Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghệ thuật và con đường hoằng pháp

27/03/201718:18(Xem: 7473)
Nghệ thuật và con đường hoằng pháp


lotus_6
NGHỆ THUẬT VÀ CON ĐƯỜNG HOẰNG PHÁP
(Pháp thoại của Hoà Thượng Thích Thái Hoà tại Phật Quang Sơn, Manila, Philippines)

 

Hôm nay là ngày 25/2/2017, tại Chùa Vạn Niên, Phật Quang Sơn, thủ đô Manila, Philippines.

Chúng tôi xin chào quý Ni sư và các bạn trẻ.

Tất cả quý vị quý mến, chúng tôi đã từng đến Phật Quang Sơn tại Đài Loan, Phật Quang Sơn tại Hoa Kỳ, Phật Quang Sơn tại Úc Châu, Phật Quang Sơn tại Cebu và nay lại đến Phật Quang Sơn tại Manila, Philippines. Chúng tôi đã được quý vị đón tiếp rất niềm nỡ với vũ khúc Welcome to Fo Guang Shan. Chúng tôi được biết, con đường hoằng pháp của Phật Quang Sơn tại Manila là giáo dục và nghệ thuật. Nhân đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị một vài điều về nghệ thuật như sau:

 

1/ Nghệ thuật chính là cuộc sống

Trong đời sống của mỗi chúng ta, tất cả đều là nghệ thuật. Mỹ thuật là mọi nghệ thuật hướng đến. Mỹ thuật có khả năng làm cho con người từ thân thể xấu trở thành thân thể đẹp; từ một cách nhìn xấu chuyển sang một cách nhìn mỹ thuật, nghệ thuật; từ một góc nhìn chuyển sang nhiều góc nhìn, từ một cách nhìn phiến diện đưa tới một cách nhìn toàn diện, và khám phá ra nhiều góc cạnh khác nhau của một vấn đề, của một sự hiện hữu. Qua sự giáo dục này khiến con người mở rộng được sự hiểu biết và có khả năng chấp nhận những dị biệt tín ngưỡng, văn hoá, phong tục tập quán vùng miền và cùng nhau đưa tới một điểm chung, là chân thiện và chân mỹ.

 

2/ Ứng dụng nghệ thuật vào trong đời sống

Tại phòng trưng bày nghệ thuật của Phật Quang Sơn, chúng tôi thấy rằng, mỗi bình trà là mỗi thế giới của nghệ thuật và mỗi tách trà cũng vậy và nghệ thuật hơn là những lá trà liên kết lại với nhau để tạo thành hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm chứa đựng đầy đủ các phẩm tính của Trí tuệ và Từ Bi của một vị Bồ Tát. Không phải bình trà, chén trà và trà là biểu hiện những nghệ thuật mà cách chế trà, uống trà và thưởng thức trà lại là một nghệ thuật trên cả nghệ thuật. 

Uống trà để tâm được yên lắng và tiếp xúc được với thực tại chính nó lại là một nghệ thuật của thiền tập và là thiền tập ngay khi uống trà: " tách trà trong đôi tay, chánh niệm nâng tròn đầy, thân và tâm an trú, ngay trong phút giây này".

Ấy là bài thi kệ giúp chúng ta khám phá nghệ thuật của cuộc sống qua sự uống trà. Nên uống trà không còn là uống trà đơn thuần, mà uống trà trở thành là nghệ thuật của đời sống. Khi uống trà vượt khỏi mọi không gian và thời gian thì uống trà không còn là nghệ thuật mà uống trà trở thành trà đạo. Đạo thì không còn là nghệ thuật mà là chân thật. Đạo chính là cuộc sống cao đẹp và chúng ta cần đem sự cao đẹp đó mà sống và đối xử với nhau hằng ngày.

 

