Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu

06/02/201814:06(Xem: 8048)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu

THB mang non nhận thưởng

Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương”
cho các con Thái Hà Books măng non vì
chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu

 

Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi.

 

Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo.

Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành con Phật sớm nhất có thể. Thầy muốn các con thực hành lời Phật dạy sớm nhất. Một ý tưởng mà tôi rất thích thú.

Thế là các con thi nhau chép kinh Vu lan báo hiếu. Chép để kiếm tiền tiêu tết.

Chuyện cũng tưởng chỉ của trẻ con, ai ngờ liên quan rất nhiều đến người lớn. Trong khi chép kinh, có nhiều từ khó hiểu các con phải hỏi bố mẹ. Thế là bố mẹ lại có dịp tìm hiểu về kinh Vu lan. Thế là các bố các mẹ thi nhau đọc để hiểu và để giảng giải cho các con. Thế là có những bố những mẹ lần đầu tiên hiểu thấu đáo kinh Vu lan. Thật xúc động và thú vị khi chính các bố các mẹ lại khóc khi nghĩ đến công ơn cha mẹ đã mang bầu, sinh ra, nuôi lớn, giáo dục mình, khi thấy các con thức đêm chăm chỉ chép kinh. Đã có trường hợp cả 2 mẹ con cùng khóc.

Thế rồi trong mấy tuần nay, hàng ngày các bố, các mẹ đến cơ quan bàn tán về việc chép kinh Vu lan của các con. Hầu hết các con viết rất nắn nót, rất đẹp, trình bày ấn tượng. Có con viết như đi thi vở sạch chữ đẹp vậy. Các con thi nhau chép. Nhiều con nhờ bố mẹ làm “tình báo” xem  các bạn Thái Hà Books măng non khác đã chép được bao nhiêu bản và kế hoạch của các bạn ấy như thế nào, sẽ chép bao nhiêu lần, để mình ít nhất bằng hoặc vượt.

Hóa ra chuyện tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng quyết định “trả lương” cho các con lại thành 1 đề tài sôi nổi ở công ty trong nhiều bữa ăn trưa và các buổi gặp gỡ, sinh hoạt. Ở công ty chúng tôi có một cô tên là Dung chuyên nấu ăn trưa cho cả công ty nên thức ăn ngon, sạch, đủ dinh dưỡng và buổi trưa, tất cả nhân viên lên tầng 5 ăn cơm và vui vô cùng. Chủ đề kinh Phật cũng được bàn luận, hỏi đáp liên tục trong các bữa ăn trưa.

Ngày “trả lương” đã đến. Người lớn còn hồi hộp huống chi là các con.

THB Mang non tung kinhTHB mang non tung kinh 2THB mang non nhan quaTHB mang non bieu dien


Từ ngày thành lập công ty đến nay, hàng năm, chúng tôi có tổ chức Ngày Gia đình để tri ân bố mẹ, vợ chồng, con và người thân Thái Hà Books. Ngày lễ quan trọng này có tên tiếng Anh là Thái Hà Books Family Day. Lãnh đạo công ty luôn công bố và trao giải thưởng danh giá nhất trong năm là “ý tưởn xuất sắc nhất năm”, “Cá nhân xuất sắc nhất” và “Tập thể xuất sắc nhất”. Công ty cũng cám ơn và tặng quà cho các phụ huynh của nhân viên công ty, cho các vợ các chồng của các thành viên Thái Hà Books, cho những người bạn thân thiết cũng như những ai đã từng làm ở công ty mà đã nghỉ việc. Dĩ nhiên không bao giờ thiếu phần quà tri ân các con đã hiểu và cảm thông với các bố và các mẹ đang làm việc và cống hiến hết mình cho sách và trí thức, cho văn hóa và giáo dục. Nhất là Thái Hà Books có tủ sách Phật giáo với rất nhiều sách quý, sách hay.  

Kết quả bất ngờ rằng năm nay tất cả các con biết viết đều tham gia chép kinh. Có 2 con là Khánh Hà - con mẹ Hương và con Bim - con mẹ Thảo được “lĩnh lương” 100 ngàn đồng. Con chép được nhiều nhất là con Ty của mẹ Ngọc Mai với 50 bản kinh rất đẹp và nhận ngay lương 1 triệu đồng. Còn lại các con Pít, Miu, Bim, Nghé, Mạnh, Quang nhận hơn 1 trăm ngàn đến dưới 1 triệu đồng tức là các con đều chép được trên 6 lần và dưới 50 lần. Cả nhà cũng lưu ý rằng các con là học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đấy ạ. Và thời gian chép là gần 1 tháng, kể từ ngày công bố.   

