Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng lo gì, ban ơi!

29/03/201721:11(Xem: 7228)
Đừng lo gì, ban ơi!



lotus_5

Đừng lo gì, ban ơi!


Phật giáo đã mọc rễ vững chắc ở Úc châu trong mấy thập niên vừa qua, nhờ vào di dân từ các xứ
có văn hóa Phật giáo khác nhau và thế hệ thứ hai gồm những người di cư từ nhỏ và những người
sanh ra tại đây. Cũng nhờ phần nào sự quan tâm của người Úc tới giáo pháp quí báu và nếp sống
(cao đẹp) đã được chứng minh bởi Phật tử thuộc mọi thành phần tại đây. Một số dân Úc nầy có
căn bản đạo đức do đã thực hành Phật pháp từ kiếp trước, hay là họ hoàn toàn mới mẻ đối với
Phật pháp, nên bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi tính chất hòa bình, hòa hợp và cảm thông có được do
sự thực hành Phật pháp về đạo đức, thiền định và minh triết. Do đó, tôi nghĩ điều cần thiết là
Phật pháp phải được giảng dạy bằng tiếng Anh, với các từ ngữ và cách diễn tả dễ hiểu.

Mọi thành phần xã hội, mọi văn hóa và ngôn ngữ đều có những thành ngữ khác nhau, và thành ngữ
thông dụng nhứt ở Úc là "Đừng lo gì, bạn ơi!". Bạn có bao giờ nghĩ "Đừng lo gì, bạn ơi!" nghĩa là gì
nếu được giải mã và phân tích theo cái nhìn Phật giáo? Trong đề mục nầy, chúng tôi sẽ thăm dò
và cố gắng soi sáng thêm ý nghĩa của thành ngữ nầy.

Để bắt đầu, chúng tôi tách nó ra làm hai phần: 1) 'Đừng lo gì' và 2) 'bạn ơi!'. Nói vắn tắt, 'Đừng lo
gì' nghĩa là mình không có tâm lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, hối tiếc hay những thứ như thế - và như
vậy, là một tâm thức không có các nguyên nhân gây ra cảm xúc khó chịu. Đó là tâm thức không
có sự ngu si, bám níu và chối bỏ. Trong khi "bạn ơi!" nghĩa là gọi bè bạn, đồng sự hay thân nhơn.

Bây giờ, hãy nghĩ xem làm sao chúng ta có thể giảm thiểu để cuối cùng tiêu diệt sự lo lắng và
nguyên nhân của nó - bằng cách áp dụng thuốc hay Chánh pháp. Đó là sự thực hành đạo đức,
thiền định và minh triết.

Sống có đạo đức nghĩa là tránh nói điều không thật, nhục mạ hay chia rẽ, dùng ngôn ngữ thô kệch
(khó nghe) và tham gia nói chuyện tầm phào, vô ích. Chúng ta phải nói sự thật, nói để đoàn kết, nói
khéo léo, ngọt ngào và đầy ý nghĩa. Cũng có nghĩa là tránh hành động gây tổn hại. Tránh giết hại,
không lấy những thứ người ta không cho, tránh những hành động gây tổn hại trong khi liên hệ với
người khác - và ngược lại phải tôn trọng sự sống, phải rộng lượng và hành động cẩn trọng, với tình
thương và tình bằng hữu. Bất cứ điều gì ta làm, dầu là trong khi làm việc, học hành, chơi thể thao
hay các môn vui chơi khác - chúng ta phải cư xử hiền từ, không hung hãn và có lương tâm.

Với ý định trong sạch, chúng ta cũng nên hăng hái tham gia thực hành thiền định và cố gắng
giữ cho tư tưởng và nếp sống mình được chánh đáng, loại trừ những thứ tà vạy, phát triển và
gìn gữ sự tỉnh thức và tập trung để đi đến tỉnh ngộ và hiểu biết.

Nói cách khác, chúng ta phải tham dự và thực hành con đường do đức Phật vạch ra là Bát Chánh
Đạo, có thể được tóm gọn qua lời dạy sau đây của Ngài: "Đừng làm việc quấy, chỉ làm việc lành,
lọc sạch tâm mình". Và bạn đừng lo, chúng ta càng làm càng hiểu thêm, và lời dạy nầy càng trở
nên tự nhiên. Nếu sống được như thế, chúng ta sẽ giảm bớt lo lắng và cuối cùng không còn lo lắng
gì nữa.

Bây giờ chúng ta hãy xem tới từ 'bạn ơi!', Bởi vì chúng ta chung sống trong thế giới nầy,
tất cả chúng ta liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tất cả đều là bằng hữu! Do đó, nếu tốt bụng
với chính mình, chúng ta phải tốt bụng với người khác. Tốt bụng với người khác là tốt bụng
với chính mình. Chúng ta đều có khả năng thực hiện sự hòa bình (an lạc) tối hậu, đó là sự giác ngộ.

