gia hiểu đạo rồi truyền đạo khuyên bảo người thân tu tập, sống theo lời dạy của chư phật. Còn xuất gia rồi ở luôn trong chùa, không tiếp xúc người khác, không nói chuyện khuyên bảo người thân làm việc thiện thì việc xuất gia đó chẳng có lợi ích gì cho người khác và cho người thân. Đành rằng mỗi nơi mỗi phong tục nhưng tục lệ này lại không phải của phật giáo thời xưa , mà bị lạm biến tướng ra như bây giờ. Nhưng mặt tốt là giúp cho người ngoài khi tu xuất gia gieo duyên là hiểu được đi tu sẽ như thế nào, cuộc sống ra sao, còn về hiểu đạo ngộ đạo thì không giúp ích được gì nên phước nói đó cũng chỉ là đom đóm giữa rừng cây mịt tối. Tốt xấu tùy tâm, đúng sai tùy cách nhìn nhận mỗi người, nhưng đúng chánh pháp thì cần coi lại thời Đức Phật mà đối chiếu trong ánh sáng của trí tuệ thanh tịnh. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2012(Xem: 11098)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
18/09/2012(Xem: 10567)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
14/09/2012(Xem: 19890)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
14/09/2012(Xem: 6832)
Tất cả những pháp môn tu chỉ nhằm chuyển hóa tâm thức, vì chỉ có chuyển hóa tâm thức. Nhìn trên căn bản, mỗi người tu Phật cần thực hành hai phương diện. Thứ nhất, hành giả phải có khả năng rút khỏi xã hội một thời gian nhất định nào đó, có thể vài giờ, vài ngày, vài tháng hoặc vài năm... Thứ hai, có khả năng đem những kinh nghiệm từng trãi nơi tịnh tu vắng vẻ cống hiến lại cho cuộc đời, cho những người hữu duyên và cho chính cuộc sống hằng ngày mỗi chúng ta. Như hơi thở ra và hơi thở vào, cả hai đều cần thiết như nhau. mới phổ độ chúng sanh một cách chân thật.
14/09/2012(Xem: 6963)
Mấy năm trước, nhân dịp Đức Dalai Lama đến thăm thung lũng Lahoul nơi chúng tôi tu tập ở Ấn Độ; lúc đó Ngài trú lại một tuần để thăm viếng, ban lễ điểm đạo và giảng pháp. Sau buổi thuyết pháp dài mấy tiếng đồng hồ, tôi hỏi một phụ nữ Lahoul rằng: “Bác có biết Đức Dalai Lama giảng gì không?”. Bác gái trả lời: “Dạ, con không hiểu nhiều nhưng con biết Ngài giảng là, nếu ta có lòng từ bi thì đó là điều tốt”. Đúng vậy, cơ bản là như thế. Đâu có gì đáng nói hơn thế nữa phải không? Nếu chúng ta có lòng từ bi, điều đó không tốt lắm sao? Vậy từ bi nghĩa là gì?
12/09/2012(Xem: 4856)
Đã có một trong những sự phát triển sâu xa , xuất hiện từ thế kỷ 20 , tác động đến đời sống của hàng tỷ người , nhưng vẫn chưa được chú ý rộng rãi . Bên cạnh những biến đổi đầy ấn tượng về chính trị và xã hội , những phát triển về khoa học và công nghệ , cùng những hệ thống mới trong lãnh vực vận tải và truyền thông , các sử gia tương lai chắc chắn sẽ quan tâm đến sự tự do tương đối . Họ sẽ nhận thức rằng chính sự tự do tương đối đã trước hết diễn dịch rồi sau đó định hình cho cá tính của từng con người ; cuối cùng mang lại quyền tồn tại cho loài người . Tuy những yếu tố quen thuộc tạo nên tự ngã , như là tính cách sắc tộc , khu vực định cư , dòng dõi , gia đình …vẫn hiện diện , nhưng những yếu tố đó không còn quan trọng vì một chuỗi những yếu tố độc đặc mới xuất hiện trong thế kỷ 20 . Cho nên khi đã hoàn toàn chấp nhận các ý niệm dân chủ tự do như một bản chất thực nghiệm làm nền để xác định ý nghĩa của việc làm người , hiếm khi chúng ta xem xét những ý niệm đó đã làm biến đổi hình th
12/09/2012(Xem: 5825)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?
11/09/2012(Xem: 5228)
Người Phật tử khi đã hiểu đạo thì phải lấy hạnh khiêm tốn làm đầu, phải biết khiêm tốn thấp mình thưa hỏi đạo lý thì mới học được điều hay lẽ phải mà biết được cội nguồn của giác ngộ, giải thoát. Người Phật tử phải nên nhớ rằng muốn mình thật sự khiêm tốn thì ngay bước đầu chúng ta phải tập nhẫn nhịn đối với những việc trái ý nghịch lòng, nhẫn không có nghĩa là hèn nhát.
01/09/2012(Xem: 9591)
Phật tính [1] có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó không là một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơ là điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567