Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Cánh Chim Hải Âu Trên Sông Hằng, Ấn Độ

29/04/201819:41(Xem: 6866)
Những Cánh Chim Hải Âu Trên Sông Hằng, Ấn Độ

NHỮNG CÁNH CHIM HẢI ÂU

TRÊN SÔNG HẰNG, ẤN ĐỘ

Thích Nữ Giới Hương

Hải âu là tên một loài chim màu xám trắng xinh xắn sống ven sông biển. Khi mặt trời vừa mọc, tiếng sóng nước gợn lăn tăn hòa lẫn âm thanh kinh kệ ngâm nga vang rền từ các đền tháp, thì vô số chim trời hải âu từ đâu đó bắt đầu xuất hiện trên Sông Hằng, thành phố Ba-la-nại, để múa lượn mừng ngày nắng mới và dùng điểm tâm thực phẩm do các khách hành hương bố thí.

 Nhung-Canh-Chim-Hai-Au-0000

Ni sư Giới Hương đang bố thí mì sợ chiên cho chim hải âu trên Sông Hằng, ngày 15/12/2017

 

 

 

Chim hải âu rất thân thuộc với con người, đặc biệt là với những người đi sông biển và người bố thí thực phẩm cho chúng. Chúng có thể đậu trên vai hay tay của mình mà không sợ để mổ thực phẩm, giống như các chú sóc liếng thoắt xinh xắn ở trường Đại Học Delhi, Ấn độ mà tác giả đã từng sống ở đó mười năm.

Chim hải âu là một trong nhiều loài súc sanh. Súc sanh là một trong sáu loài chúng sanh (trời, a-tu-la, người, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục) trú trong vũ trụ bao la này. Chim, gà, vịt, ngỗng, ngan, được xem là loài súc vật có xương sống, hai chân và hai cánh.

Theo vòng luân hồi[1], vòng hay vị trí trung tâm điều đình chỉ huy toàn bộ bức tranh được vẽ chính giữa của bánh xe luân hồi. Trong tranh vẽ hình con chim hải âu (hay bồ câu), rắn và heo. Ba con vật này là tham, sân, si, đã chỉ huy và điều khiển cho bánh xe chuyển quay,

nên nó là điểm trung tâm quan trọng. thoát, khó chịu ngóc đầu lên.

Đức Phật dạy: Tham dục là một hố than hầm, người bịnh (tức chúng ta) tưởng lầm là ấm áp sung sướng, nên đâm đầu vào.

 

Nhung-Canh-Chim-Hai-Au-0002

Theo khoa học có hàng vạn loại khác nhau. Chúng ta đọc tên từng loài, quán tưởng những hình tướng khốn khổ của loài bàng sanh với một tấm lòng tận thân tâm thương xót chúng, ban rải tình thương đến chúng, kết thắng duyên Tam Bảo để sau này chúng gặp được nhân duyên tam bảo mà tỉnh ra. Một con chim hải âu xinh xắn, chúng ta vuốt ve yêu mến nhưng đâu biết rằng sau chúm lông xanh, vàng, đỏ, tía xinh xắn đó chất chứa vô vàn đau đớn, lo âu, khốn khổ chập chùng.

Trong vòng sanh tử vô tận biết bao nhiêu lần chúng ta đã mang những lớp da thú này. Phải né, phải tránh, không nên gieo những chủng tử gà, rắn, heo để đừng tái sanh vào cõi bàng sanh. Đức Phật dạy cái khổ ngu si là đáng sợ hơn cả. Ngu si là mê muội, không biết tránh ác làm lành để đến nỗi tự đọa đày, đọa vào thân thú, địa ngục và ngạ quỷ. Thân loài sanh tử nào cũng là một ổ phiền não, một ổ khổ đau và một ổ đọa lạc.

Một khi đã đọa mang lớp da thú vật thì trăm kiếp ngàn đời khó ngóc đầu ra. Muôn loài vạn vật, sống đọa đầy, chết đắng cay. Một con bọ chét chạy trong người chim, ta không chịu được, thế mà chim hải âu ngày đêm hàng trăm bọ mạt rúc rỉa mà không nói được và cứ phải chịu đựng trọn đời, không một lúc nào ân xá. Cho nên, thân chim đọa lạc và chịu đầy đau khổ thương tâm lắm.