Chúng ta cần nhớ là 1) Tất cả chúng sanh đều run sợ với ý nghĩ bị làm hại. Biết như thế,
chúng ta nỡ nào làm hại chúng sanh? 2) Biết rằng tất cả chúng ta đều mong cầu hạnh phúc,
bạn hãy vun trồng tình thương cho tất cả, và 3) Tất cả chúng sanh yêu quí nhứt mạng sống
của mình. Tình bạn bao gồm tình thương và sự tương kính.

Như vậy, chúng ta cũng cần phát triển và thực hành Tứ Vô Lượng Tâm là tình thương đại đồng
(Từ), lòng Bi mẫn (thương xót), đức Hỉ (chung vui) và đức Xả (không chấp). Nguyện cho tất cả
chúng sanh có được hạnh phúc và nguyên nhân của hạnh phúc, được thoát khỏi đau khổ và các
nguyên nhân của đau khổ, Chúng ta phải hân mộ và vui tươi với sự thành đạt của người khác,
và luôn luôn giữ cho tâm mình không thiên chấp, bám níu hay ghét bỏ. Những đức tính nầy gọi là
"Vô lượng tâm" bởi vì chúng đem lại lợị ích vô biên cho tất cả chúng sanh, và ta có thể phát triển
chúng đến mức vô hạn.

Sự an tâm thật sự chỉ có thể phát triển bên trong, trong tâm chúng ta - và biểu hiện ra bên ngoài
bằng hành động và lời nói. Chúng ta phải sống theo khuôn mẫu. Phải suy nghĩ, hành động và
phát ngôn với thiện chí nhằm tạo ra sự an ổn, hoà hợp và cảm thông. Nhờ đó, chúng ta có thể
phát huy hay tạo ra hòa bình, và loại trừ sự đấu tranh.

Cũng như viên sỏi ném xuống hồ sẽ tạo thành các gợn sóng lan ra khắp nơi - tư tưởng,
hành động và lời nói của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến tất cả. Do đó chúng ta phải suy nghĩ,
hành động và nóí năng với bốn vô lượng tâm là Từ, Bi, Hỉ và Xả - đặt cơ sở trên sự hiểu
biết chân thật. Nhờ đó chúng ta có thể đóng góp cho hòa bình thế giới và gây ảnh hưởng
để người khác cùng làm như vậy.

Hãy học tập, thực hành và chia sẻ Phật pháp cho tốt. Rồi chúng ta lúc nào cũng có thể
khuyên nhau là "Đừng lo gì, bạn ơi!"

Mùa Vesak hạnh phúc.

Theo tài liệu " No Worries Mates" Written by ay Dhamma Teacher  Andrew. J. Williams, Melbourne, 14/4/2015

