Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không Sợ Hãi

25/09/201607:03(Xem: 6794)
Không Sợ Hãi

hoa_sen (15)
KHÔNG SỢ HÃI

 

Vĩnh Hảo

 

 

Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với tòa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hãn (Afghanistan) đã cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ thì từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng thì từ các tổ chức tôn giáo, chính trị để nêu cao lý tưởng của họ, hoặc từ các nhà cầm quyền nhằm ngăn chặn tiếng nói đối lập để giữ vững chế độ.

Từ “khủng bố” cũng được nghe quen từ bản Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh do Pháp sư Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng) dịch từ Prajñā Pāramitā Sūtra vào năm 649, sau được cô đọng lại thành bản Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh 260 chữ. Trong kinh văn nầy, chữ “khủng” và “bố” đều mang nghĩa đơn giản là (bị) sợ hãi, đe dọa; mà để không bị sợ hãi, đe dọa, tâm phải tịch lặng, an nhiên, không bị vướng mắc, trở ngại (tâm vô quái ngại). Tâm không bị vướng mắc, ngăn ngại là tâm vô trụ (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm); tâm vô trụ là tâm không có tự ngã, là tâm bản nhiên, tâm bất sanh. Chỉ với cái tâm như thế, mới không còn sợ hãi.

 

Trong hoàn cảnh mà nhan nhản chung quanh chỉ toàn là những lời hư dối, người ta sợ phải nói những điều trung thực; nói ra có thể bị bắt bớ, đánh đập, tù đày; nói ra có thể bị mất việc, mất chức, mất địa vị, mất danh tiếng, mất cả tài chánh để nuôi thân và gia đình, mất cả cơ sở sinh hoạt (chùa chiền, nhà thờ…). Cá nhân đã không dám nói lời trung thực, mà ngay cả tổ chức mà cá nhân đó tham dự cũng không dám bày tỏ điều gì khác với những hư dối chung quanh. Nghĩa là từ cá nhân đến tập thể, từ những tổ chức nhỏ đến những tổ chức lớn qui tụ hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn thành viên, có mặt với sứ mệnh văn hóa, giáo dục, phục vụ lợi ích số đông… mà trong một xã hội đạo đức băng hoại, tụt dốc, và trong nguy cơ mất nước, mất chủ quyền, cũng không thể mạnh dạn nói lên một lời trung thực.

Điều gì đã làm chúng ta sợ hãi không dám lên tiếng bảo vệ sự thực, không dám bày tỏ thẳng thắn mối ưu tư của mình về tình trạng môi sinh đang bị hủy hoại, không dám đưa ra quan điểm của mình về hiểm họa lãnh thổ và biển đảo bị xâm lấn?

Chỉ vì bảo vệ tự ngã của mình mà thôi.

 

Sợ hãi là phản ứng của một người trước một sự kiện hay ấn tượng mà họ đã trải nghiệm, hoặc tiên đoán (nhờ rút tỉa từ kinh nghiệm), sẽ gây thiệt hại đến nhân thân (sức khoẻ, sinh mệnh) hoặc tổn thương, suy giảm đến những gì mình sở hữu (danh dự, tài sản, sự nghiệp…).

Phản ứng này là do chấp vào một cái tôi (ngã chấp) ngay từ khi mới chào đời, rồi được bồi đắp và làm cho kiên cố, sâu nặng thêm theo thời gian với những gì được tạo dựng, sở hữu (ngã sở).

Cái tôi càng lớn, sợ hãi càng sâu.

Cái sợ nầy đến từ bên trong. Những đe dọa, khủng bố từ kẻ khác chỉ là phụ thuộc.

Đập vỡ cái vỏ của tự ngã thì không còn sợ hãi, âu lo; không ai có thể đe dọa, khủng bố chúng ta được nữa.

Nhưng để làm được điều nầy, phải thấy được cả thân và tâm đều là ảo ảnh, không thực. Thân nầy không thực, tâm nầy (cảm giác, tư tưởng, hành nghiệp và nhận thức) cũng không thực.

Thân và tâm nầy không thực thì cả thế gian nầy cũng không thực.

(Đã không thực thì có cần phải lên tiếng về một sự thực, về nỗi thống khổ của số đông hay không?)

Bản chất của tự ngã, của thế gian chỉ là ảo ảnh, chỉ là giấc mộng huyễn hóa. Nhưng tác động nhân duyên của tự ngã và thế giới chúng sinh là có thực. Thống khổ của nhân sinh là có thực.

Khi chúng ta có tri kiến/nhận thức một cách thấu suốt về lẽ không thực của tự ngã, chúng ta có thể vượt qua được những khổ đau (không thực) tác động (một cách không thực) lên thân tâm chúng ta. Nhưng thực trạng khổ đau của con người, của chúng sinh vẫn tiếp diễn trong nhận thức điên đảo mộng tưởng của họ. Vận dụng cái thấy như thực về tự ngã (trí) để dấy khởi lòng thương (bi) đối với thế giới chúng sinh, là con đường của kẻ giác ngộ (bồ-tát).

 

Khi kẻ lữ hành cô độc thong dong bước ngang những lầu đài tráng lệ và những xó xỉnh sình lầy bẩn nhơ, nhân sinh vẫn cất lên tiếng than khóc về nỗi trầm thống bất tận của họ.