Thông thường tội nào nặng lắm mới đọa làm thú. Dưới ánh mắt của con người thì loài thú không có nhiều giá trị và xem như thuộc ‘đẳng cấp’ thấp so với loài người. Thường thì con người dùng thú vật có nhiều lý do như làm thức ăn khoái khẩu cho người, thực hiện các thí nghiệm khoa học hay phục vụ con người… Mặc dù thời gian gần đây ở các nước tiên tiến có luật bảo vệ thú vật hoặc có luật bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng nói chung, thú vật vẫn thuộc ‘đẳng cấp’ thấp kém so với loài người. Vì sao đọa mang thân thú? Ai tạo những nghiệp bỉ ổi, thấp hèn, mất giá trị, mất nhân phẩm sẽ bị đọa làm thú và ở thân thú này bị coi thường và khinh rẻ.

Những nghiệp nào là hèn hạ và mất nhân phẩm? Đó là tà dâm, loạn luân, phá vỡ luân thường đạo lý loài người, dục vọng không biết kềm chế, không có lý trí hướng dẫn, hành động tương đương với dục vọng của loài thú. Người nào nghiệp giống với loài thú sẽ đưa người đó đi đến kiếp thú về sau. Hoặc lòng ích kỷ tột độ biến thành hành vi tranh giành, xâu xé đồng loại, không thương xót cũng rất giống với loài thú; dùng thủ đoạn để bức hại kẻ khác, sống cho bản năng ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì sẽ đọa làm thú là điều khó tránh khỏi.

 Nhung-Canh-Chim-Hai-Au-0004

Chim hải âu hưởng nước thiêng Sông Hằng

khi mặt trời mọc

 

 

Chúng ta cứ lấy sự thống khổ của các loài khác làm trò vui chơi. Giết hại sinh linh thết khách, bày tiệc mời người ăn. Con chim, con heo, con trâu bị cắt cổ giãy giụa kêu la, lại thêm nước sôi dội xối; trong khi trên thềm nhóm họp bạn bè, dưới thềm âm nhạc vui vầy đờn ca, bàn chuyện thị phi thiên hạ. Đình thần đền miếu đều là những đàn tràng gây đầy ân oán. Thui ngan, nướng vịt, mổ heo, thịt dê khác gì quỷ la-sát, dạ-xoa…

Phải 500 con tằm mất mạng mới thành một chiếc khăn. Mấy chục con thỏ chết, mới có chiếc áo ấm. Người có thiện tâm hãy suy nghĩ, nỡ nào an lòng mặc dùng. Chúng ta cứ ăn thịt mà không biết nỗi đau của một con vật bị giết hay bị đưa lên lò sát sinh. Xin được kể một câu chuyện minh hoạ rằng:

Có một anh thanh niên nọ có thói quen săn thú. Một hôm rượt đuổi theo dấu máu của con nai bị trúng tên, cuối cùng anh thấy nai nằm thở thoi thóp dưới chân một nhà ẩn sĩ đang toạ thiền trên tảng đá. Nhà ẩn sĩ khuyên anh nên bỏ thú vui này mà hãy thương nổi đau đớn của nai khi trúng tên như nỗi đau đớn của chính mình. Anh đứng im lặng.

Nhà ẩn sĩ liền dùng ngón tay của ngài ấn vào thân con nai đã chết, còn tay kia nắm lấy tay của chàng thợ săn, truyền nỗi thống khổ của con nai lúc chết cho chàng. Vừa đụng vào thì anh giật nảy mình và biến sắc, anh như cảm nhận được nổi thống khổ vô cùng về thể xác và tâm linh của con nai lúc chết. Anh như thể nghiệm được toàn bộ quá trình cái chết của con nai, toàn thân nó toát mồ hôi lạnh, run rẩy, nhịp tim dần dần ngưng lại. Anh đau đớn và hiểu được săn bắn là một hành động ngu xuẩn, tàn ác, từ đó anh không dám săn bắn nữa.