Việt dịch: Thích Phước Thiệt







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2015(Xem: 12016)
Thiền tập .b ở trường Trung học Phật giáo Pal, Sydney The Mindfulness in Schools được biết đến rộng rãi trên thế giới có tên gọi .b (dot bee), và theo khảo nghiệm của đại học Cambridge và Oxford thì .b mang đến những tác động tích cực cho các em học sinh luyện tập đúng cách. Trinh Nguyễn tìm hiểu chương trình này trong cuộc phỏng vấn với Giáo viên hướng dẫn Bodhidasa Caldwell của trường Pal, và phiên dịch viên Thu Vân. Muốn tìm hiểu thêm về hoạt động 'Mindfulness in Schools', chương trình 'Teach 4 Peace', và buổi dạ tiệc gây quỹ 'Little Buddha', liên lạc với trường Trung học Phật giáo Pal Phone: +612 9755 7778 Email: [email protected] Web: http://pal.nsw.edu.au/
22/11/2015(Xem: 8497)
Khuôn mặt của anh Hardison đã bị hủy hoại kinh hoàng, sau một lần tham gia thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, Daily Mail đưa tin. Kể về “ngày định mệnh” cách đây hơn 10 năm, anh cho biết: “Đó chỉ là một ngày bình thường, cũng giống như những đám cháy khác". "Chúng tôi đi vào bên trong để tìm kiếm một phụ nữ đang mắc kẹt”. Hardison bước vào căn nhà cùng với 3 đồng nghiệp khác. Thảm kịch xảy ra khi trần nhà sụp xuống đúng chỗ anh đang đứng. “Mặt nạ đã tan chảy vào khuôn mặt tôi”, anh Hardison kể lại.
22/11/2015(Xem: 8294)
Quân khủng bố IS đặt bom nổ ở Paris, đã giết hại hơn hai trăm người dân vô tội vào ngày thứ sáu 13.11.15. Quân khủng bố IS đã đánh bom nổ tung chiếc máy bay A321 từ Ai Cập đi Nga hôm 31.10.15 khiến 224 hành khách thiệt mạng. Trong năm nay cũng đã hàng loạt những hành động giết người dã man hay phá loại vô lương tâm của IS ở Ankara Thổ Nhĩ Kỳ (10.10), ở Kuwait (26.2), ở Aousse Tenisia (26.6), ở Saudi Arabien, Ai Cập, Yemen, Tunis, ở Mali v.v… Quân khủng bố IS còn đe dọa ở sân banh Hannover Đức quốc, làm trận cầu quốc tế hữu nghị Đức và Hòa Lan hôm thứ ba 17.11.15 phải hủy bỏ. Quân khủng bố đang IS đe dọa liên tục tinh thần người dân Âu châu trong mùa Vọng Giáng Sinh năm nay. Cả với cá nhân tôi, người ít khi đi hội chợ Giáng sinh cũng không đi xem đá banh ở sân vận động nhưng vẫn cứ thấy lòng bất an.
21/11/2015(Xem: 11241)
Ngày 16.11.2015, sau cuộc khủng bố đẫm máu ở Paris, phóng viên Murali Krishnan của „Làn Sóng Đức Quốc - Deutsche Welle“ đã có cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Ấn Độ. Tổ chức Deutsche Welle là một cơ quan truyền thông lớn của nước Đức, thành lập từ năn 1924, phát thanh và hình hơn 30 ngôn ngữ trên toàn thế giới, là thành viên của Đài Truyền Hình ARD. Xin trích dịch toàn bài phỏng vấn từ tiếng Đức từ trang Web của Deutsche Welle.
21/11/2015(Xem: 13092)
Các họa sĩ trên khắp thế giới đã và đang vẽ tranh để cổ vũ Paris đứng lên sau thảm kịch ngày 13/11 vừa qua. Sau sự kiện khủng bố Pháp 13/11 làm 128 người chết và hàng trăm người khác bị thương, nước Pháp- kinh đô ánh sáng, thành phố của tình yêu nay phủ đầy tang tóc. Cả thế giới đều chấn động trước tin một thành phố giữa lòng Châu Âu lại bị tấn công thảm khốc như vậy, đồng thời gửi lời chia buồn tới thân quyến các nạn nhân. Instagram, Twitter, Facebook khắp nơi đều ngập tràn những bức tranh vẽ động viên Paris sớm vượt qua sự việc tang thương lần này.
20/11/2015(Xem: 12281)
Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “ Bệnh nhân kỳ lạ này có tên là Văn Lai, có một lần anh bị con rùa (thường được gọi là giáp ngư) cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đầu, người này đến bệnh viện để điều trị cơn đau, cho rằng không có vấn đề gì, nhưng sau đó hai tuần, vết thương bắt đầu bị viêm sưng lên. Sau khi tiến hành kiểm tra y tế cho thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út, sau khi anh bị cắt đứt ngón tay út thì chỉ còn lại chín ngón tay.
20/11/2015(Xem: 6959)
Michel Henri Dufour là một người Pháp tu tập theo Phật giáo Theravada, viết và xuất bản nhiều sách trong số đó có quyển "Tự điển Phật giáo Pa-li - Pháp ngữ" (Dictionnaire Pali-Français du Bouddhisme", Eds des Trois Mondes, 1999, 351 tr.) được nhiều người biết đến. Các bài viết của ông thường rất ngắn, cô đọng, chính xác và thiết thực.
17/11/2015(Xem: 8554)
Mấy hôm nay tôi không vào ineternet nên không biết tình hình bên ngoài. Chỉ có 1 tin bằng tiếng Anh được dán lên bảng thông báo của tu viện nơi chúng tôi đang hành thiền, rằng khủng bố tấn công Paris và gần 200 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương. Con số đang thống kê. Nếu không là con Phật, nếu không tu tập tốt chúng ta có thể hoảng sợ và tâm ta có thể bất an. Nhất là khi chúng tôi đang ở Pháp.
14/11/2015(Xem: 10211)
Mới gặp lại chị, ai cũng thấy ngạc nhiên, hình như chị có gì khác khác trên khuôn mặt. Hỏi ra mới biết, chị vừa bị tai nạn giao thông, gãy lá mía sống mũi, phải làm lại. Với đàn bà, bị cái gì ảnh hưởng đến khuôn mặt là kinh khủng lắm, vì chị vốn là người xinh đẹp ở cơ quan tôi. Thế nhưng chị bảo gặp tai nạn mà sao không thấy kinh khủng lắm, vì vẫn gặp người tốt.
13/11/2015(Xem: 9305)
Nicolas sinh năm 1989. Em còn trẻ, còn rất trẻ. Tương lai của em là phía trước. Những ngày này em thực hành thiền cùng chúng tôi tinh tấn lắm. Em rất hay chạy bộ vào rừng. Ngày nào em cũng chạy. Hôm qua em bảo tôi lập 1 nhóm các thiền sinh chạy gần quanh đây, chạy quãng một vài trăm km thôi để gắn kết hơn, để hiểu và thương nhau hơn, để cùng bên nhau. Tôi giật mình – thế là được thiền chạy đấy em nhỉ. Khi tôi hỏi trong những cuốn sách về thiền đã đọc, em thích cuốn nào nhất, em nói ngay đó là “Buddha teaching” của thầy Thích Nhất Hạnh. Em đọc lần đầu tiên năm 2006.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]