3/ Nghệ thuật tự thân

Mỗi con người chúng ta đều là tự thân của nghệ thuật. Đi, đứng, nằm, ngồi tất cả đều là tự thân của nghệ thuật. Và mỗi người đều có nghệ thuật riêng của chính mình, cho nên biểu hiện nghệ thuật thì không ai giống ai, vì sao? Vì tâm ý của mỗi người khác nhau nên sự biểu hiện nghệ thuật cũng khác nhau. Tất cả chúng ta đều đi, nhưng không có cái đi của ai giống ai; tất cả chúng ta đều ngồi nhưng không có cái ngồi nào giống cái ngồi nào; tất cả chúng ta đều đứng nhưng không có cái đứng nào giống cái đứng nào; tất cả chúng ta đều nằm nhưng không có cái nằm nào giống cái nằm nào. Do đó, cuộc sống con người là đa dạng, nên nghệ thuật do họ biểu hiện cũng đa dạng. Tuy nhiên, Phật giáo giáo dục nghệ thuật là dạy cho con người đi những bước đi ở trong chánh niệm để ngay nơi bước đi ấy chế tác ra sự an lạc cho chính họ. Giáo dục nghệ thuật Phật giáo là dạy cho người ta biết ngồi ở trong tư thế hoa sen hay kiết già và theo dõi hơi thở tạo ra sự bất động của thân và tâm đưa đến sự an lạc trong lúc ngồi. Phật giáo giáo dục nghệ thuật đứng một cách vững chãi, mười ngón chân của hai bàn chân chạm sát xuống đất và đứng vững chãi trên mặt đất là biểu hiện cho nghệ thuật, tự mình đứng dậy giữa cõi đời sinh tử và bất động giữa khen chê của cuộc đời. Phật giáo giáo dục nghệ thuật nằm trong tư thế sư tử, nghĩa là nằm nghiêng về phía bên phải, tay trái duỗi thẳng trên mình, năm ngón tay khép lại sát nhau, tay phải đặt dưới đầu là biểu hiện cho tư thế nằm nghệ thuật cát tường. Với nghệ thuật nằm này, khiến tim của chúng ta không bị chèn ép bởi thế nằm của chúng ta và làm cho máu lưu thông khiến chúng ta có một giấc ngủ an lành. Ấy là giáo dục nghệ thuật đi, đứng, nằm, ngồi ở trong Phật giáo mà thuật ngữ chuyên môn của Phật học gọi là biểu hiện oai nghi của một người biết tu tập.

 

4/ Nghệ thuật đồng nhất

Nhìn thấy muôn vật là một nghệ thuật nhưng nếu chúng ta nhìn muôn vật với trí tuệ và tâm từ bi thì ta sẽ khám phá ra mọi sự hiện hữu đều là mầu nhiệm. vì sao? Vì cái này hiện hữu là giúp cho cái kia hiện hữu, và cái kia hiện hữu là giúp cho cái này hiện hữu; cái này đang hiện hữu ở trong cái kia và cái kia hiện hữu ở trong cái này. Năm ngón tay đang có mặt ở trong một bàn tay và bàn tay có mặt để cho năm ngón tay hiện hữu. Với nghệ thuật nhìn này ta có thể khám phá ra mọi vật hiện hữu ở trong toàn thể vũ trụ cũng đều như vậy. Với cách nghe, cách ngửi, cách nếm, cách tiếp xúc muôn vật qua thân thể và tâm ý chúng ta cũng sử dụng trí tuệ và từ bi để nhìn thấy rõ hết thảy chúng đều như chính nó.

 

5/ Nghệ thuật chấp tay

Chúng ta chấp tay chào nhau là cả một nghệ thuật. Năm ngón tay trong bàn tay của mỗi chúng ta là biểu hiện cho đất, nước, gió, lửa và không. 

Năm ngón tay trái của người đàn ông là biểu hiện cho đất, nước, gió, lửa và không thuộc về tính Dương hay là tính Động; 

năm ngón tay phải của người đàn ông là biểu hiện cho đất, nước,gió, lửa và không thuộc về tính Âm hay là thuộc tính Tĩnh.

Và năm ngón tay trái của người nữ là biểu hiện của đất, nước, gió, lửa và không thuộc về tính Âm hay là tính Tĩnh, và năm ngón tay phải của người nữ là biểu hiện của đất, nước, gió, lửa và không thuộc về tính Dương hay là tính Động. Nên mỗi khi chúng ta chấp tay là ta đưa Dương đi về với Âm và Âm đi đến với Dương tạo thành âm dương nhất thể. Do âm dương nhất thể cho nên nó toả ra vô lượng ánh sáng, tạo thành sinh mệnh vô tận và tạo nên sự bất động giữa tính động và tĩnh của âm và dương, và tạo thành bất diệt giữa các pháp sinh diệt của thế gian. Tính bất động hay tính không sinh diệt là tính rỗng lặng ở nơi mười ngón tay hợp nhất. Nên chấp tay chào nhau là biểu hiện cho một đoá hoa sen thanh khiết từ ba nghiệp thanh tịnh để hiến tặng cho nhau, cho nên người biết tu tập là tạo nên bông hoa thanh khiết cho chính mình giữa cõi đời ô trược. Nên con người là tinh hoa của đất trời và vũ trụ. Nên con người hiện hữu là một nghệ thuật của tình yêu mang đầy hai chất liệu trí tuệ và từ bi. Trí tuệ là biểu hiện cho tính Tĩnh và Từ bi là biểu hiện cho tính Động. Trí tuệ và Từ bi là bất nhị khi chúng ta chấp hai bàn tay lại để chào nhau.

