Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đọc "Bát Cơm Hương Tích” Của TT Thích Nguyên Tạng

03/06/201812:43(Xem: 16681)
Đọc "Bát Cơm Hương Tích” Của TT Thích Nguyên Tạng
Đọc "Bát Cơm Hương Tích”  Của TT Thích Nguyên Tạng 


Nguyên Giác

 bat com huong tich

bia sach BAT COM HUONG TICH 2Tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng là một phần lớn của đời tác giả, ghi lại những gì Thầy mắt thấy tai nghe một thời và rồi nhớ lại...

Tuyển tập chứa đựng rất nhiều kỷ niệm của Thầy Thích Nguyên Tạng, một nhà sư một thời lớn lên nơi vùng cát trắng Khánh Hòa, tu học từ chùa này sang chùa kia, rồi hoàn tất các học vị cao hơn  để vào Sài Gòn và rồi sang Úc châu khi bào huynh bảo lãnh sang để tiếp tục tu học và hoằng pháp.

Tuyển tập gồm 25 bài viết trong đó, ghi lại nhiều hình ảnhsinh hoạt trong đời tu sĩ từ thơ ấu cho tới khi sang Úc,  và có cơ duyên đi hoằng pháp nhiều nơi trên thế giới.

Trong phần Lời Giới Thiệu, HT. Thích Như Điển viết: “Đó chính là việc 'chân thật bất hư'mà Thầy Nguyên Tạng cũng đã thể hiện được điều đó.”

 

Bài chính trong tuyển tập là Bát Cơm Hương Tíchghi nhậncảm xúc tác giả về vai trò tu học và hoằng pháp... Tại sao bát cơm Hương Tích?

Đó là hình ảnh từ Kinh Duy Ma Cật, khi ngài Duy Ma Cật vào chánh định, “dùng thần thông thị hiệnkhiến cho đại chúng nhìn thấy cõi Phật Hương Tích. Mùi hương ở cõi nước đó vượt hơn mùi hương của cõi trờicõi người và các cõi Phật khác trong mười phương thế giới. Mọi sự, mọi vật trong cõi đó, đều dùng hương thơm tạo thành. Từ đất đai, kinh thành, lầu các, cỏ cây hoa lá... đều ngào ngạt hương thơm. Mùi hương của cơm cõi ấy cũng tỏa ngát khắp mười phương thế giớiLúc ấyĐức Phật Hương Tích cùng các vị Bồ Tát đang ngồi thọ trai, có các Thiên tử cùng một danh hiệu gọi là Hương Nghiêm, đều đã phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đến cúng dường Phật và các Bồ Tát...

Cõi Phật Chúng Hương khác với cõi giới Ta BàĐức Phật Hương Tích không dùng ngôn ngữ văn tự mà chỉ dùng phương pháp “Hương trần” để giáo hóa chúng sanh, tức là chúng sanh nơi đó khi ngửi được mùi thơm huyền diệu lập tức quay về chơn tâm, nhẹ nhàng, an lạc và giác ngộ.”

Đó  chính là hương của chánh pháp, hương của giới định huệ... Vai trò người tu sĩ từ thời thơ ấu nơi sân chùa miền cát trắng Khánh Hòa vào Sài Gòn, và sang Úc châu, lúc nào cũng sống trong chánh pháp, và đó chính là mang theo bát cơm Hương Tích để mời chúng sinh cõi này cùng thọ dụng -- đó là hương giới, hương định, hương huệ.

Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng viết:

“Trong Kinh Pháp Cú đã đề cập đến ý này: Hương các loài hoa thơm, không ngược bay chiều gió. Nhưng hương người đức hạnh, ngược gió khắp tung bay. Và Người Xưa cũng từng phán quyết rằng: “Quế hương bất viễn thư hương viễn, thế vị vô như Đạo vị trường”. Có nghĩa là hương thơm của cây quế không bay xa bằng mùi thơm của kinh sách, vị ngọt của thế gian không bền vững lâu dài bằng vị ngọt của Đạo. Rõ ràng, hương thơm của bất cứ thứ gì hữu hình bên ngoài đều vô thường, chỉ có hương thơm vô hình bên trong mới miên viễn...”

Tác giả cũng kể lại một kỷ niệm trong bài “Ngồi Thuyền Bát Nhã”...

Thuyền Bát Nhã chính là con thuyền trí tuệ có thể chuyên chở chúng sanh vượt qua biển khổ sanh tửđể đến bến bờ Niết bàn giải thoát an vui...

