Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Đời Người

07/02/201816:54(Xem: 6114)
Ý Nghĩa Đời Người



Duc The Ton 5

Ý NGHĨA ĐỜI NGƯỜI


Phước báu sanh được thân người

Sống cho ý nghĩa một đời vinh quang

Thương yêu hiểu biết dịu dàng

Sẻ chia lợi ích an khang giúp đời…

 

Thật vậy! Một cuộc đời có ý nghĩa, khi sống có ích lợi cho xã hội, cũng như thấu rõ, thực hành và thấm thía được triết lý sống sau:

 

“Tất cả niềm vui có được trên đời

Đều do mang an lạc cho kẻ khác

Tất cả khổ đau có ra trên đời

Đều do muốn hạnh phúc cho riêng minh”

 

Bởi vì:

Ta sinh ra bao nhiêu người lo lắng

Từ mẹ cha bác sĩ cả nhà thương

Lo mẹ tròn con vuông khỏe bình thường

Đến khôn lớn biết bao người nuôi dưỡng

Ơn nghĩa trả chứ đừng lo thụ hưởng

Công sức cùng tâm trí vị tha nhân

Lòng khoan dung tùy hỷ mãi chuyên cần

Luôn chia sẻ nụ cười tâm mở rộng…

 

Đúng vậy !

Ta nợ cuôc đời này quá lớn, từ cơm ăn, áo mặc, nhà ở, cho đến bút, tập, sách, đèn…Cha mẹ, anh chị em, bà con thân thuộc, xã hội, đã nuôi dưỡng ta, rồi bảo vệ, ủng hộ ta, cho ta được bình yên trong phận sự, từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, cho đến bây giờ. Ta cứ ngồi tính kỷ lại, với mấy chục năm, có mặt trên cõi đời này, ta đã thọ nhận những gì và làm được gì cho xã hội? cho tha nhân ? Nhiệt tình giúp được ai trong khả năng, của mình chưa ? Rồi chỉ cần một ngày, ta phải chạy lo đủ ăn, mặc, sẽ thấy và biết rõ được, công ơn ấy to lớn biết chừng nào!   

“Hai tay bưng bát cơm đầy, dẻo thơm từng hạt, đắng cay muôn phần”

Bao nhiêu công ơn ấy, ta không lo đền ơn, đáp trả là mắc nợ suốt đời, không những chỉ mắc nợ, mà còn mang tiếng “bất hiếu” hay “vong ân bội nghĩa”!

Con người chỉ biết sống “ích kỷ” lo cho riêng mình, không biết ơn và lo đền ơn như vậy, sống không còn ý nghĩa gì với xã hội, sẽ bị người đời nguyền rủa. Hơn nữa một khi đã mắc nợ rồi, không lo trả sớm, thì nợ sẽ sinh lời, cứ như vậy mà cấp số nhân lên, ta trả hết đời nầy đến kiếp khác, có thể mang lông đội sừng, làm thân tôi mọi, cực khổ, tủi nhục vô cùng, để  trả cho đến hết.

 

Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm , Phật dạy: “Ai biết ơn thì người ấy đáng kính, người ấy ơn nhỏ còn không quên, huống chi ơn lớn, người ấy dù cách xa ta ngàn dặm hay trăm ngàn dặm, mà vẫn không xa ta. Vì lẽ ấy ta luôn ca tụng. Người không biết ơn, trả ơn, thì ơn lớn cũng quên huống chi ơn nhỏ. Kẻ ấy sẽ không gần ta, ta không gần kẻ ấy. Kẻ ấy dù mặc pháp y và ở ngay bên trái hay bên phải của ta đi nữa. Cũng vẫn xa ta.”

 

Sống trong một xã hội, cùng cộng nghiệp và tương giao mật thiết với nhau, hạnh phúc của ta cũng là hạnh phúc của mọi người. Nên ta mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người, cũng đang là mang niềm vui và hạnh phúc lại cho ta. 

 

Nếu bạn sốt sắng thành thật quan tâm đến người khác thì trong vòng hai tháng bạn sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm tới bạn” – Dale Carnergie

 

Triết gia Alfred Adler nói:
“Kẻ nào không quan tâm đến người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều sự khó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội”.

Đúng vậy! người không quan tâm đến kẻ khác, chứng tỏ “bản ngã” quá lớn, khi “bản ngã” đã lớn rồi, thì hệ lụy cho bản thân và xã hội cũng thật là tồi tệ. Xem ta là hơn hết, ta luôn luôn đúng, mọi người phải nghe lời ta, phải cúi lòn và lệ thuộc vào ta!

Từ đấy sống cuộc đời ngạo mạn, coi thường mọi người, được thời, được thế, lo vun vén tư riêng, hay củng cố địa vị, danh lợi, cho bàn thân và gia đình. Dẫn đến xem nhẹ việc chung, sẵn sàng triệt hạ những người biết rõ về mình, nhưng không phục, hay không đồng quan điểm với mình. Thấy cái tốt của người thì khó chịu và tìm hoặc dựng lên những điều chưa tốt, để bêu xấu người, hầu che cái xấu của mình, khiến nhiều tội lỗi, oan trái, hận thù xảy ra.

Điều tốt không chịu nhìn thấy để phát huy, trong khi đó, để cỏ dại được nhân lên, lấn áp hết những hoa thơm, trái ngọt, nguy hại cho đời, bản thân mất đức, hết phước cũng từ đây.

