Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Cải Vàng Bên Sông Ni Liên - Ấn Độ

29/04/201819:01(Xem: 8595)
Hoa Cải Vàng Bên Sông Ni Liên - Ấn Độ

HOA CẢI VÀNG BÊN SÔNG NI LIÊN - ẤN ĐỘ

Thích Nữ Giới Hương

NGỠ NGÀNG VẺ ĐẸP

Bồ-đề-đạo-tràng, nơi nổi tiếng với Tháp Đại Giác – Đức Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền giác ngộ, dọc bên bờ kia sông Ni-liên vào những ngày đầu mưa xuân, cuối đông tháng 12 cũng là mùa hoa cải vàng rực nở khắp cánh đồng.
Mua-hoa-cai-vang-o-Bo-De-Dao-Trang-0000

Ni Sư Giới Hương và nữ sinh bên cánh đồng hoa vàng ngày 14/12/2017

Vào mùa bội thu hoa này rất nhiều lễ hội văn hóa được tổ chức tại đây, nhiều nhà làm phim đến lấy cảnh, dân làng tập trung hái cắt hoa ép làm dầu ăn hay mù tạt (chất xanh xanh cay như ớt)…và nhảy múa mừng mùa gặt hái, du khách dừng chân tham quan, ngắm hoa và ghi hình lưu niệm. Chỉ sắc vàng hoa óng ả cũng đã điểm trang cho dân làng một sắc thái mới, huống nữa là hoa đã đem về nguồn lợi nhuận sinh sống cho dân, cho nên hoa là niềm vui, niềm khát khao, hy vọng, hạnh phúc và hữu ích vô giá cho người.
Mua-hoa-cai-vang-o-Bo-De-Dao-Trang-0001

Theo Tự điển Bách Khoa Wiki, tên khoa học của cải dầu là Brassica napus, một loài thực vật có hoa trong họ Cải. Loài này được trồng chủ yếu để thu hạt lấy dầu, đây là nguồn dầu thực vật lớn thứ 3 trên thế giới. Dầu cải được dùng làm nhiên liệu diesel, hoặc làm Diesel sinh học, dùng trong hệ thống sưởi, hoặc pha với dầu hỏa chưng cất để chạy động cơ mô tô. Dầu cải được xem là nguồn sản xuất diesel sinh học ưa chuộng khắp châu Âu, chúng chiếm khoảng 80% nguyên liệu, một phần là do hạt cải dầu sản xuất ra dầu nhiều hơn trên một đơn vị diện tích đất so với nguồn dầu khác, chẳng hạn như đậu nành, nhưng chủ yếu là do dầu canola có điểm Gel thấp hơn đáng kể so với hầu hết các loại dầu thực vật khác. Ước tính có khoảng 66% tổng nguồn cung dầu hạt cải trong Liên minh châu Âu dự kiến ​​sẽ được sử dụng để sản xuất dầu diesel sinh học trong năm 2010-2011. Brassica napus hiện được đồng với một hàm lượng phân chứa nitơ cao, và việc sản xuất lượng phân N2O có khả năng sinh ra một lượng khí nhà kính gấp 296 lần khả năng gây ấm lên toàn cầu của CO2. Ước tính có 3-5% nitơ đã dùng làm phân bón cho Brassica napus được chuyển thành N2O.

Trung Quốc, Ấn độ và Châu Âu là các nước trồng cải dầu từ rất lâu đời và hiện vẫn đang là các nước có diện tích trồng cải dầu lớn nhất khu vực vì diện tích đất đai rộng. Ở Việt Nam, hạt cải được thu mua với giá 15.000 đồng/kg để làm nguyên liệu sản xuất dầu ăn, mù tạt. Sắc hoa nở rộ duy trì được khoảng 3 tuần, nên du khách hay tranh thủ chụp để có những bức tranh vô giá tràn trề sức sống này... Vào mùa này, tại núi Sapa, Hà Bắc, Thái Bình Đắc Lắc (Việt Nam); Vân Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Trùng Khánh, Quý Châu (Trung Quốc), Bồ Đề Đạo Tràng, Gaya, Alahabad, Balanai, Kolkata (Ấn độ) và nhiều đồng quê hay dọc đường cao tốc của Berlin, Đức, Pháp, Ý,  Anh Quốc… nơi trồng bạt ngàn những cánh đồng hoa cải vàng đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn cho nhiều du khách trong và ngoài nước. Hoa cải đã đóng góp lớn cho nền văn chương, thơ ca và âm nhạc. Nhiều nhà thơ và nhạc sĩ đã lấy thảm hoa cải dầu vàng rực là cảm hứng sáng tác thơ nhạc.