Duyên khởi là, Bộ Đại Bát Nhã 600 quyển, bộ Kinh đã truyền đến VN vào năm 1958 và được Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm (1911-2003) phát tâm dịch sang tiếng Việt. Ôn Trí Nghiêm đã phiên dịch bộ kinh này ròng rã suốt 8 năm, từ 1972 đến 1980 mới hoàn tất. Và theo lời Ôn Đỗng Minh, HT Trí Nghiêm đã dịch theo bản Biệt Hành, gồm 24 tập, mỗi tập gần 1000 trang với 25 quyển nhỏ, và cũng đóng thành 24 tập như nguyên bản chữ Hán.

Thầy Thích Nguyên Tạng viết rằng Thầy có duyên làm thị giả cho Ôn Trí Nghiêm và Ôn Thiện Siêu trong 3 mùa An Cư Kiết Hạ tại Chùa Hải Đức, Nha Trang từ 1981 đến 1983. Đầu năm 1998 người viết được bào huynh là Thượng Tọa Thích Tâm Phương bảo lãnh sang Úc định cư, khi nghe Ôn đau nặng nên đã về thăm Ôn đang nằm bệnh tại Chùa Tỉnh Hội Long Sơn sau mùa An Cư năm 2002 và đứng bên giường bệnh của Ngài, người viết đã phát nguyện sẽ đưa toàn bộ bản dịch của Ngài vào mạng lưới điện toán toàn cầu qua trang nhà quangduc.com, để cúng dường mười phương Phật tử gần xa và cũng để hồi hướng công đức cho Ôn. Sau khi về lại Úc, chúng tôi đã viết một thông báo ngắn cần gấp 24 người phát tâm đánh máy 24 tập Kinh Bát Nhã (bản in năm 1998) ngay lập tức có 24 Phật tử khắp nơi trên thế giới từ Triều TiênNhật BảnViệt Nam, Hoa Kỳ, Âu Châu và Úc Châu phát tâm nhận mỗi người một tập để đánh máy, và đây là bản kinh Đại Bát Nhã tiếng Việt đầu tiên đã online trước lễ Tiểu Tường của Ôn Trí Nghiêm vào ngày 13-01-2004.

Cũng trong bài về chiếc thuyền Bát Nhã, Thầy Thích Nguyên Tạng giải thích vì sao:

“Chư Tổ Đức dạy chúng ta thọ trì Bát Nhã Tâm Kinh mỗi ngày sáu thời là để giúp cho ta huân tập chủng tử Bát Nhã, sống trong thế giới Bát Nhã, mà sống trong thế giới Bát Nhã là sống trong chánh niệm tỉnh giác với tâm rỗng rang, thanh tịnhrõ ràng thường tri, trực nhận mỗi phút giây của đời sống này là quý báu và mầu nhiệm. Nhờ ánh sáng của Bát Nhã Ba La Mật mà đời sống của chúng ta khinh an trong từng sát na mới mẻ hiện tiền, mỗi bước đi, mỗi hơi thở, ta không rời xa chân như thật tướng, ta sống với một tinh thần vô ngã vị tha, mang tình thương đến cho người, làm vơi bớt khổ đau của người. Nhờ ánh quang minh của Bát Nhã Ba La Mật mà hành giả luôn an trụ trong “đương thể tức không”, là khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần sanh ra sáu thức, ngay nơi đó ta nhận biết được vạn pháp là không tướngvô tướng, không phải ngoại cảnh biến mất rồi mới là Không mà ngay khi thấy sự vật còn hiện tiền đó vốn đã Không rồi, nên hành giả luôn tỉnh giác chánh niệm, mà chánh niệm là vô niệm, mà vô niệm chính là cứu cánh Niết Bàn, đây là chỗ đến cuối cùng của người đệ tử Phật.”

Không chỉ viết về kinh điển, Thầy Thích Nguyên Tạng còn kể một số chuyện trong nhà chùa.

Thí dụ, trong bài “Cúng Cháo,” khi giải thích về nguồn cơn vì sao các chùa cúng cháo cho cô hồntác giả kể lại:

“...Tôi nhớ lại Sư Phụ của tôi (cố TT Chơn Kiến) có kể, lúc Hòa Thượng Thanh Bình mới về Trụ Trì một chùa làng ở trên Thanh Minh, Trường Lạc ở Diên Khánh (ngoại thành Nha Trang); vì HT bận rộn việc chùa nên quên cúng cháo, tối hôm đó, cô hồn hiện ra đập cửa phòng Ngài xin cháo để ăn, HT liền thức dậy nấu cháo để cúng ngay trong đêm khuya. Ngoài ra có nhiều chuyện kể khác, có vị Trụ Trì quên cúng cháo nên đêm về bị cô hồn khiêng đặt xuống đất, hoặc nghe dưới nhà bếp có tiếng khua chén bát, do cô hồn lục lạo đòi ăn...”