Tôi nhìn cách thầy Hùng giao lưu và “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non đã ngày đêm chép kinh Vu lan và hiểu rằng thầy rất yêu quý trẻ con. Tôi càng hiểu sâu sắc rằng thầy Hùng làm như vậy để dạy các con tình yêu thương và biết ơn cha mẹ, để Phật Pháp ngẫm vào các con sớm nhất. Thật là tuyệt vời và hiệu quả.

Thế rồi tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng đột nhiên hỏi xem có con nào thuộc kinh Vu lan báo hiếu thì đọc ngay. Và nếu đọc thuộc sẽ được nhận thêm “lương” 200.000 đồng. Hai con Bi và Quang giơ ta đọc ngay và được nhận ngay “lương”. Kết quả bất ngờ rằng tất cả 9 con đều thuộc và điều đó có nghĩa là tất cả các con của Thái Hà Books măng non đều được nhận 2 lương nhân ngày lễ quan trọng Thái Hà Books Family Day năm nnay.

Nếu bạn tham gia chương trình này sẽ thấy 2 tiết mục rất đặc biệt do các con luyện tập và biểu diễn, trong đó một tiết mục là cùng nhau tụng kinh vu lan. Có cả 2 con đi chuông và đi mõ là Bi và Khánh Hà. Rất đúng nhịp và rất chuyên nghiệp nhé. Tôi rất bất ngờ bởi nhiều người lớn chúng ta vẫn chưa thuộc kinh này và chưa biết cách đi mõ, đi chuông và chưa biếp nhịp tụng kinh.

Hôm qua thầy Hùng “trả lương” cho các con mà thầy vui vô cùng. Nhìn cách thầy “trả lương” mà cảm nhận rất rõ rằng càng trả được càng nhiều lương thầy càng vui. Tôi còn giật mình khi thấy con Mạnh của mẹ Nguyễn Minh kêu lên rằng “Trả nhiều tiền thế này thì thầy Hùng hết tiền à”. Thật tuyệt vời. Sao  mà các con đáng yêu thế cơ chứ!

Sáng nay tôi vào facebook của thầy Hùng thì thấy thầy viết “Năm nay các con kiếm tiền bằng việc chép kinh Vu Lan và thuộc lòng kinh này, sang năm liệu sẽ nghĩ ra cách nào để các con kiếm tiền nhỉ. Ai có sáng kiến hay, có ý tưởng tốt xin cho biết với ạ. Xin đa tạ và hậu tạ ạ”.

Tôi không có sáng kiến gì để tư vấn cho thầy Hùng nhưng có lẽ vẫn đề nghị thầy cho các con chép kinh tiếp sang năm 2019. Bởi chép kinh và thuộc lòng kinh thật ý nghĩa. Có đọc có học kinh mới nhớ các lời Phật dạy để thực hành chứ. Mà nếu các con còn nhỏ đã thuộc thì đời các con nay mai rất tuyệt vời. Gieo hạt giống từ nhỏ sẽ nảy mầm sớm mà.

Tôi đề xuất thầy cho các con sang năm và các năm tiếp theo chép các kinh như kinh Phước đức, kinh Sức mạnh Quán Âm ạ.

Sang năm số các thành viên của Thái Hà Books măng non tham gia chép kinh để “lĩnh lương” sẽ nhiều hơn. Bởi sang năm thêm 1 số con nữa sẽ biết viết. Như vậy sang năm tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng chắc chắn sẽ phải chuẩn bị số tiền nhiều hơn để trả lương, Hơn nữa sang năm có con sẽ lên lớp 6 và như vậy sẽ chép được nhiều hơn năm nay.

Tôi rất vui khi đang làm việc ở một công ty mà có đến 2 tăng thân, tăng thân cho các bố các mẹ thích hành thiền và tu tập. Tăng thân thứ 2 dành cho các con. Thật tuyệt vời. À mà các con Thái Hà Books măng no có quỹ riêng của các con đấy nhé. Thầy Hùng là nhà tài trợ chính và chủ tịch quỹ này.

Mà tự nhiên tôi lại có ý tưởng mới là thầy “trả lương” hoặc mua lại các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, đất nặn, bài hát, bài thơ về Đức Phật và cuộc đời của Ngài. Có thể bằng cách này, các con chưa biết viết và cả các con không thích chép có thể tham gia được nữa ạ. ''


Tuyết Minh





 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 7160)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 23608)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19189)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19484)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24462)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 9507)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
09/12/2013(Xem: 6799)
Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. - Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
09/12/2013(Xem: 8461)
Giáo lý đạo Phật không chỉ nói về những vấn đề “xuất thế”, mà Đức Phật cũng đã rất chú trọng về vấn đề “nhập thế” - hoàn thiện nhân cách trước khi đạt được thánh cách - giúp cho tất cả chúng ta một phương pháp ứng xử phù hợp với đạo lý làm người, tạo nên một nhân cách sống. Nhân cách sống đó, dù bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng có thể ứng dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp...
09/12/2013(Xem: 8605)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]