Người có nhân quyền, còn thú có nhân quyền không? Khi văn minh nhân loại tiến bộ, khi tư duy con người phát triển cao hơn, khi thế giới tâm linh con người phát huy tuyệt đối đến mức cao nhất, ta và chúng sanh bình đẳng, lý trí dần dần vượt khỏi sự kềm tỏa của bản ngã, sẽ thấy tha (người và súc vật khác) và tự (mình) giống nhau và ngay cả thú vật cũng bình đẳng, thì lúc đó hy vọng thú cũng được tôn trọng, thương yêu và đối xử như con người.

Kinh Địa tạng dạy: Chúng sanh trong cõi diêm phù, cất chân dấy niệm đã phạm tội. Gặp việc thiện thì dễ thoái tâm. Gặp ác duyên lại càng thêm mạnh. Nếu không gặp thiện tri thức chỉ đường dẫn lối giải thoát sẽ khổ mãi không cùng.

Tóm lại, từ bản lai thanh tịnh, một niệm bất giác sinh sở năng đối đãi bất nhị[2] mà có y báo, chánh báo, có sinh vật xuất hiện, rồi sau đó động vật chính thức ra đời có tâm thức phức tạp, có tạo nghiệp nhân để thọ quả báo. Ai đã làm thành, tạo thành động vật có tâm thức để cho động vật đó phải lăn lóc đấu tranh vì sự sống một cách cực khổ? Chính những tâm thức của chúng ta tạo ra.

Trong sự đấu tranh để sinh tồn đó, các động vật khi thì giúp đỡ lẫn nhau (thiện), khi thì xâu xé lẫn nhau (ác) tạo thành vô số nghiệp thiện và ác lẫn lộn đưa đẩy chúng sanh trôi lăn trong luân hồi không bao giờ dứt.

Theo thông tin “Những khám phá bất ngờ về Chim hải âu” trên online, chim hải âu có khứu giác cực kỳ nhạy bén, cho phép chúng nhận ra mùi của những con mồi thực phẩm ở khoảng cách tới 20km. Đặc biệt, loài hải âu lớn có thể bay liên tục trên một quãng đường lên tới 15.000km. Hành trình này thậm chí còn xa hơn một chuyến bay thẳng từ Hà Nội đến New York (khoảng 13.000 km). Hải âu có “nghi lễ” giao phối rất độc đáo. Khi cặp hải âu nào có ý định kết đôi, chúng sẽ tìm cách “chụp” mỏ nhau để tạo tiếng động vui tai. Trong khi đó, những con chim lẻ loi khác cũng phát ra âm thanh lách cách cho đến khi tìm được bạn tình. Hải âu chỉ chọn con nào phát ra tiếng kêu đồng điệu với mình.
Nhung-Canh-Chim-Hai-Au-0003

Chim hải âu đang thưởng thức thực phẩm bố thí

của Ni Sư Giới Hương

Chim hải âu lông vũ trên sông Hằng sải cánh cưỡi gió, lướt sóng, lượn hàng giờ không ngưng nghỉ, chúng có thể nổi trên mặt nước như vịt, ngỗng. Chúng chủ yếu ăn thực phẩm do khách hành hương bố thí hoặc mổ cá bơi theo bầy trên mặt sông hoặc tìm thực phẩm ở đất liền. Hải âu, các thuyền hành hương và các anh bán bánh trên đò có mối quan hệ khá thân thiết với nhau như bạn bè hổ tương để sinh tồn. Chỉ cần khách mua thực phẩm xong, rải bánh xuống sông, anh chèo đò kêu báo tin vui: “ươm, ươm, ươm…” là từng đàn chim hải âu sải cánh dài bay tới chí chóe tranh nhau ăn và rồi nằm nổi trên mặt nước rỉa lông chơi hoặc bay cao trên bầu trời chao lượn múa biểu diễn tạ ơn, tạo nên một hình ảnh đáng yêu ngoạn mục hòa hợp giữa loài vật, con người và thiên nhiên.