Tương tự, Thầy Thích Nguyên Tạng cũng có các bài như Cúng Đại Bàng,   kể lại duyên do vì đâu, trích:

“Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt. Chim Đại Bàng này có chiều kích rất lớn, mỗi lần há miệng, một hơi hút của nó chiếm một phạm vi nhiều cây số, tất cả các loài chim nhỏ đều bị cuốn hút vào miệng nó. Thấy việc sát sanhquá nhiều nên Đức Phật đã từ bi giáo hóa. Ngài dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều ham sống sợ chết, do đó chớ giết và chớ bảo giết”. Chim Đại Bàng tự nghĩ: “Thực phẩm hằng ngày của mình là thịt sống của các loài chim, nay Phật không cho ăn, lấy gì để nuôi thân mạng này”. Phật dạy: “Từ đây về sau ngươi về Chùa nào gần nhất để quý Tăng Ni cho ăn”...”

Hay về ý nghĩa khi thọ trai, qua bài “Cúng Quá Đường,” Thầy Thích Nguyên Tạng viết: “Quá Đường, còn gọi là Thượng Đường hay Phó Đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham trước ...”

Hay là thói quen “lưu phạn”... tác giả giải thích:

“Lưu phạn là san sẻ phần cơm của mình cho chúng quỷ thần và cho người ăn sau mình; ý nghĩa bố thímở rộng tình thương của mình dành cho người bất hạnh, không đủ cơm ăn áo mặc, ý tưởng này giúp cho hành giả nuôi dưỡng từ tâm ngay trong lúc mình ăn.”

Với giọng văn vừa uyên bác, vừa chơn chất, Thầy Thích Nguyên Tạng đã kể về  nhiều vị Thầy, ghi nhậncảm xúc riêng đối với từng vị thầy.

Như khi viết về ân sư là cố Thượng Tọa Thích Chơn Kiến, tác giả ghi ơn cố ân sư đã làm môt cầu nối cho bản thân Thầy Thích Nguyên Tạng và truyền thống Phật Giáo Tây Tạng ngoài nước:

“Thầy là một hành giả Mật Tông Kim Cang Thừa, Thầy từng gặp Thượng Tọa Viên Đức tại Thủ Thiêm, Sài Gòn thọ học cốt tủy của Mật Giáo và sau đó Thầy hành trì theo bộ sách Hiển Mật Viên Thông. Trong tịnh thất của Thầy có thờ hình Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương, Thầy đã áp dụng thực hành Tam mật tương ưngphương pháp trọng yếu của Mật Tông mong đạt đến diệu dụng của pháp tu này. Con có phước duyên làm thị giả Thầy trong các kỳ Thầy nhập thất tịnh tu, nên dần dần được ảnh hưởng và chú ý đến pháp tu Mật Tông này. Đó chính là nhân duyên thù thắng mà Thầy đã trực tiếp gieo mầm hạt giống cho con làm quen với pháp tu này, đặc biệt là Thầy đã khai thị cho con về hành trạng tái sinh của các vị Lạt Ma Tây Tạng như Ngài Padmasambhava, Ngài Govinda, Ngài Milarepa.... Thầy đã bắt một chiếc cầu nối giữa con với Phật giáo thế giới bên ngoài, làm khơi dậy một thiện duyên cho con sau này tìm hiểunghiên cứu dịch thuật các tài liệu...”

Độc giả cũng sẽ tìm gặp các bài viết về cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, ngươì hoằng pháp bên Châu Âu và được Thầy Nguyên Tạng gọi là “Người trồng Sen trên tuyết”...

Trong khi đó, giọng văn Thầy Thích Nguyên Tạng chùng xuống,  bùi ngùi khi viết về Thầy Thích Hạnh Tuấn đã ra đi trong khi ước mơ xây dựng Phật Việt còn dở dang:

“Hành trình Phật Việt của Thầy Hạnh Tuấn cũng thể hiện rõ nét ở Tổ Đường Chùa Trúc Lâm qua phong cách thờ phượng của Thầy. Thầy không thờ Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma (470-543) theo truyền thống mà lại tôn thờ Sơ Tổ Trúc Lâm (1258-1308, đạo hiệu của Vua Trần Nhân Tông sau khi xuất gia), người khai sáng Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử, mở ra một trào lưu tu học Phật tại VN vào triều đại nhà Trần.

