Cầu nguyện cho người quá cố thế nào cho đúng?
1. Trong kinh Địa Tạng và kinh Vu Lan, Tự Tứ dạy cúng dường chư Tăng 10 phương thì có thể cứu được cha mẹ ông bà 7 đời được sanh về Nhân Thiên, còn hiện tại cha mẹ được phước lực tiêu khiên và ghi có chúng sanh sắp mạng chung nếu thân quyến tu nhân duyên thắng thọ thì các tội ác người mạng chung thảy đều tiêu sạch.
2. Trong kinh Địa Tạng có dạy rằng sau 49 ngày vì người chết mà tu đạo nhiều phước lành thời làm cho người chết khỏi hẳn chốn ác đạo, sanh trong loài người hoặc Trời rất vui sướng và người thân quyến hiện tại cũng được nhiều lợi ích, hơn nữa trong nhà có người bệnh thân quyến vì người bệnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của 1 Đức Phật thấu vào lỗ tai người sắp mạng chung hoặc là ở nơi bổn thức nghe biết thì có thể trừ 5 tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu cả và còn những việc linh nghiệm nhiệm màu khác …v..v..
Kính bạch Hòa Thượng vậy áp dụng câu “ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc” thì có phản ảnh lại trong kinh không? Kính nhờ Hòa Thượng giải đáp giùm để chúng con thoát ra được cái vòng lẩn quẩn mê muội đó.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Sư đáp:
Thì đây là 1 cái nhìn do Phật tử đọc kinh rồi thấy như kinh Vu Lan kinh Địa Tạng trong kinh dạy mình giúp cho người chết hoặc bằng cách tụng kinh, làm phước, mình tu để cầu nguyện thì như vậy sẽ bớt được những cái bịnh khổ. Nhưng về chỗ khác đứng về mặt nhân quả Phật nói “ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc” thì như vậy là sao? Làm sao 2 cái dung hợp với nhau mà không có bị chống trái nhau. Đây là thắc mắc của nhiều Phật tử, thì tôi xin giải thích cho quý Phật tử hiểu rõ cái điều này.
Thật ra kinh Phật lúc nào cũng chỉ dạy cho chúng sinh được nhiều lợi ích, chớ không có kinh nào nói sai đạo lý. Nhưng mà chúng ta học đạo thì phải hiểu cho thật rõ kinh Phật thì có lý có sự, chỗ thì nói rõ lý chỗ thì phân biệt sự. Nếu đứng về mặt lý thì khác, đứng về mặt sự thì nó lại khác, nhưng chỗ quan trọng ở đây Phật tử chúng ta nên hiểu cho rõ ràng nhân quả là cái cội nguồn của Phật pháp, cái đó là cái gốc. Nếu bỏ nhân quả là không có đúng với tinh thần đạo Phật, nói đến nhân quả thì ai làm nấy được chớ mình làm mà người khác được thì không thể. Như vậy trái với ý kinh nói rằng mình cầu nguyện cho thân nhân mình được siêu thoát điều đó chắc không đúng.
Nhưng sự thật nó không phải là không đúng. Bởi vì cầu nguyện có kết quả hay không kết quả tùy theo chỗ , việc làm của người đương sự chớ không phải nói tất cả có kết quả hay không kết quả. Như có người khi cha mẹ mất bản thân người đó tha thiết thành tâm cầu nguyện 1 cách hết sức là khẩn thiết cảm thông được tâm của người cha người mẹ khi còn lãng vãng chưa có vãng sanh, chưa sanh nơi khác thì liền có kết quả, mà kết quả đó không trái với đạo lý nhân quả.
Bởi vì sao? Bởi vì tâm niệm của người mất nếu người đó là người hiền thì khi họ gần tắt thở cái niệm tốt còn, cho nên thấy những cảnh vui. Nếu người con hay thân nhân thành tâm tha thiết hướng về người mất với tâm thanh tịnh thì có sự cảm thông làm tâm người hiền kia được sáng hơn nữa, làm tăng trưởng sanh lên các cõi lành.
Còn nếu trong khi người mất tâm không lương thiện nên bị cái mờ ám, tối tăm cho thấy những cảnh dữ. Trong khi vừa thấy những cảnh dữ lang thang, bỗng dưng được những cái tưởng niệm lành của trong thân nhân hướng về họ có khi họ tĩnh được họ buông được những niệm ác, xấu của họ liền qua được cảnh khổ. Thì như vậy cái niệm đó là có lợi ích còn nếu không được vậy thì không lợi ích.