Kính mong các bạn học tập để thành công.

 

 

Tỳ kheo Thich Vân Pháp kính ghi

Đệ tử Nguyên Dung chuyển ngữ




lotus_7

Art and the Road of Proclaiming Buddha’s Truth

(Dharma Talk of  Most Venerable Thich Thai Hoa at Fo Guang Shan, Manila – the Philippines)


Today is February 25, 2017, at Van Nien temple, Fo Guang Shan, Manila capital, the Phillippines.

I would like to send my warm greetings to the nuns and young Buddhists.

Dear brothers and sisters in the dharma,

We have visited Fo Guang Shan in Taiwan, in the US, in Australia, in Cebu, and now in Manila, the Philippines. We were welcomed warmly by all of you through the dance Welcome to Fo Guang Shan. We were told that the road of proclaiming Buddha’s truth of Fo Guang Shan is education and art. On this occasion, I would like to share with some ideas related to art, as follows:

1. Art itself is life

In our daily life, everything is art. Fine arts is the target of all artistic tendencies. Fine arts is able to change a person whose body is ill-looking into a person whose body is good-looking; a person whose look is ordinary into a person whose look is artistic; a person who possesses only one angle of viewing into a person who has several angles of viewing; a person whose view is narrow into a person whose view is broad, exploring many various angles of a matter or a reality. By this way of education, people’s understanding is broadened and they are able to accept differences in religious beliefs, cultures, regional customs, and they can travel towards a common destination: the good and the beautiful.

2. Applying art into life

At the exhibition hall of Fo Guang Shan, we found that, each of tea pots is a world of art, and so is each of tea cup; more artistically, leaves of tea are linked together to form an image of Avalokitesvara Bodhisattva that contains sufficient substances of wisdom and compassion of a bodhisattva. Not only tea pots, tea cups and tea itself are manifestations of art, but the way of making tea, drinking tea and enjoying tea is an art that is beyond every art.

Drinking tea so as to make our mind peaceful and contact reality itself is an art of practicing meditation, and it is meditation practice while drinking tea:

A cup of tea’s in my hands

with mindfulness I have obtained

both body and mind is then present

in here at this very moment.

That is the poem that helps us explore at of life through drinking tea. Therefore, drinking tea is not drinking tea in its literal meaning, but it is an art of life. And when drinking tea goes beyond and space and time, it is no more an art, but it becomes a bodhi path. A bodhi path is no more an art but a truth. A bodhi path is a noble life and we need to bring that noble life into our daily activities and behaviours.

3. Personal art

Each of us is an indication of art. Walking, standing, lying, and sitting all convey personal performance of art. Each of us has personal artistic style, therefore artists are different in their performances, why? Because their mind and thought are different and their artistic manifestations are different too. We all walk, but our walking postures are different; we all sit, but our sitting postures are different, we all stand, but our standing postures are different. We all lie, but our lying postures are different. Therefore, life of humans is diverse, and their artistic performance is diverse too. However, Buddhist education is guiding humans to walk in mindfulness so that in each of their steps they can create peace and happiness. Buddhist artistic education is to teach people how to sit in a posture of a lotus with legs crossed and soles upward, and control breaths so as to create the unmoved posture of body and mind that leads to peace and happiness while sitting. Buddhist artistic education is to teach people how to stand firmly with ten toes touching ground and firm standing on ground indicates an art of stable standing in a stream of life and death, staying unmoved in front of praises and criticisms of life. Buddhist artistic education is to teach people how to lie in the posture of a lion, i.e., lying on the rightward side with the left hand straight along the body and the fingers staying closely together, and with the right hand holding the back of the head. This is a lying posture that indicates auspicious art. With this lying posture, our heart is physically comfortable and our blood can travel easily, leading to a nice sleep. That is education of art related to walking, standing, lying and sitting in Buddhism, which is termed manifestation of demeanors by a genuine Buddhist practitioner.