Một nét riêng Phật Việt khác của Thầy Hạnh Tuấn là tôn thờ và phổ biến tôn tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn. Pho tượng này đang tôn trí tại Chánh Điện Chùa Trúc Lâm từ 2007 là phục chế theo mẫu của pho tượng Quan Thế Âm Nghìn Tay Nghìn Mắt, một di sản, một bảo vật đang được bảo tồn tại Chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam. Đây là một kiệt tác nghệ thuật điêu khắc của nền PGVN...”

Tuyển tập cũng kể về một số kỷ niệm với Hòa Thượng Thích Như Huệ, được tác giả gọi là “Người giữ vững mái chèo” với ghi nhận:

“Một điều thú vị khác mà người viết lưu tâm về Đức Trưởng Lão HT Như Huệ, Ngài là người có trí nhớnhư máy thu âm mp3, bằng chứng là người viết đã từng “thi đua” với Ngài trùng tuyên lại “Quy Sơn Cảnh Sách” (khoảng 12 trang A4 cả nguyên văn chữ Hán và nghĩa Việt) của Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu, đây là một áng văn bất hủ trong văn khố Phật Giáo. HT Như Huệ nhớ vanh vách từng câu từng chữ trong bộ sách gối đầu giường này...”

Tương tựđộc giả sẽ thấy trong sách những hình ảnh và cảm xúc của tác giả Trưởng Lão Hòa Thượng  Thích Huyền Tôn...

Hay là kỷ niệm với Hòa Thượng Thích Như Điển trên các chặng đường hoằng pháp, trong đó gặp một số Phật tử tinh tấn, như cụ bà Diệu Bích, hơn 90 tuổi, ở thành phố Montreal, miền Nam Canada -- “bà cụ từng là chủ hãng viết BIC xưa kia, nhưng điểm làm cho tôi chú ý là bà cụ đang niệm Phật công cứ, không bỏ sót một ngày nào trong mấy mươi năm qua.”

Và nhiều bài khác, với nhiều chủ đề dễ dàng lôi cuốn người đọc.

Trong sách này, độc giả sẽ  được Thầy Thích Nguyên Tạng dẫn đi xem một vòng các sinh hoạt thiền môn, trong khi kể nhiều chuyện rất ít khi nghe ở ngoài cổng chùa -- thí dụsự tích Bồ Tát Quan Thế Âmhiện thân làm một thiếu nữ xinh đẹp, và rao rằng hễ chàng nào thuộc kinh điển sẽ được cô chọn làm chồng. Câu chuyện ly kỳgay cấn, dẫn tới một nút thắt cuối truyện đã hiển lộ lên pháp ấn vô thường và bất như ý của cõi này.

Hay là chuyện từ một sát thủ trở thành nhà sư theo Phật, và rồi trở thành A Lá Hán... đó là truyện về ngài “Angulimala, Một Câu Chuyện Về Sức Mạnh Của Lòng Từ...”

Được biết, Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng sinh năm 1967 tại Nha Trang. Xuất gia năm 1980, thọ giớiSa Di năm 1985 và thọ giới Tỳ Kheo năm 1988. Tốt nghiệp Trường Cơ bản Phật học Vĩnh Nghiêm năm 1992, trường Đại học Sư phạm (ngoại ngữ Anh) năm 1995 và trường Cao cấp Phật học Vạn Hạnh năm 1997. Đến Úc định cư năm 1998 và sáng lập trang nhà Quảng Đức www.quangduc.com. Tốt nghiệp Cử nhân Xã hội học tại Đại học La Trobe năm 2006. Hiện TT là Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức,Melbourne, Úc Châu và là Phó Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan. Thượng Tọa là tác giả và dịch giả của nhiều tập sách như: Chết và Tái SanhPhật GiáoKhắp Thế GiớiSức Mạnh của Lòng Từ, Hỏi Hay Đáp Đúng, Phật ngọc hòa bình, Lịch sử Phật Giáo Úc Đại Lợi...

Nói ngắn gọn, tuyển tập “Bát Cơm Hương Tích” mang sức mạnh ở các thể văn: văn họcđạo họcsự tích một số sinh hoạt trong chùa, kỷ niệm về một số vị Thầy, và trong tận cùng... là sức kể chuyện từ một ngòi bút chân tu thực học như Thầy Thích Nguyên Tạng, và từ các trang sách là mùi hương của Giới Định Huệ...

