Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đời Người

14/02/201819:19(Xem: 10928)
Đời Người

Thich_Vien_Thanh


ĐỜI NGƯỜI

Bài của Thích Viên Thành
( LOẠT BÀI CHÀO MỪNG NĂM MỚI - 2018 - Mậu Tuất
Viết về ĐỜI NGƯỜI và ĐỊNH HƯỚNG cho TƯƠNG LAI )
Diên đọc: Chân Hiền Hiếu







Đời người trong khoảng một trăm năm

Nghèo khó giàu sang chết cũng nằm

Giành giựt bao nhiêu buông xả hết

Hơn thua cho lắm chẳng ai thăm 

Lâu không “biết đủ” đời khốn khổ

“Ít muốn” giúp ta ít lỗi lầm

Ý nghĩa cuộc đời nên tạo dựng

Sẻ chia đạo đức sáng trăng rằm.

Ba tiếng khóc oa, oa, oa chào đời, báo hiệu một kiếp sống đọa đày! Mẹ phải nhiều đớn đau, chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau, ba năm cho con bú mớm, nhường ráo nằm ướt, có thể tạo tội vì con và nhịn đói cho con được no… “thương cha phải bôn ba xuôi ngược giữa dòng đời, lo cho con no ấm, yêu mẹ cũng phải tất tả gánh gồng, lặn lội thân cò nuôi con lớn khôn”…Tất cả cũng chỉ vì con, nuôi con, mong con hiển đạt với đời, rồi lo dựng vợ gả chồng cho con.

Xong nhiệm vụ làm cha, làm mẹ, tưởng rằng sẽ được an nhàn, đâu ngờ hết cháu nầy rồi đến chít khác chào đời. Thân già mắt lòa, tai điếc, răng long, tóc bạc, trí óc mù mờ, tay chân lộng cộng, lưng còng, gối mõi, muốn khỏe để sống an cũng khó được, hết nhức răng, đến đau đầu, đau bụng, rồi lục phủ ngũ tạng lần lượt yếu dần, phải nhờ bác sĩ, bệnh viện điều trị…nhưng đâu được yên, phải lụm cụm trông cháu, giữ nhà…

Rồi con đau, cháu yếu, những đứa ngoan hiền, dễ thương thì phải xa cách. Nếu thiếu phước, dầu bao nhiêu cầu nguyện, đợi trông cũng đành thiếu vắng, không bao giờ đạt được, mà còn lại bên cạnh, toàn những đứa nghịch ngợm, bất hiếu, làm những điều trái ý, phật lòng phải chịu nhiều sầu khổ, óan than!  Trong quá trình để mưu toan cho cuộc sống, con người cũng đã tạo ra không biết bao nhiêu nghiệp chướng.

Để bảo vệ “bản ngã” theo hai bản năng: sinh tồn và hưởng thụ, con người cũng sẵn sàng tạo ra tội lỗi: Để sinh tồn, con người đã phải không ngừng chiến đấu, tìm bằng mọi cách để hơn hoặc triệt hạ đối phương, bao nhiêu danh lợi đều muốn gồm thâu về mình, ai hơn cũng không được, rồi lại có thể hảm hại người để mình được lợi, được sống, được vươn lên…Để hưởng thụ, con người cũng ngang nhiên tranh giành, những phần lợi của kẻ khác, sống xa hoa, phung phí, thoải mái trên những khổ đau của đồng loại hay của những con vật mà mình thích thưởng thức, không kể chi tội lỗi, tổn phước, mất đức, nợ nần, hay nguy hại đến sức khỏe.

Cuộc đời có rất nhiều sự ngọt ngào, cay đắng, chát chua, nhưng một sự thật hiển nhiên, mà mỗi chúng ta ít khi để ý đến, đó là: nhà ở có thể tạo tội lỗi, nghiệp chướng, để xây dựng cho rộng lớn, hoành tráng, kiên cố, đẹp đẽ bao nhiêu đi nữa, cũng chỉ là nơi ở tạm thời, đến khi chết, không mang theo được, mà chỉ đem theo những nghiệp đã gây, tạo ! Cái quách sành (gỗ) mới là nhà ở vĩnh hằng của tất cả chúng ta. Thế nên, nhà rộng chẳng bằng tâm rộng, tấm lòng rộng mở, sống hết mình vì mọi người, mới có ý nghĩa và có phước đức, cái “phước đức” nầy mang theo được và là lực đẩy (power) để đưa ta về được cõi an lạc vậy, hoặc giúp ta được nhiều may mắn trong cuộc sống.

Khi sống ích kỷ, chỉ lo vun vén danh lợi cho riêng mình, thì không có thời gian để lo cho mọi người, không có cơ hội tạo phước, mà phần nhiều là tạo tội, tạo nợ mà thôi! Nên phải luôn nhớ rằng: “Mình ăn thì hết, người ta ăn thì còn”, hay “Cho nhiều hơn nhận, thì sẽ nhận được nhiều hơn cho”.

Có lo gieo tạo, chăm sóc cho được nhiều, bên cạnh đó phải làm việc phước đức, thì mới hy vọng có ngày thu hoạch trúng mùa, trúng giá, bèn không thì chỉ trúng mùa, mà không trúng giá, thì cũng chỉ phí công, bất lợi mà thôi.

Đức Phật đã dạy: “Sanh được làm người rất khó, nghe được Phật Pháp càng khó hơn…” Chúng ta được thân người (loài có trí tuệ cao nhất trong các loài chúng sanh) là một phước báu rất lớn. Nếu không biết vận dụng lợi thế thù thắng nầy, để tu tiến lên thành Phật, thành Thánh, thành người hữu dụng, thoát kiếp, khổ đau, mà chỉ biết “hướng ngoại tìm cầu” không “quán chiếu nội tâm” để lo tu tập, hướng về Phật Pháp mà tìm đường thoát khổ, phục vụ nhân sinh, hầu có được phước đức, ý nghĩa cho cuộc sống, lợi ích cho đời, thì thật tội nghiệp cho một kiếp người, phải mãi mãi trầm luân trong luân hồi sinh tử.

Đời là bể khổ và vô thường, trải nghiệm qua cuộc sống, hãy nhận chân ra điều ấy, đó cũng là nguyên nhân Đức Phật ra đời để Khai Thị cho chúng ta, qua bài giảng đầu tiên của Ngài tại vườn Lộc Uyển, với hoài bảo là muốn cho chúng sanh hiểu rõ về Tứ Diệu Đế, Ngộ Nhập Phật Tri Kiến, mà tìm đường thoát khổ. Được như vậy là đã phần nào giác ngộ rồi, điều còn lại là ta chọn cho mình con đường nào thích hợp, để sống an lạc và không còn sống chết!

Chúc toàn thể quý vị một năm mới nhiều sức khỏe để sống tốt, tạo nhiều lợi ích cũng như đầy ý nghĩa với đời.

Chùa Pháp Hoa-Nam Úc, những ngày đón mừng năm 2018

Thích Viên Thành



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 7481)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8503)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9359)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8926)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7145)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 17049)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7485)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9598)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8398)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
15/09/2011(Xem: 8191)
Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái. Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]