Tháng mùa này, hoa cải trôi sông

Triền đê đã nhuộm vàng, yêu biết mấy

Gió cuối đông, lùa ngang ai có thấy

Cải vàng bay khắp muôn lối đi về?

 

Màu vàng kia để ai mãi si mê

Thả hồn mình theo ngàn hương, gió nội

Lòng bâng khuâng cho bước chân thật vội

Giang cánh tay, đón hoa cải – mùa về...

(Đăng Hồng)

Nhiều hãng phim lớn của Bollywood cũng lấy cảnh vườn hoa cải vàng rực làm nền cho phim của mình như phim Dilwale Dulhania Leyayenye (1995) do hai diễn viên bậc A của Ấn độ đóng là nữ diễn viên Kajol và nam diễn viên Shah Rukh Khan.

 Mua-hoa-cai-vang-o-Bo-De-Dao-Trang-0002

Dưới ánh nắng của mặt trời, những khói bếp quyện trên mái nhà lá, đàn trâu thanh bình gặm cỏ, giữa bạt ngàn hoa cải vàng rực đong đưa lên xuống theo từng đợt gió, đỉnh tháp Đại giác – nơi Đức Thế Tôn giác ngộ ẩn hiện xa xa nổi bật uy nghiêm tôn kính. Thật là bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Năm nay, thật hy hữu đủ duyên chiêm ngưỡng hoa cải vàng bên sông Ni Liên:

Hoa cải dầu bên sông Ni Liên

Nở vàng sáng điểm tô đài Giác ngộ.

 