4. Uniform Art

Seeing everything is an art but if we see everything with wisdom and compassion we will find that every existence is miraculous, why? Since this thing that exists will assist that thing to exist, and that thing that exists will assist this thing to exist; this thing exists in the existence of that thing and that thing exists in the existence of this thing. Five fingers exist on a hand and a hand exists for the existence of the five fingers. With this way of viewing things in mind, we are able to explore everything, which is existent in this universe in the same manner. Our way of hearing, smelling, tasting, contacting everything through our body as well as our mind and thought in the light of wisdom and compassion enables us to see all things as they really are.

5. Art of joining hands

Joining hands to greet each other is an art. Five fingers on a hand signify earth, water, wind, fire, and void.

Five fingers of a man’s left hand signify earth, water, wind, fire, and void, which belong to positive or dynamic nature; five fingers of a man’s right hand signify earth, water, wind, fire, and void, which belong to negative or static nature. And five fingers of a woman’s left hand signify earth, water, wind, fire, and void, which belong to negative or static nature; five fingers of a woman’s right hand signify earth, water, wind, fire, and void, which belong to positive or dynamic nature. Therefore, when we join hands we bring positive closer to negative, forming a uniformity of positive and negative. The uniformity of positive and negative creates infinite lights, boundless births, and unmoving state between the dynamic and static manner of positivity and negativity, creating immortality among the dharma of appearance and disappearance in life. Immortality or manner of neither appearance nor disappearance is the manner or void found in the uniformity of the ten fingers. So, joining hands together is the indication of a lotus that is pure and clean from the purity of three karmas so that we can offer it to one another. A genuine practitioner knows how to practice dharma so as to create a lotus for herself or himself in this troubled world. Therefore, humans are  quintessence of the earth and the universe. The existence of humans beings is an art of love that is full of substances of wisdom and compassion. Wisdom indicates static and Compassion symbolizes dynamic. Wisdom and Compassion is non-dual when we join hands to bow to each other.

I wish you every success in your study.

 

