Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cầu nguyện cho người quá cố thế nào cho đúng?

03/03/201714:51(Xem: 9026)
Cầu nguyện cho người quá cố thế nào cho đúng?
Cầu nguyện cho người quá cố thế nào cho đúng?
HT Thích Thanh Từ

 Phật tử hỏi: Kính bạch Hòa Thượng con có những thắc mắc cuối mong Hòa Thượng từ bi dẫn giải cho chúng con được rõ, rất đội ơn thầy. 

1. Trong kinh Địa Tạng và kinh Vu Lan, Tự Tứ dạy cúng dường chư Tăng 10 phương thì có thể cứu được cha mẹ ông bà 7 đời được sanh về Nhân Thiên, còn hiện tại cha mẹ được phước lực tiêu khiên và ghi có chúng sanh sắp mạng chung nếu thân quyến tu nhân duyên thắng thọ thì các tội ác người mạng chung thảy đều tiêu sạch.

2. Trong kinh Địa Tạng có dạy rằng sau 49 ngày vì người chết mà tu đạo nhiều phước lành thời làm cho người chết khỏi hẳn chốn ác đạo, sanh trong loài người hoặc Trời rất vui sướng và người thân quyến hiện tại cũng được nhiều lợi ích, hơn nữa trong nhà có người bệnh thân quyến vì người bệnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của 1 Đức Phật thấu vào lỗ tai người sắp mạng chung hoặc là ở nơi bổn thức nghe biết thì có thể trừ 5 tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu cả và còn những việc linh nghiệm nhiệm màu khác …v..v..

Kính bạch Hòa Thượng vậy áp dụng câu “ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc” thì có phản ảnh lại trong kinh không? Kính nhờ Hòa Thượng giải đáp giùm để chúng con thoát ra được cái vòng lẩn quẩn mê muội đó.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.


Sư đáp:

Thì đây là 1 cái nhìn do Phật tử đọc kinh rồi thấy như kinh Vu Lan kinh Địa Tạng trong kinh dạy mình giúp cho người chết hoặc bằng cách tụng kinh, làm phước, mình tu để cầu nguyện thì như vậy sẽ bớt được những cái bịnh khổ. Nhưng về chỗ khác đứng về mặt nhân quả Phật nói “ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc” thì như vậy là sao? Làm sao 2 cái dung hợp với nhau mà không có bị chống trái nhau. Đây là thắc mắc của nhiều Phật tử, thì tôi xin giải thích cho quý Phật tử hiểu rõ cái điều này.

Thật ra kinh Phật lúc nào cũng chỉ dạy cho chúng sinh được nhiều lợi ích, chớ không có kinh nào nói sai đạo lý. Nhưng mà chúng ta học đạo thì phải hiểu cho thật rõ kinh Phật thì có lý có sự, chỗ thì nói rõ lý chỗ thì phân biệt sự. Nếu đứng về mặt lý thì khác, đứng về mặt sự thì nó lại khác, nhưng chỗ quan trọng ở đây Phật tử chúng ta nên hiểu cho rõ ràng nhân quả là cái cội nguồn của Phật pháp, cái đó là cái gốc. 
 Nếu bỏ nhân quả là không có đúng với tinh thần đạo Phật, nói đến nhân quả thì ai làm nấy được chớ mình làm mà người khác được thì không thể. Như vậy trái với ý kinh nói rằng mình cầu nguyện cho thân nhân mình được siêu thoát điều đó chắc không đúng.

Nhưng sự thật nó không phải là không đúng. Bởi vì cầu nguyện có kết quả hay không kết quả tùy theo chỗ , việc làm của người đương sự chớ không phải nói tất cả có kết quả hay không kết quả. Như có người khi cha mẹ mất bản thân người đó tha thiết thành tâm cầu nguyện 1 cách hết sức là khẩn thiết cảm thông được tâm của người cha người mẹ khi còn lãng vãng chưa có vãng sanh, chưa sanh nơi khác thì liền có kết quả, mà kết quả đó không trái với đạo lý nhân quả.

Bởi vì sao? Bởi vì tâm niệm của người mất nếu người đó là người hiền thì khi họ gần tắt thở cái niệm tốt còn, cho nên thấy những cảnh vui. Nếu người con hay thân nhân thành tâm tha thiết hướng về người mất với tâm thanh tịnh thì có sự cảm thông làm tâm người hiền kia được sáng hơn nữa, làm tăng trưởng sanh lên các cõi lành.