Viết tại cánh đồng cải vàng, Bồ đề đạo tràng, Ấn độ

Cuối đông, ngày 17/12/2017

Thích Nữ Giới Hương

([email protected])
Mua-hoa-cai-vang-o-Bo-De-Dao-Trang-0003

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2014(Xem: 9263)
“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.
27/06/2014(Xem: 14921)
Trăng hạ huyền chếch trên đầu ngọn thông cuối đường. Một mình giữa đêm. Trụ đèn kiên nhẫn đứng thẳng và im lặng; bên cạnh cây bạch đàn cao ngất đang lao xao trước gió. Đèn vàng lay lắt tỏa bóng trong màn sương. Màu bông giấy đỏ rực dưới nắng mai, giờ trở nên tím sẫm. Con mèo lầm lũi, bước nhẹ trên mái nhà ai. Hoa một đóa, nở trong vườn đêm tịch mịch. Mùi cỏ dại phảng phất đâu đây. Trong phút giây bỗng thấy đời thênh thang, vô cùng.
23/06/2014(Xem: 8188)
Lễ kỉ niệm 7 năm phát triển của Thaihabooks nhân đôi niềm hoan hỷ với buổi giao lưu giữa Thầy Chân Pháp Đăng và các độc giả Phật tử về cuốn sách “ Trị liệu ung thư bằng chính niệm” vào lúc 13h ngày 20/6/2014, tại nhà Sách Thái Hà, số 119C5 Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
23/06/2014(Xem: 15913)
"Thiền tông Việt Nam luôn là mạch sống tuôn chảy trong lòng Phật giáo và dân tộc suốt từ thế kỷ VI đến nay. Có lúc mạnh mẽ tuôn tràn giữa ngàn hoa đô hội, có lúc len lỏi âm thầm trong núi sâu, rừng thẳm, ung dung thoát tục, khuất tịch tiêu sái. Tuy nhiên, mạch sống Thiền xưa nay vẫn như vậy: Không đến không đi mà là dòng sinh mệnh muôn thuở của những bậc thức tâm đạt bổn.
21/06/2014(Xem: 10281)
Chúng tôi, Nhóm Học Phật chùa Quang Nghiêm, gồm một số thân hữu và những huynh trưởng Gia Đình Phật Tử trong vùng có cơ duyên gần gũi và học hỏi cùng thầy trong nhiều năm qua. Nhân đó, chúng tôi được biết, Thầy là một cây viết thường xuyên trên tập san: THEO DẤU CHÂN XƯA của Phật học viện Huệ Nghiêm, SÀI GÒN trước 1975. Nhưng sau những đợt đốt sách của chính quyền Cộng Sản, THEO DẤU CHÂN XƯA không còn nữa. Càng gần Thầy, chúng tôi nhận thấy những gì Thầy dạy và viết thật thực tế và giản dị trong việc áp dụng Đạo Phật vào đời sống hằng ngày cho chúng ta. Chúng tôi không muốn có sự thất thoát như xưa, nên mạo muội sưu tập một số bài mà Thầy đã viết trong thời gian qua. Đây là một món quà tinh thần của Thầy mà chúng tôi đã rút ra những bài học bổ ích cho cuộc sống hàng ngày. Có một điều quan trọng nữa là bài học thân giáo của Thầy: phong cách hiền hòa và đức độ lan tỏa từ Thầy êm đềm như dòng sông Thu Bồn xứ Quảng. Trong bất cứ lúc nào, nếu có dịp, Thầy thường nhắc nhở: “Học Phật có n
19/06/2014(Xem: 14706)
Hoài bảo một "CÁI MỘNG" trên 25 năm mới hoàn toàn thực hiện Trong lúc du học ở Xuân Kinh(1938), đến mùa hè năm 1941, tôi được dịp may dự thính lớp Giáo Lý của Đoàn Thanh Niên Dục Đức, trong một tháng (mỗi đêm giảng 2 giờ) , do Bác sĩ Lê Đình Thám đảm trách (lớp này hiện nay còn Thượng Toạ Thích Minh Châu và Đạo hữu Võ Đình Cường v.v...) Tôi thích thú quá! Vì thấy bác sĩ đem phương pháp giảng giải của Tây phương mà giải thích, trình bày một triết lý cao siêu của Đông phương. Sự phối hợp cả Âu và Á làm cho người nghe rất thích thú vì hiểu được rằng triết lý cao siêu của Đông phương qua phương pháp trình bày rõ ràng rành mạch của Tây phương. Từ đó tôi hoài bảo một cái mộng: "làm sao, sau này mình sẽ đóng một cây thang giáo lý" (tức là bộ "Phật Học Phổ Thông", ngày hôm nay).
09/06/2014(Xem: 19746)
Một lòng giữ niệm Di Đà, Hồng danh sáu chữ thật là rất cao, Năng trừ tám vạn trần lao, Người đời nên sớm hồi đầu mới hay. Khuyên ai xin chớ mê say, Tịnh tâm niệm Phật việc gì cũng an, Niệm Phật tội nghiệp tiêu tan, Muôn tai ngàn họa khỏi mang vào mình.
08/06/2014(Xem: 7085)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
08/06/2014(Xem: 20471)
Chữ Đạo, là tiếng Trung Hoa,dịch ra Việt ngữ là con đường.Con đường được có hai loại : Có hình tướng,không hình tướng. Có hình tướng (hữu vi tướng),là đường trên mặt đất như những con đường mòn trên núi, trong làng,đường quốc lộ từ tỉnh này qua tỉnh khác,gọi là đường cái quang. Đường để cho người đi,xe chạy trên đó và đường sắt( xe lửa ).Cũng có đường dưới mặt đất,gọi là địa đạo.Địa đạo có hai loại : đường xe lửa ngầm (Subway) và đường hầm.Những con đường sau đây ,cũng thuộc về hữu tướng;như:đường công danh, đường đời, đường khổ, đường sanh mạng, đường song song, đường chân trời, đường hàng không, đường cùng, đường xích đạo,v.v…Những con đường có tướng cũng có hai: Bằng phẳng và khúc khuỷu, ổ gà, ghồ ghề.
06/06/2014(Xem: 14565)
Đây là quyển sách do chúng tôi biên soạn, gồm những bài viết rời rạc. Mỗi bài, có mỗi đề tài khác nhau. Mục đích là nhằm giúp cho quý liên hữu ở đạo tràng Quang Minh tu học. Những bài viết gồm có: 1. Vài nét về quá trình sinh hoạt Cực Lạc Liên Hữu Liên Xã Quang Minh Đạo Tràng. 2. Một đạo tràng lý tưởng. 3. Đối chiếu sự dị đồng giữa Ta bà và Cực lạc. 4. Cẩm nang tu tập (đặc biệt dành cho khóa tu ). Những tài liệu nầy trong thời gian qua, chúng tôi đã lần lượt đem ra trình bày hướng dẫn cho đạo tràng tu học. Với thâm ý của chúng tôi, là muốn cho mỗi liên hữu hiểu rõ thêm về đường lối tu tập, cũng như những lễ nghi hành trì cho đúng phương pháp mà Phật Tổ đã chỉ dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]