Một lời nói để đắp thêm tiếng thơm hay lợi lạc cho tự thân: không cần thiết; nhưng bày tỏ trung thực về thực trạng khổ đau của kiếp người: rất nên.

 

California, ngày 24 tháng 9 năm 2016

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.net)

bia chanh phap so 59

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 5773)
Con người đối xử với nhau và muôn loài dễ thương, là bởi trong con người có thiện tánh biểu hiện. Và con người đối xử với nhau và muôn loài dễ ghét là vì trong con người biểu hiện ác tánh. Ác tánh trong con người do được nuôi dưỡng bởi thầy tà, bạn ác, bởi những nhận thức sai lầm từ các giáo thuyết, . . .
22/04/2013(Xem: 9935)
Vì không lập văn tự, không chủ trương hình tướng bên ngoài, chỉ phá trừ sự câu chấp cố hữu mà con người, chúng sinh đã cưu mang trải qua bao nhiêu cuộc sống, từ đời này qua kiếp nọ, đã không thấy được tự tánh thường hằng vô sinh, tồn tục tận cùng nơi tâm thức. Nơi đây, chúng ta nghe Lục Tổ Huệ Năng, sau khi được Ngũ Tổ HoằngNhẫn giải Kinh Kim Cang đến câu: "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm." thì Lục Tổ được đại ngộ và thưa với Ngũ Tổ rằng.
22/04/2013(Xem: 10605)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết. Một người phụ nữ khi bước ra khỏi nhà thì nhìn thấy 3 ông già đang ngồi phía trước hành lang của nhà mình. Người phụ nữ liền cung kính chào 3 cụ già và niềm nở mời các cụ vào nhà nghỉ để dùng trà nước. Một trong 3 cụ lên tiếng hỏi: “Có ông chủ ở nhà không thưa cô?” - “Dạ thưa không, chồng con đi làm chưa về.” - “Thế thì chúng tôi không thể vào nhà của cô lúc này được.”
22/04/2013(Xem: 9475)
Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực tham thiền không cần ngồi cũng được.
22/04/2013(Xem: 18162)
Bộ sách này có thể gọi là kinh "Khóa Hư" vì là cả một đời thực nghiệm về chân lý sinh tồn của tác giả. Tác giả là một vị vua khai sáng ra triều đại nhà Trần, oanh liệt nhất trong lịch sử dân tộc, ba phen đánh đuổi quân xâm lăng Mông Nguyên, từng chinh phục thế giới từ Á sang Âu "đi đến đâu cỏ không mọc lên được".
21/04/2013(Xem: 6628)
Gần đây, tôi có nhận được một điện thư của người bạn liên quan đến hai tiếng “thầy chùa.” Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ bức điện thư và một góc nhìn (có thể chủ quan) về câu chuyện “thầy chùa” với bạn đọc Văn Hóa Phật Giáo. Vì bức điện thư khá dài, tôi xin phép tác giả được cắt bớt một số đoạn mà tôi nghĩ sẽ không làm sai lạc ý nghĩa của bức điện thư. Tôi cũng xin giữ nguyên “văn phong điện thư” của bức thư, chỉ thay tên người bằng XYZ.
17/04/2013(Xem: 6656)
Trước hết, con xin đê đầu đảnh lễ Đại Tăng. Con xin nương nhờ pháp lực thanh tịnh hòa hợp của Đại Tăng để thi hành lệnh của Tăng sai góp phần nhỏ bé trong sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại nhân Ngày Về Nguồn lần thứ 2. Con xin cung thỉnh chư tôn Trưởng Lão, chư Hòa Thượng, chư Thượng Tọa cao lạp chứng minh và hộ niệm cho. Bài thuyết trình hôm nay của con đúng ra là một bài trình bày về một số suy tư và cảm nghĩ của con trong vai trò là một tăng sĩ Phật Giáo Việt Nam đang hành đạo tại hải ngoại, đặc biệt để chia xẻ với quý Thầy Cô trẻ hầu góp phần sách tấn lẫn nhau. Kính mong Đại Tăng từ mẫn cố, đại từ mẫn cố.
16/04/2013(Xem: 6716)
Các chứng từ ở nơi làm việc - chức vụ, bằng cấp, trình độ chuyên môn, các biểu tượng của địa vị và quyền thế - đôi khi có thể giúp công việc được suôn sẻ, đôi khi lại cản trở nó. Chúng ta tin bác sĩ vì họ đã tốt nghiệp trường y khoa, có danh hiệu là bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghi ngờ các vị bác sĩ, những người có vẻ xa cách, không sẵn sàng
12/04/2013(Xem: 15963)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
11/04/2013(Xem: 7697)
Mùa thu lại về. Thu về với người tha hương. Thu về trong tiếng kêu thương nghẹn ngào của người con nước Việt đang hồi vận nước nghiệp dân bất hạnh viễn xứ. Thu về mặt nước hồ trong, lá vàng lác đác nhẹ rơi. Người con hiếu thảo chạnh lòng nhớ nghĩ đến mẹ cha. Tính đến nay, tôi đã trải hơn mười một mùa thu tha hương lá đổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]