Quý độc giả có thể mua tập sách “ Bát Cơm Hương Tích” này trên trang Amazon, họ sẽ gởi đến tận nhà cho quý vị: https://www.amazon.com/dp/1720339341/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1527489669&sr=1-1

PHOTO:

 bia-sach-bat-com-huong-tich

Bìa sách “Bát Cơm Hương Tích”…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2014(Xem: 12398)
Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) đã từ chức vào năm 2007, và chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do khi chưa làm được một năm, sau thất bại thảm hại của đảng này khi bầu cử Thượng viện. 12 tháng 9 năm 2007 : Nhiệm kỳ của ông lại bị phá hỏng vì hàng loạt cuộc từ chức của các Bộ trưởng Nội các và vụ tiết lộ về việc để mất số liệu lương hưu. Ông từ chức sau một năm tại nhiệm với lý do sức khỏe. Bảy tháng sau, Thủ tướng Abe Shinzō (An Bội Tấn Tam-安倍 晋三) bị bệnh hay quên lãng và đã thử thách mình bằng cách dùng phương pháp trị liệu "Tọa thiền" ngồi thiền tại Chùa Zenshōan (臨済宗國泰寺)một ngôi chùa thuộc Thiền phái Lâm Tế ở huyện Yanaka, Tokyo.
14/08/2014(Xem: 16164)
Vào một buổi sáng lạnh mùa đông năm 2007, tại một ga metro ở Washington DC, một thanh niên với chiếc đàn vĩ cầm, đứng chơi những bài nhạc nổi tiếng của Bach, Schubert, Massenet… trong vòng 45 phút. Trong khoảng thời gian ấy có khoảng chừng 2 ngàn người đi ngang qua, đa số đang trên đường đến sở làm của họ. Dường như không một ai có vẽ chú ý đến sự có mặt của anh. Sau khoảng 3 phút, một người đàn ông đứng tuổi đi qua và nhận thấy có một nhạc sĩ đang đứng đó chơi vĩ cầm. Ông đi chầm chậm, dừng lại chừng vài giây, và rồi lại vội vã đi tiếp cho kịp giờ của mình.
12/08/2014(Xem: 9468)
Chồng là Tiến sĩ, Giám đốc một Bệnh viện đa khoa ở miền đất Tổ trung du, vợ là chủ một ảnh viện áo cưới khá nổi tiếng, họ sinh được 2 người con 1 trai 1 gái đẹp như tranh vẽ, thông minh học giỏi. Cuộc sống sung túc, hạnh phúc là niềm mơ ước của biết bao gia đình ấy sẽ chẳng có gì đặc biệt, nếu như không có một ngày người ta sững sờ khi bắt gặp ở trên ngọn núi thiêng của Tam Đảo cảnh tượng 2 vợ chồng vị Tiến sĩ này đang chắp tay cúi lạy và xưng hô là “con” với chính…2 đứa con nhỏ do mình sinh ra…
12/08/2014(Xem: 6513)
Kính bạch thầy, Mười bảy tháng bảy hôm nay là tròn 2 năm thầy ngừng thở. Hai năm thật rồi ư…. Nhanh quá thầy ơi. Đêm qua con đã ngủ 1 giấc rất sâu, hình như được 2 -3 tiếng. Và con tỉnh dậy lúc gần 4 giờ sáng để ngồi thư giãn ít phút trước khi viết thư này gửi thầy, tâm sự cùng thầy…
08/08/2014(Xem: 6863)
Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai. Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta. Chúng ta có thể tiếp xúc, cảm nhận được hạnh phúc và an lạc ở bất cứ thời gian và không gian nào. Khi chúng ta ý thức rõ về sự sống, chúng ta biết gạn lọc tất cả những cái gì làm cho sự sống của chúng ta bị cáu bẩn, thì sự thanh trong của cuộc sống tự nó sẽ hiện ra.
07/08/2014(Xem: 15313)
Chưa ai thực thụ hay đã “định cư„ Cõi Cực Lạc của Đức A Di Đà để biết thế nào rồi...hiện hồn về kể cho chúng ta nghe. Thế nhưng bấy lâu, dựa theo kinh sách và óc tưởng tượng của mọi người đều phác họa một cảnh giới cực lạc đầy hoa thơm cỏ lạ, suối róc rách reo, chim muông ca hót, mây lững lờ trôi, gió vi vu thổi, rừng cây sum sê ăn trái, núi bốc hương thơm, sông hồ cá lững lờ lội, và cả châu báu kim cương, mã não, hổ phách…đầy đường đầy nhà muốn lúc nào cũng có…!
06/08/2014(Xem: 17205)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 7090)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9295)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7424)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]