 

Luật nhân quả, như gương soi, rất công minh. Ở đời, nếu ta không quan tâm đến người thì dĩ nhiên, người cũng đáp lại ta như vậy. Trái lại, nếu ta chân thành quan tâm đến người, thì người yêu mến ta, đối xử tốt, giúp đỡ ta, lắm lúc còn hơn những gì ta đã trao cho họ.

 

“Ý nghĩa cuộc đời một con người là ở chỗ phải trở thành nguồn nhiệt lượng và ánh sáng cho người khác” Rô-bin-xơn.

 

Quan tâm đến kẻ khác, điều này không đòi hỏi ta phải giàu có, phải đầu tư nhiều vốn liếng, hay quyền uy, danh vị, mà ta chỉ cần nở một nụ cười, hay một lời hỏi thăm chân tình, với mọi người khi giao tiếp, hay khi cần thiết, là ta có thể tạo ra của cải, vì khi người ta cảm mến, thân thiện mình rồi, thì việc gì cũng có thể giúp đỡ, ủng hộ ta.

Tán dương người khác, tức là biết “tùy hỷ” trước những thành tựu, những việc làm cao đẹp, ích lợi của người khác, chẳng những ta được lợi ích, phước đức như người, mà còn là động lực, tạo thêm sức mạnh cho người, tiến hành thêm nhiều điều tốt nữa. Hay là biết thông cảm, chia sẻ với người, ta không hao tốn điều chi, nhưng có thể giảm bớt nỗi buồn và nhân niềm vui lên gấp bội !

 

Phước đức có được là do nơi sự ăn ở, đối nhân xử thế, biết khiêm cung, lắng nghe, tôn trọng và giúp đỡ mọi người, của ta.

Thánh hiền có dạy: “Đức hạnh phát khởi do không mong cầu, Trí tuệ phát khởi do không vọng động” hay “Trong tâm khiêm tốn là Công, ngoài hành lễ phép là Đức” (Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ).

 

Vậy ta hạ “bản ngã” xuống, sống đơn giãn, với tinh thần “vô ngã, vị tha” sẽ không còn sống với bản năng, chỉ biết lo “sinh tồn” và “hưởng thụ” nữa, mà sống trong phương châm “ít muốn, biết đủ” để không còn đấu tranh hay mong cầu với đời, với người nữa. Sống “vị tha nhân”, từ đó có “ý nghĩa cuộc đời” và có được phước đức.

Khi có phước đức rồi, thì ta sống cuộc đời bình dị, hài hòa, mọi người vẫn tôn kính, quý trọng, chứ không cần phải tỏ ra nghiêm nghị, uy quyền, hay phải sử dụng hình thức phủ đầu, thị uy!

 

Người có được tấm lòng bao dung, độ lượng, “tâm như thái hư, lượng châu sa giới” sẽ có được nhiều niềm vui, vì không phân biệt đối xử, hay so đo tính toán, như vậy dung chứa được tất cả. Không phiền não điều gì nơi người, mà thấy toàn những điều hay, đẹp, của người, nếu thấy điều gì còn chưa tốt, qua lăng kính của “tâm tốt” cũng hóa giải thành “tốt” (vì người vui cảnh chẳng đeo sầu) hay biến thành “bài học” cho cuộc đời, trong sự hiểu biết, thông cảm, sẻ chia. Từ đó, theo Phật giáo, tùy theo “tâm tốt” mà “chiêu cảm” những điều “tốt”.  

 

Niềm vui luôn đi cùng những người khoan dung, của cải luôn sánh vai cùng những người biết giữ chữ tín, trí tuệ luôn song hành cùng những người cao thượng, sức hấp dẫn luôn xuất hiện bên người hài hước và sức khỏe luôn đến với những người vui vẻ, mở rộng trái tim”. (MP Bes Việt Nam). Những điều này ta dễ dàng thực hiện, không tốn kém gì cả, nhưng sẽ cho ta niềm vui, thêm “ý nghĩa cuộc đời”.

 

Đời người lấy đạo đức, tình thương cùng trí tuệ, làm căn bản và lý tưởng cho cuộc sống, luôn quán chiếu, để thấy được điều sai mà sửa, điều tốt mà phát huy, luôn sống vì người khác, có thể hy sinh bản thân mình, để đem lợi ích, an vui cho mọi người. Đó là sống một cuộc sống cao đẹp, một “đời người đầy ý nghĩa”. Tuy thấy có thiệt thòi trước mắt, nhưng rồi luật nhân quả sẽ bù trừ xứng đáng: Cỗ nhân có dạy: “Thiệt thòi là phước” Vòng tay mở rộng chừng nào, Là ôm vũ trụ gôm vào bấy nhiêu

Trước mắt ta có được niềm vui và sự kính trọng của mọi người, sau đó phước đức và uy tín sẽ tăng, mọi điều tốt đẹp sẽ đến.

Sống phục vụ với tinh thần vô ngã

Mọi người thương kính trọng cũng từ đây

Đời ý nghĩa hạnh phúc mãi đong đầy

Xã hội tốt cuộc đời nhiều an lạc…

 

Pháp Hoa Nam Úc, Rằm, tháng Chạp, Đinh Dậu                 

Thích Viên Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/02/2011(Xem: 8667)
Bốn mùa đã không thì làm gì có mùa Xuân, mùa Hạ. Thế mà nói ngày Xuân, tháng Xuân, mùa Xuân là nhằm trong cửa phương tiện tương đối luận bàn.
07/02/2011(Xem: 15342)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7334)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 15825)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11227)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9199)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7482)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 11997)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11715)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6708)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]