Quý vị nhớ tâm niệm hay tâm tưởng của con người có sức mạnh phi thường chớ không phải là thường mình hướng vế cái gì thì có thể có cái đó mà người ta gọi là nhân điện, có 1 sức mạnh cảm thông được giữa người mình và 1 người khác. Do đó cho nên khi mình có tâm cầu nguyện thanh tịnh thì có ảnh hưởng tốt, đó là tôi nói trường hợp đặc biệt đó. Còn nếu tâm cầu nguyện một cách sơ sài không tha thiết thì kết quả chắc cũng sơ sài chớ nó không được bao nhiêu đó là chuyện thường.
Bởi vì tâm người kia khi họ hướng về điều ác thì họ khổ, khi sáng lên bỏ điều ác thì họ lại vui thì như vậy là cứu khổ là được vui. Mà cứu khổ được vui đó là từ cái gì? Từ chuyển được cái tâm, chuyển tâm mê thành tâm tỉnh giác thì cái khổ hết cái vui đến, khổ hay vui tùy tâm của mình mê hay tỉnh. Thì đó có trái nhân quả hay không? Đâu có trái phải không. Trước họ mê đương làm nghĩ những điều ác thì khổ bây giờ mình có sức tưởng chánh niệm hướng về họ khiến họ tỉnh thì tự nhiên cái khổ họ hết, hết không phải do mình là hết mà chuyển được tâm họ từ mê sang tỉnh, tỉnh thì hết khổ.
Bây giờ tôi nói cách gần gũi cho quý vị thấy, như quý vị đang ở trên thế gian này đang sống như nhau mà có những vị hồi trước chưa hiểu đạo, chưa học đạo cho nên cái gì vui cái gì đến với mình thì mình ôm ấp buồn khổ 5 tháng -10 tháng quên ăn quên ngủ. Rồi bây giờ quý vị đến chùa nghe quý thầy giảng hiểu đạo thấy cái cố chấp vui buồn đó không có thiệt, không quan trọng thì quý vị bỏ sự vui buồn đó rồi cũng ăn ngủ bình thường khỏe mạnh, không con buồn khổ như trước. Như vậy cái gì làm cho quý vị khổ? Cái gì làm quý vị hết khổ? Do tâm quý vị, tâm đen tối mê chấp thì khổ nhiều, tâm tỉnh sáng thì khổ ít, trong 1 hoàn cảnh mà trước khổ bây giờ bớt khổ. Thì như vậy ai làm? Chỉ cần có cái hiểu cái nhận đúng rồi chuyển được tâm mình thì bớt khổ. Cũng nghèo như xưa , mà hồi xưa nghèo khổ mà bây giờ nghèo không khổ. Vì sao? Có phải chuyển được cái tâm mà mọi cái khổ theo đó nó chuyển. Hiểu vậy rồi mới biết cái sự cầu nguyện có linh thiêng hay không là do lòng chí thành của mình chuyển được tâm thân nhân mình thì họ bớt khổ còn không chuyển được thì khổ y nguyên.
Chớ không phải mình có thần lực màu nhiệm gì tới làm cho họ hết khổ cho nên trong kinh Địa Tạng có dặn người người mất hôn mê mình làm sao niệm Phật cho họ nghe được cảm được nếu họ nghe cảm được họ nhớ Phật thì họ hết mê bớt khổ. Còn nếu họ không nghe được không cảm được thì họ khổ, chớ không phải do mình niệm Phật họ bay hết cái khổ hiểu vậy thì không có gì trái với nhân quả hết.
Như vậy tất cả lời Phật dạy có giá trị thực nhưng quan trọng là ở cái người hành người giúp phải làm sao cho được tận tình chân chánh thì mới có kết quả tốt còn nếu không tận tình chân chánh thì kết quả không tốt. Đó là cái nghĩa thực như vậy.
HT Thích Thanh Từ
HT Thích Thanh Từ
Phật tử hỏi: Kính bạch Hòa Thượng con có những thắc mắc cuối mong Hòa Thượng từ bi dẫn giải cho chúng con được rõ, rất đội ơn thầy.
