Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Nhà An Cư Gần Chùa

29/05/201807:34(Xem: 5270)
Tìm Nhà An Cư Gần Chùa

Chua Thien Phu (7)

TÌM NHÀ AN CƯ GẦN CHÙA

 

Trong suốt thời gian hơn một tháng trời thăm hỏi, tham khảo thông tin, chạy xe lòng vòng lên xuống ngày hai buổi tìm mua một căn nhà mới ở ngoại thành để “dời đô” về mà sống thanh thản an nhàn giữa khung cảnh thoáng rộng yên bình, không có ngày nào mà tôi không thắp hương khấn nguyện, cầu chư thiên hộ pháp gia hộ đưa đẩy nhân duyên cho mình được về ở gần một chốn già lam thanh tịnh, để hằng ngày thuận duyên nương tựa Tam Bảo, hướng cuộc sống gia đình đi về một ngày mai  an vui với hành trang là Chánh Pháp của đức Như Lai…

Tìm nhà ưng ý như nguyện  không hề dễ. Được này, thiếu kia, đã qua hơn mười căn nhà rồi mà vẫn chưa gặp được căn nào thích hợp với ý nguyện của mình. Nhưng tôi không hề nản lòng. Tôi vẫn linh cảm, vẫn thấy thấp thoáng đâu đó một căn nhà ngoại ô gần ngôi Chùa đang chờ đợi mình. Cuộc tìm kiếm tiếp tục, không ngưng nghỉ trong suốt tuần lễ đón mừng đại lễ Phật Đản 2642…

Và, sáng ngày 12 tháng Tư âm lịch, tôi đã đặt chân vào sân một ngôi Chùa, cách thành phố Nha Trang khoảng 5 cây số về hướng Tây Bắc, thuộc thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh. Lần đầu tiên tôi vào đến sân Chùa. Chùa đã có từ lâu, khởi nguồn từ một khu đất rộng được cất lên ngôi nhà to lớn, gia chủ nằm mơ thấy Bồ tát Quán Thế  Âm linh thiêng, liền cải gia vi tự, sau đó thỉnh Tăng về  trú trì. Chùa đã qua hai đời trú trì, mẹ và một vài anh em của tôi hồi trước kia cũng thường ra vào lạy Phật bái Tăng, còn tôi thì chưa hề được thuận duyên đi qua cổng vào sâu trong Chùa, chỉ có vài lần chạy xe ngang qua thấy loáng thoáng cổng tên thôi. Chưa, thì nay đã, tôi đã vào đến Chùa Thiên Phú.

 Khung cảnh, không gian thật yên ắng thanh tịnh. Chùa đang có vị trú trì đời thứ ba, thầy Tâm Tịnh. Vì vậy, tôi thấy biết và cảm nhận một điều rõ ràng: tâm mình có muốn động cũng không động được, mà đã được an tịnh ngay lập tức. Nhìn thấy các cánh cửa gỗ bóng loáng của ngôi bảo điện đang khép đóng im ỉm, không dám khinh động, làm phiền chư tăng, tôi rảo quanh sân Chùa, bái lạy các thánh tượng lộ thiên của đức Di Lặc Tôn Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, và đức Phật A Di Đà uy nghiêm trên một ngôi điện nằm trong sân vườn phía bên con lộ chạy ngang qua chia cắt khuôn viên của Chùa.

 Phía sau thánh tượng Quán Thế Âm lộ thiên là một ngôi tiểu điện nền cao với rồng chầu hai bên bậc cấp, bên trên có chiếc Đại Hồng Chung nặng 2.500kg, và một Bia Đá lớn khắc ghi lược sử Chùa, tri ân tiền nhân tiền bối, bằng ba thứ tiếng Việt, Hán và Anh. Đang chụp hình thì một vị tỳ kheo bất ngờ xuất hiện, thăm hỏi khách phương xa một cách ân cần nhỏ nhẹ, rồi động viên khích lệ tôi hãy tinh tấn, tiếp tục với những việc làm phụng sự Tam Bảo.

Chùa cũng đã giăng cờ treo đèn, thiết Vườn Lâm-Tỳ-Ni trang nghiêm hoa sắc để đón mừng đại lễ Phật Đản. Bên dãy nhà phía bên trái ngôi bảo điện, còn có một phòng khám và bốc thuốc  chữa bệnh theo Y Học Cổ Truyền, giúp đỡ những người hoạn nạn khó khăn, được duy trì từ năm 1994 đến nay.

Cái nóng như thiêu đốt vẫn không làm cho tôi cảm thấy mệt mỏi khổ sở khi từng bước rảo quanh Chùa để chiêm bái, nhìn ngắm từng nét điêu khác chạm trổ, từng cội cây khóm hoa, từng lư hương phiến đá… để tâm mình được lắng đọng, thọ lãnh nguồn đạo lực nhiệm mầu của chốn già lam thánh chúng.

Tôi bái lạy, rời Chùa…

Và, chỉ nửa giờ đồng hồ sau khi đi ra khỏi cổng Chùa ngoài con lộ đổ bê-tông, tôi đã tìm gặp được căn nhà để mua đúng như ý nguyện, ở nơi yên tịnh và gần Chùa thanh tịnh. Kỳ diệu thay… Nhân Duyên!

Chưa biết duyên của mình với căn nhà này nó sẽ ra làm sao, có mặn mà chín muồi để kết gắn với nhau về sau hay không, chỉ biết trước mắt là tôi hoàn toàn thấy hạnh phúc, thấy an tâm sau khi đã dành một buổi sáng bình yên vãng cảnh bái Phật ở ngôi Chùa ngoại thành mang tên Thiên Phú.

 

Cư sĩ Vĩnh Hữu



Chua Thien Phu (4)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2012(Xem: 8353)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
07/01/2012(Xem: 10025)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
04/01/2012(Xem: 12621)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
03/01/2012(Xem: 6539)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi...
02/01/2012(Xem: 7736)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người. Những ảo giác của con người cá nhân và con người cộng đồng đã tạo nên những khổ hải cho chính họ và thế giới của họ. Vì vậy, thế giới vật chất chỉ là những dụng cụ giúp con người sống mà không phải thay thếcho con người để sống. Nếu ai cho rằng, vật chất là cứu cánh của hạnh phúc, người ấy sẽ bị rơi vào cạm bẫy của ảo giác. Chính những ảo giác của họ đã làm cho họ khổ đau.
02/01/2012(Xem: 20833)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
01/01/2012(Xem: 7138)
Trong màn sương lạnh lẽo của đêm tháng chạp . Mờ thoáng trong tiếng chuông khuya đánh thức lòng người vô minh đang còn lặng hụp giữa sóng trần. Con chợt nhớ đến ngài.
31/12/2011(Xem: 8258)
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền, sau những tháng năm tu tập, vào ngày 8 tháng 12 âm lịch, Thái tử Tất-đạt-đa giác ngộ giáo lý duyên khởi, thành tựu Phật đạo, rồi giáo hóa nhân gian, mở bày con đường giải thoát cho nhân loại.
29/12/2011(Xem: 6665)
Tin nhân quả làm chúng ta an tâm. Sự hợp lý, trật tự, ý nghĩa của một cuộc đời là do nhận thức được và sống theo nhân quả. Và mọi lộn xộn, thậm chí hỗn loạn của đời sống một cá nhân hay của xã hội đều là do thiếu nhận thức về nhân quả và không sống theo nhân quả.
25/12/2011(Xem: 19458)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]