Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phước Duyên Cho Nhà Mới

11/07/201821:02(Xem: 6535)
Phước Duyên Cho Nhà Mới

PHƯỚC DUYÊN CHO NHÀ MỚI

 

 

             Thầy, một vị tăng không chỉ tài mà là đa tài, đã không ngại đường xa trên mười cây số, từ bi hoan hỷ hạ cố đến nhà của Phật tử  để thiết trí gian phòng thờ, bắt hào quang sau tượng đức Phật Thích Ca "niêm hoa vi tiếu", và bắt thêm cả dàn đèn led sắc màu lung linh huyền diệu thật tỉ mỉ công phu.
Phuoc-duyen-cho-nha-moi-02Phuoc-duyen-cho-nha-moi-01
            Nhiêu đó thôi, đã là phước báo cho một cư sĩ như tôi rồi. Nhưng chưa hết, Thầy còn ban tặng gia chủ một bài vị để thiết trên bàn thờ gia linh, khổ lớn, lộng khung gương, toát lên vẻ uy nghiêm của hồn phách tâm linh, thật trang trọng vá ấn tượng.
            Bài vị được viết bằng chữ Hán, được Thầy dịch cho hiểu:

"Phụng vì
Cửu Huyền Thất Tổ 
nội ngoại
đẳng chư tiên linh
tọa vị.”

             Và câu đối chữ trắng nổi bật trên nền đỏ sậm:
                                  "Kính cửu huyền thiên niên bất tận
                                    Trọng thất tổ nội ngoại tương đồng."
Phuoc-duyen-cho-nha-moi-04Phuoc-duyen-cho-nha-moi-03

          Bàn thờ gia linh cũng được Thầy chăm chút thiết trí, từ ngọn đèn dầu lửa đỏ, đến hàng đèn ngũ sắc nhấp nháy hòa cùng những đóa hoa sen huyền ảo thay sắc đổi màu với nhịp độ khoan thai, thanh thản...
          Thích nhất là hình ảnh một con Rồng uốn lượn cuộn tròn trên phông nền của bức bài vị.              

           Thầy nói: "Đó là Ẩn Long".
          Không thể ngờ là minh được Thầy quan tâm hộ trì trợ duyên đến mức hoành tráng đầy ấm cúng đến vậy, Tôi phải giật mình, ngộ ra được một điều: “Thờ thì phải thờ cho ra thờ".
          Thật hổ thẹn, và tâm thành sám hối. Sám hối rồi, tôi lúc này dù đang đau yếu hai cánh tay vẫn lấy làm phấn khởi tươi vui mà lẳng lặng một mình ngồi chùi lau cho sáng hết những đồ thờ bằng đồng vốn đang đen xỉn, nhếch nhác, chưa xứng đáng được đặt trên hai bàn thờ đang trang nghiêm và tráng lệ do Thầy ban tặng.
          Vượt qua khó khăn một cách trơn tru, dễ dàng.
          Bàn thờ sáng trưng. Tâm trí của mình cũng sáng trưng theo.
          Đến chiều thì  gian phòng thờ đã được xông trầm hương, đơm hoa quả, mở máy niệm Phật, sau khi gia chủ đã thành tín thành tâm thỉnh ba tiếng chuông, rồi chú trì "Tịnh pháp giới chơn ngôn” …
Phuoc-duyen-cho-nha-moi-06Phuoc-duyen-cho-nha-moi-05