Còn nếu trong khi người mất tâm không lương thiện nên bị cái mờ ám, tối tăm cho thấy những cảnh dữ. Trong khi vừa thấy những cảnh dữ lang thang, bỗng dưng được những cái tưởng niệm lành của trong thân nhân hướng về họ có khi họ tĩnh được họ buông được những niệm ác, xấu của họ liền qua được cảnh khổ. Thì như vậy cái niệm đó là 
có lợi ích còn nếu không được vậy thì không lợi ích.

Quý vị nhớ tâm niệm hay tâm tưởng của con người có sức mạnh phi thường chớ không phải là thường mình hướng vế cái gì thì có thể có cái đó mà người ta gọi là nhân điện, có 1 sức mạnh cảm thông được giữa người mình và 1 người khác. Do đó cho nên khi mình có tâm cầu nguyện thanh tịnh thì có ảnh hưởng tốt, đó là tôi nói trường hợp đặc biệt đó. Còn nếu tâm cầu nguyện một cách sơ sài không tha thiết thì kết quả chắc cũng sơ sài chớ nó không được bao nhiêu đó là chuyện thường.

Bởi vì tâm người kia khi họ hướng về điều ác thì họ khổ, khi sáng lên bỏ điều ác thì họ lại vui thì như vậy là cứu khổ là được vui. Mà cứu khổ được vui đó là từ cái gì? Từ chuyển được cái tâm, chuyển tâm mê thành tâm tỉnh giác thì cái khổ hết cái vui đến, khổ hay vui tùy tâm của mình mê hay tỉnh. Thì đó có trái nhân quả hay không? 
 Đâu có trái phải không. Trước họ mê đương làm nghĩ những điều ác thì khổ bây giờ mình có sức tưởng chánh niệm hướng về họ khiến họ tỉnh thì tự nhiên cái khổ họ hết, hết không phải do mình là hết mà chuyển được tâm họ từ mê sang tỉnh, tỉnh thì hết khổ.

Bây giờ tôi nói cách gần gũi cho quý vị thấy, như quý vị đang ở trên thế gian này đang sống như nhau mà có những vị hồi trước chưa hiểu đạo, chưa học đạo cho nên cái gì vui cái gì đến với mình thì mình ôm ấp buồn khổ 5 tháng -10 tháng quên ăn quên ngủ. Rồi bây giờ quý 
vị đến chùa nghe quý thầy giảng hiểu đạo thấy cái cố chấp vui buồn đó không có thiệt, không quan trọng thì quý vị bỏ sự vui buồn đó rồi cũng ăn ngủ bình thường khỏe mạnh, không con buồn khổ như trước. 
 Như vậy cái gì làm cho quý vị khổ? Cái gì làm quý vị hết khổ? Do tâm quý vị, tâm đen tối mê chấp thì khổ nhiều, tâm tỉnh sáng thì khổ ít, trong 1 hoàn cảnh mà trước khổ bây giờ bớt khổ. Thì như vậy ai làm? Chỉ cần có cái hiểu cái nhận đúng rồi chuyển được tâm mình thì bớt khổ.  Cũng nghèo như xưa , mà hồi xưa nghèo khổ mà bây giờ nghèo không khổ. Vì sao? Có phải chuyển được cái tâm mà mọi cái khổ theo đó nó chuyển. Hiểu vậy rồi mới biết cái sự cầu nguyện có linh thiêng hay không là do lòng chí thành của mình chuyển được tâm thân nhân mình thì họ bớt khổ còn không chuyển được thì khổ y nguyên.
Chớ không phải mình có thần lực màu nhiệm gì tới làm cho họ hết khổ cho nên trong kinh Địa Tạng có dặn người người mất hôn mê mình làm sao niệm Phật cho họ nghe được cảm được nếu họ nghe cảm được họ nhớ Phật thì họ hết mê bớt khổ. Còn nếu họ không nghe được không cảm được thì họ khổ, chớ không phải do mình niệm Phật họ bay hết cái khổ hiểu vậy thì không có gì trái với nhân quả hết.

Như vậy tất c
 lời Phật dạy có giá trị thực nhưng quan trọng là ở cái người hành người giúp phải làm sao cho được tận tình chân chánh thì mới có kết quả tốt còn nếu không tận tình chân chánh thì kết quả không tốt. Đó là cái nghĩa thực như vậy.
 


HT Thích Thanh Từ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2014(Xem: 6801)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8093)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7787)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14654)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8527)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7747)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6925)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33323)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11478)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
13/03/2014(Xem: 7064)
Tâm linh là sự khát khao của những tâm hồn hướng thượng, vật dục là sự thèm khát của những ai thích thụ hưởng cảm thọ vật thể.. Những dân tộc có nền văn hóa sâu đậm, thâm thúy, cho dù dân tộc đó già cổi hay non trẻ, cũng đều có chiều kích tâm linh đáng kính
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]