Transcribed by Thich Van Phap

Translated by Nguyen Dung

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/06/2021(Xem: 3724)
Nữ diễn viên nhìn vào trong hồ nước và trông thấy một khuôn mặt tuyệt vời, hàm răng hoàn hảo và một thân hình xứng hợp. Cô hỏi: “Chao ơi, sao tôi lại không thành một tài tử?” Con nhái nói: “Tôi có thể làm cho cô thành minh tinh.” Cô diễn viên la lên: “Mi là ai vậy?”
12/06/2021(Xem: 4623)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Ba (June 08) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Tikabigar và Kutitya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 377 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 377 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
12/06/2021(Xem: 5067)
Bài này được viết để hồi hướng các thiện hạnh có được để nguyện xin bình an và giải thoát cho tất cả đồng bào nơi quê nhà, vá cho chúng sanh khắp ba cõi sáu đường. Trong bài là một số ghi chú trong khi đọc Kinh luận, không nhất thiết theo một thứ tự nào. Các đề tài phần lớn ít được nhắc tới, nhưng đa dạng, có thể là quan tâm của nhiều người, từ thắc mắc rằng có khi nào Đức Phật đã dạy về ăn chay, cho tới câu hỏi có cần tu đầy đủ tứ thiền bát định hay không, và vân vân. Nơi đây sẽ tránh các lý luận phức tạp, chủ yếu ghi các lời dạy thực dụng từ Kinh luận để tu tập. Bản thân người viết không có thẩm quyền nào, do vậy phần lớn sẽ là trích dẫn Kinh luận.
10/06/2021(Xem: 14485)
NGỎ Từ khi vào chùa với tuổi để chỏm, Bổn sư thế độ đã trao cho tôi bản kinh "Phật thuyết A-di-đà" bằng chữ Hán, bản dịch của ngài Cưu-ma-la-thập và dạy phải học thuộc lòng, rồi theo đại chúng đi thực tập tụng kinh vào mỗi buổi chiều. Học và tụng thuộc lòng ngâm nga vào mỗi buổi chiều, mà chẳng hiểu gì, nhưng tôi lại rất thích. Thích không phải vì hiểu mà thích là vì được tụng kinh, lời kinh của Phật. Thích không phải vì hiểu, mà thích vì niềm tin xuất gia của mình được đặt trọn vẹn vào thời kinh mình đang tụng ấy. Và mỗi khi tụng, lại thấy gốc rễ tâm linh của mình lớn lên. Nó lớn lên mỗi khi mình tụng và nó lớn lên mỗi ngày, đến nỗi thấy cái gì ở trong chùa cũng đẹp, cũng thánh thiện và thấy ai đến chùa cũng đều phát xuất từ tâm hồn thánh thiện.
09/06/2021(Xem: 5380)
Mới đó mà Ông ra đi đã 5 năm rồi! Tháng 5 lại trở về. Nhớ đến Ông tôi lại muốn viết mà có lẽ viết bao nhiêu cũng không đủ. Ông ra đi đã để lại một niềm xúc động trong trái tim tôi, và không chỉ riêng tôi mà còn biết bao người, bao gia đình đã được Ông cứu vớt từ con tàu CAP ANAMUR khi những con thuyền người Việt lênh đênh trên đường vượt biên ngày nào. Ông chính là đại ân nhân của gia đình tôi, vì nếu không có Ông, con tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Chính vì vậy, gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời và cũng thật bàng hoàng đau đớn lúc hay tin Ông đã lìa cõi trần. Bây giờ ngồi nhớ lại nỗi đau ấy vẫn còn như đâu đây.
09/06/2021(Xem: 4887)
Kể từ khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên quả địa cầu nầy. Trong trang nghiêm kiếp của quá khứ, hiền kiếp của hiện tại, hay tinh tú kiếp của tương lai thì sự tu học của chư Tăng Ni và Phật tử vẫn là những điều kiện cần thiết để xiển dương giáo lý Phật đà. Nhằm tiếp nối tinh hoa tuệ giác siêu việt của chư Phật, chư Bồ tát, chư vị Tổ sư đã kinh qua trong suốt nhiều đời, nhiều kiếp mới có được sự kế tục đến ngày hôm nay. Nếu dùng thời gian hiện tại của kiếp nầy, kể từ thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni giáng thế đến nay chỉ trên 2.500 năm, mà chúng ta đã có vô số văn kiện và dữ liệu để tham cứu học hỏi, tu niệm, và cần bàn đến. Gần gũi và trung thực nhất là hai bộ thánh điển Phật giáo của truyền thống Nam và Bắc truyền. Nếu căn cứ theo đó để nghiên cứu thì chúng ta sẽ có một đáp án tương đối chính xác để ghi nhận những giá trị về Văn hóa và Giáo dục xuyên qua nhiều tâm lực và nguyện lực của các bậc tiền nhân.
09/06/2021(Xem: 5713)
NHƯ LỜI GIỚI THIỆU CỦA ARTHUR Zajonc, cuộc gặp gỡ Tâm thức và Đời Sống lần thứ mười đã đưa chúng ta vào một hành trình dài, từ những thành phần đơn giản nhất của vật chất đến sự phức tạp của ý thức con người. Cuốn sách này theo dõi hành trình đó diễn ra trong suốt một tuần trong một căn phòng chật cứng tại tư dinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên ngưỡng cửa của dãy Himalaya. Làm thế nào để bắt đầu theo dõi quỹ đạo đầy tham vọng, dường như bao la này? Chúng ta sẽ bắt đầu với tuyên bố mờ đầu thuyết trình của Steven Chu, nhà vật lý đoạt giải Nobel: “Điều quan trọng nhất mà chúng ta biết là thế giới được tạo ra từ các nguyên tử. Đây là quan điểm mà hầu hết các nhà vật lý ngày nay, vào đầu thế kỷ XXI, đồng ý với quan điểm này ”.
09/06/2021(Xem: 5847)
Trong Phật bảo, pháp bảo và Tăng bảo, Chúng con quy y cho đến khi đạt đến giác ngộ. Qua công đức của thực hành sáu ba la mật, Nguyện cho chúng con thành tựu quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
07/06/2021(Xem: 13585)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
07/06/2021(Xem: 14207)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 1 tháng 8 năm 2020, nhằm ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2564, Phật Đản lần thứ 2644, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68. Hôm nay cũng là ngày có nhiệt độ cao nhất, 32 độ C, trong mùa dịch Covid-19 đang lan truyền khắp nơi trên thế giới. Sau hơn 5 tháng ròng rã, tôi đã đọc qua 8 tập kinh Việt dịch trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, từ tập 195 đến tập 202, thuộc Bộ Sự Vị, được dịch từ 2 tập 53 và 54 của Đại Chánh Tạng.1 Nguyên văn chữ Hán 2 tập này gồm 2.260 trang.2 Bản dịch sang tiếng Việt của 2 tập này là 15.781 trang, chia thành 8 tập như đã nói trên. Như vậy, trung bình cứ mỗi trang chữ Hán dịch ra tiếng Việt khoảng 7 trang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]