         Tôi đã định là sẽ không có lễ tiệc mừng tân gia như thiên hạ xưa nay rồi. Vì muốn phá lệ. Cũng vì nghĩ rằng mình làm gì cũng phải thức thời, phải hợp với hoàn cảnh, với cuộc sống của mình hôm nay. Đã muốn được yên tĩnh, rút về nơi thanh vắng, tránh sự huyên náo ồn ào rồi, thì mình không cần phải tổ chức tiệc tùng ỏm tỏi, mời mọc rình rang để rồi hí hửng hân hoan tiếp nhận những món quà mừng tặng của bạn bè thân hữu...
           Khởi, là đúng.
           Chính, quan trọng nhất, không thể thiếu, là lễ An Vị Phật tại tư gia, cúng tiên linh và chư linh an trú tại địa phận, do Thầy sẽ hạ cố gieo duyên, hành lễ khi việc chuyển dời sắp xếp cho căn nhà mới đã ổn định, vào nề nếp sinh hoạt.
           Sau lễ đó mới có một bữa tiệc nhỏ trong gia đình, để anh chị em, con cháu đang ở Nha Trang hội tụ gặp gỡ chia vui.
           Nói rào trước dông dài để đón sau với hai chữ... “vậy mà”:
          Thầy đã mang theo trên xe máy vượt đoạn đường xa một món quà mừng tân gia trước mọi người.
         Thư pháp chữ Hán viết trên lụa, lộng khung gương trang trọng. Kích cỡ 40x85cm.
          Chính thủ bút của Thầy.
         Thầy tâm sự như anh em một nhà:
         "Định viết một câu thơ, nhưng nghĩ lại, anh là nhà thơ mà tặng chi thơ nữa, vô duyên, nên tui viết một câu Phật dạy!"
          Tôi rúng động tâm can, khi biết đó là:

"Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo"

(Đừng làm các việc ác
Siêng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó là lời Phật dạy)
Phuoc-duyen-cho-nha-moi-08Phuoc-duyen-cho-nha-moi-07

            Cả tâm ý chừng như ngưng đọng đóng băng, nên tôi không mở được miệng, cũng không biết suy nghĩ gì trong đầu, chỉ biết là mình đang... rúng động.
           Thầy cười khề khà, thân mật và chân tình nói:
          "Không có gì đâu, chỉ cần từ nay về sau anh có ra cuốn sách nào thì nhớ gửi tặng tui, như cuốn Động Cửa Thiền, là được."
           Quà mừng tân gia sớm nhất đã được treo lên tường, gần cửa sổ của gian phòng khách.
           Khi Thầy về rồi, tôi ngồi nhìn ngắm bức thư pháp của Thầy, nhẩm đọc kim ngôn pháp nhũ của Đức Phật, hơn ba mươi phút mà vẫn không mỏi mắt, chưa thấy chán.
             Đó là lời Phật khuyên dạy, và là lời Thầy nhắc nhở.
           "Mình có phước thiệt!"
           Tôi nghĩ vậy, nên thấy vô cùng hạnh phúc, liền xá ba xá tạ ơn Tam Bảo.

           Và, con xin cúi đầu đảnh lễ, cảm niệm ân đức của Thầy Thích Tâm Hiến, trú trì chùa Tịnh Quang (Suối Hiệp- Diên Khánh- Khánh Hòa).

 Phuoc-duyen-cho-nha-moi-09

                                                                                Cư sĩ Vĩnh Hữu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/08/2010(Xem: 15373)
Nghe đài, đọc báo, xem sách “HOÀNG SA – TRƯỜNG SA” âm từ bốn chữ mà sao thấy nao lòng. Có lẽ tình yêu thương Tổ quốc, đã ăn sâu vào trong máu, trong xương. Dù chưa thấy Trường Sa, Hoàng Sa nhưng khi nghe bãi cát vàng dậy sóng càng muốn biết cho tường. Tôi ước ao được thấy Trường Sa, Hoàng Sa và đã thấy được Trường Sa, dù chưa hết, biết chưa khắp, nhưng đã tận mắt, đã đặt chân lên Trường Sa đảo chìm, đảo nổi, nhà giàn. Thấy gì, biết gì, nghe gì chỉ một chuyến đi 12 ngày tạm đủ cho một lão già 76 tuổi muốn đem hai chữ Hoàng Sa, Trường Sa vào hồn.
22/08/2010(Xem: 7158)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7293)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 8652)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
09/08/2010(Xem: 8647)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 9059)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 8646)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 7841)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9319)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 15969)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]