Hải âu có tuổi thọ cao, có thể sống tới 60 năm, nhưng lại loài sống trong ngu ngơ theo nghiệp thú, không giác biết, không hiểu phật pháp và tu tập như loài người. Cho nên, đây là một trong muôn loài đáng thương, đi từ khổ vào khổ, dù đang được uống nước Sông Hằng, được xem là Sông Thiêng Ấn Độ.

 Nhung-Canh-Chim-Hai-Au-0001

Chim hải âu múa lượn tranh nhau ăn

 Giới Bồ tát dạy chúng ta mỗi khi gặp một loài thú nào cũng nên quy y và chúc nguyện cho chúng. Cho nên, chúng ta một lòng nguyện cho chúng sớm bỏ thân thú, thân chim hải âu thành người gặp Tam Bảo[3] tu hành.

Nam Mô Trang Nghiêm Bồ Đề Hạnh Bồ Tát Ma ha tát tát đại chứng minh.

Viết tại Sông Hằng, Ba-la-nại, ngày 15/12/2017

Thích Nữ Giới Hương

 

([email protected])

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2010(Xem: 8782)
Hôm nay chúng tôi được duyên lành về đây, trước hết thăm chư Tăng trong mùa an cư, sau có vài lời muốn nói cùng chư Tăng Ni. Chúng tôi thường tự tuyên bố rằng tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nên trọn đời lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng nghĩ đến người tu xuất gia, muốn làm sao tạo duyên tốt cho tất cả Tăng Ni trên đường tu, mỗi ngày một tiến lên và tiến đúng đường lối của Phật đã dạy.
20/11/2010(Xem: 8530)
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạnlà "Astalokadharma",tương đối ít thấy đề cập trong Phậtgiáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trongPhật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Támmối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâmvà lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bậntâm đó được phân chia thành bốn cặp :
19/11/2010(Xem: 8368)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
19/11/2010(Xem: 9826)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 11257)
Tôi vừa từ Kuala Lumpur trở về Singapore tối nay. Tôi đã tới đó để dự một lễ Mani Puja trong 5 ngày do Trung tâm Phật giáo Ratnashri Malaysia tổ chức. Đây là trung tâm thuộc Dòng Truyền thừa Drikung Kagyu và có nối kết mật thiết với Đạo sư Drubwang Konchok Norbu Rinpoche. (1) Trong khóa nhập thất này, tôi đã cố gắng để được gặp riêng Đại sư Garchen Rinpoche. Rinpoche đã xác nhận rằng Khóa Nhập thất hàng năm Trì tụng 100 Triệu Thần chú Mani được tiếp tục để làm lợi lạc tất cả những bà mẹ chúng sinh chính là ước nguyện vĩ đại nhất của Đạo sư Drubwang Rinpoche. Rinpoche khuyên rằng chúng ta có thể thành tâm thỉnh cầu Tu viện KMSPKS (Tu viện Kong Meng San Phor Kark See tại Singapore) tiếp tục khóa nhập thất bởi điều này cũng làm lợi lạc cho Tu viện. Rinpoche cũng đề cập rằng các Đạo sư Tâm linh Drikung Kagyu sẽ luôn luôn hết sức quan tâm tới Khóa Nhập Thất Mani bởi nó rất lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
18/11/2010(Xem: 12555)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
17/11/2010(Xem: 11393)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắt khe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tự con người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất di dịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người.
16/11/2010(Xem: 8341)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
16/11/2010(Xem: 7422)
Sống là làm cho mình càng ngày càng hoàn thiện hơn, theo đúng với sự tiến hóa của con người và thế giới. Tự hoàn thiện là tránh làm những cái xấu và trau dồi thêm những cái tốt. Trau dồi, bồi dưỡng, trồng trọt cũng là nghĩa chữ văn hóa (culture) trong tiếng phương Tây. Bất kỳ con người nào cũng muốn cuộc sống mình tiến bộ theo chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Không ai muốn điều ngược lại.
15/11/2010(Xem: 8479)
Nhiều thuật ngữ trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sựQuán thấy sáng suốt(Bodhi),Vô thường(Anitya), sự Tương liêngiữamọi hiện tượng hay Lý duyên khởi(Pratityamutpada), v.v... Trong số này cómột thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tươngđối ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũngbiết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoạilệ nào cả.Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]