1. Trong kinh Địa Tạng và kinh Vu Lan, Tự Tứ dạy cúng dường chư Tăng 10 phương thì có thể cứu được cha mẹ ông bà 7 đời được sanh về Nhân Thiên, còn hiện tại cha mẹ được phước lực tiêu khiên và ghi có chúng sanh sắp mạng chung nếu thân quyến tu nhân duyên thắng thọ thì các tội ác người mạng chung thảy đều tiêu sạch.
2. Trong kinh Địa Tạng có dạy rằng sau 49 ngày vì người chết mà tu đạo nhiều phước lành thời làm cho người chết khỏi hẳn chốn ác đạo, sanh trong loài người hoặc Trời rất vui sướng và người thân quyến hiện tại cũng được nhiều lợi ích, hơn nữa trong nhà có người bệnh thân quyến vì người bệnh sắp chết đó mà niệm lớn tiếng danh hiệu của 1 Đức Phật thấu vào lỗ tai người sắp mạng chung hoặc là ở nơi bổn thức nghe biết thì có thể trừ 5 tội lớn vô gián, các nghiệp báo khác đều tiêu cả và còn những việc linh nghiệm nhiệm màu khác …v..v..
Kính bạch Hòa Thượng vậy áp dụng câu “ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc” thì có phản ảnh lại trong kinh không? Kính nhờ Hòa Thượng giải đáp giùm để chúng con thoát ra được cái vòng lẩn quẩn mê muội đó.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
Sư đáp:
Thì đây là 1 cái nhìn do Phật tử đọc kinh rồi thấy như kinh Vu Lan kinh Địa Tạng trong kinh dạy mình giúp cho người chết hoặc bằng cách tụng kinh, làm phước, mình tu để cầu nguyện thì như vậy sẽ bớt được những cái bịnh khổ. Nhưng về chỗ khác đứng về mặt nhân quả Phật nói “ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc” thì như vậy là sao? Làm sao 2 cái dung hợp với nhau mà không có bị chống trái nhau. Đây là thắc mắc của nhiều Phật tử, thì tôi xin giải thích cho quý Phật tử hiểu rõ cái điều này.
Thật ra kinh Phật lúc nào cũng chỉ dạy cho chúng sinh được nhiều lợi ích, chớ không có kinh nào nói sai đạo lý. Nhưng mà chúng ta học đạo thì phải hiểu cho thật rõ kinh Phật thì có lý có sự, chỗ thì nói rõ lý chỗ thì phân biệt sự. Nếu đứng về mặt lý thì khác, đứng về mặt sự thì nó lại khác, nhưng chỗ quan trọng ở đây Phật tử chúng ta nên hiểu cho rõ ràng nhân quả là cái cội nguồn của Phật pháp, cái đó là cái gốc. Nếu bỏ nhân quả là không có đúng với tinh thần đạo Phật, nói đến nhân quả thì ai làm nấy được chớ mình làm mà người khác được thì không thể. Như vậy trái với ý kinh nói rằng mình cầu nguyện cho thân nhân mình được siêu thoát điều đó chắc không đúng.
Nhưng sự thật nó không phải là không đúng. Bởi vì cầu nguyện có kết quả hay không kết quả tùy theo chỗ , việc làm của người đương sự chớ không phải nói tất cả có kết quả hay không kết quả. Như có người khi cha mẹ mất bản thân người đó tha thiết thành tâm cầu nguyện 1 cách hết sức là khẩn thiết cảm thông được tâm của người cha người mẹ khi còn lãng vãng chưa có vãng sanh, chưa sanh nơi khác thì liền có kết quả, mà kết quả đó không trái với đạo lý nhân quả.
Bởi vì sao? Bởi vì tâm niệm của người mất nếu người đó là người hiền thì khi họ gần tắt thở cái niệm tốt còn, cho nên thấy những cảnh vui. Nếu người con hay thân nhân thành tâm tha thiết hướng về người mất với tâm thanh tịnh thì có sự cảm thông làm tâm người hiền kia được sáng hơn nữa, làm tăng trưởng sanh lên các cõi lành.
Còn nếu trong khi người mất tâm không lương thiện nên bị cái mờ ám, tối tăm cho thấy những cảnh dữ. Trong khi vừa thấy những cảnh dữ lang thang, bỗng dưng được những cái tưởng niệm lành của trong thân nhân hướng về họ có khi họ tĩnh được họ buông được những niệm ác, xấu của họ liền qua được cảnh khổ. Thì như vậy cái niệm đó là có lợi ích còn nếu không được vậy thì không lợi ích.
Quý vị nhớ tâm niệm hay tâm tưởng của con người có sức mạnh phi thường chớ không phải là thường mình hướng vế cái gì thì có thể có cái đó mà người ta gọi là nhân điện, có 1 sức mạnh cảm thông được giữa người mình và 1 người khác. Do đó cho nên khi mình có tâm cầu nguyện thanh tịnh thì có ảnh hưởng tốt, đó là tôi nói trường hợp đặc biệt đó. Còn nếu tâm cầu nguyện một cách sơ sài không tha thiết thì kết quả chắc cũng sơ sài chớ nó không được bao nhiêu đó là chuyện thường.
Bởi vì tâm người kia khi họ hướng về điều ác thì họ khổ, khi sáng lên bỏ điều ác thì họ lại vui thì như vậy là cứu khổ là được vui. Mà cứu khổ được vui đó là từ cái gì? Từ chuyển được cái tâm, chuyển tâm mê thành tâm tỉnh giác thì cái khổ hết cái vui đến, khổ hay vui tùy tâm của mình mê hay tỉnh. Thì đó có trái nhân quả hay không? Đâu có trái phải không. Trước họ mê đương làm nghĩ những điều ác thì khổ bây giờ mình có sức tưởng chánh niệm hướng về họ khiến họ tỉnh thì tự nhiên cái khổ họ hết, hết không phải do mình là hết mà chuyển được tâm họ từ mê sang tỉnh, tỉnh thì hết khổ.
Bây giờ tôi nói cách gần gũi cho quý vị thấy, như quý vị đang ở trên thế gian này đang sống như nhau mà có những vị hồi trước chưa hiểu đạo, chưa học đạo cho nên cái gì vui cái gì đến với mình thì mình ôm ấp buồn khổ 5 tháng -10 tháng quên ăn quên ngủ. Rồi bây giờ quý vị đến chùa nghe quý thầy giảng hiểu đạo thấy cái cố chấp vui buồn đó không có thiệt, không quan trọng thì quý vị bỏ sự vui buồn đó rồi cũng ăn ngủ bình thường khỏe mạnh, không con buồn khổ như trước. Như vậy cái gì làm cho quý vị khổ? Cái gì làm quý vị hết khổ? Do tâm quý vị, tâm đen tối mê chấp thì khổ nhiều, tâm tỉnh sáng thì khổ ít, trong 1 hoàn cảnh mà trước khổ bây giờ bớt khổ. Thì như vậy ai làm? Chỉ cần có cái hiểu cái nhận đúng rồi chuyển được tâm mình thì bớt khổ. Cũng nghèo như xưa , mà hồi xưa nghèo khổ mà bây giờ nghèo không khổ. Vì sao? Có phải chuyển được cái tâm mà mọi cái khổ theo đó nó chuyển. Hiểu vậy rồi mới biết cái sự cầu nguyện có linh thiêng hay không là do lòng chí thành của mình chuyển được tâm thân nhân mình thì họ bớt khổ còn không chuyển được thì khổ y nguyên.
Chớ không phải mình có thần lực màu nhiệm gì tới làm cho họ hết khổ cho nên trong kinh Địa Tạng có dặn người người mất hôn mê mình làm sao niệm Phật cho họ nghe được cảm được nếu họ nghe cảm được họ nhớ Phật thì họ hết mê bớt khổ. Còn nếu họ không nghe được không cảm được thì họ khổ, chớ không phải do mình niệm Phật họ bay hết cái khổ hiểu vậy thì không có gì trái với nhân quả hết.
Như vậy tất cả lời Phật dạy có giá trị thực nhưng quan trọng là ở cái người hành người giúp phải làm sao cho được tận tình chân chánh thì mới có kết quả tốt còn nếu không tận tình chân chánh thì kết quả không tốt. Đó là cái nghĩa thực như vậy.
HT Thích Thanh Từ
Gửi ý kiến của bạn