Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Soi Gương Đời

22/09/201620:54(Xem: 11566)
Soi Gương Đời
 
Photo:
                                                            blank
Soi Gương Đời
 
Cuộc đời như tấm gương soi, qua đó ta có thể nhận ra chính mình.
Trước tiên, nó phản ảnh TÂM ta: Kẻ bi quan thấy đời đáng buồn...
Người lạc quan thấy đời sao vui thế!
 
Thứ đến, nó phản ảnh cách ta CƯ XỬ:  Kẻ trao nụ cười sẽ nhận lại những nụ cười
Ai chỉ than thở sẽ thấy toàn những tiếng thở than... Kẻ ích kỷ suốt đời lầm lũi cô đơn...
Người vị tha có nhiều người thương mến... Người dễ thương là người dễ dàng thương
 người khác và ai muốn thương họ cũng dễ.. Kẻ khó thương là người chẳng muốn thương ai,
nên cũng khó có ai có thể yêu thương họ.
 
Bạn nên thận trọng:
Cần LẮNG NGHE dư luận phản ảnh về mình... Nhưng đừng quá lệ thuộc vào dư luận!
Phải quan tâm đến dư luận vì thường: ''không có lửa làm sao có khói'' ?
Nhưng đừng quên:  Đâu chỉ có gương phẳng, mà còn có gương lồi, gương lõm…
“Dư luận vốn vẫn thường.. luận dư” mà! Điều quan trọng:  Bạn phải TỰ BIẾT bạn là ai, 
bạn thế nào, bạn tốt hay xấu, và thực chất bạn ra sao...
 
Gương soi tốt nhất là chính TÂM HỒN bạn. 
Hãy soi lòng để biết chính mình: “Tôi đáng khen hay đáng chê”?
- Nghe lời khen hão rồi lúc nào cũng tự khoe mình - đó là Tự Kiêu.
Nghe lời chê bai, rồi khép kín không dám bộc lộ hay làm gì cả - đó là Tự Ty.
Nghĩ mình hơn những người chung quanh, đến nỗi chẳng coi ai ra gì - đó là Tự Tôn.
Nghĩ mình hoàn chỉnh, không cần phải cố gắng hay phấn đấu chi nữa - đó là Tự Phụ.
Làm việc không vì lời khen chê, mà chỉ để không thẹn với lòng mình - đó là Tự Trọng.
Tự kiêu, tự ti, tự tôn, tự phụ hẳn nhiên là không nên rồi! Nhưng lòng tự trọng cần phải 
phát huy! Người không tự trọng thì cũng khó mà tôn trọng người khác. Người Tự Trọng 
Ý THỨC về mọi hành vi của chính mình: biết giới hạn và ưu điểm, biết thất bại và 
thành công, biết rút ra kinh nghiệm từ quá khứ của mình.
 
Người tự trọng không làm điều xấu ác, vì không muốn tự bôi nhọ bản thân.
Người tự trọng thực hiện điều tốt cốt không vì được tiếng khen, mà chỉ vì nghe theo tiếng
 gọi sâu thẳm trong lòng luôn hướng về điều lương thiện.  Người tự trọng soi gương cuộc đời 
để nhận biết khuyết điểm cần sửa đổi và hoàn thiện tư cách. Con người hay hoặc dở không
 phải vì bóng trong gương đẹp hay xấu, mà do họ SUY NGHĨ & HÀNH ĐỘNG như thế nào.
Namo Buddhaya
 
Photo:
Rót Cho Nhau
 
Rót tặng đêm dài một ánh trăng
Cho người lạc lối hết băn khoăn.
Tay sen xin chắp dâng lời nguyện
Hạnh phúc, an bình cho thế nhân..
 
Rót xuống bờ môi những nụ cười
Cho hồn sa mạc chợt xanh tươi.
- Em cười, thế giới cười trao lại
Nhưng khóc, riêng mình em khóc thôi!
 
Xin rót cho Lời tiếng dễ thương
Vỗ về,  xoa dịu những đau buồn..
Một câu, xa lạ thành tri kỷ
Một lời, vực thẳm cách hai phương.
 
Rót tặng trong chiều những tiếng Kinh
Để dừng chân bước giữa phiêu linh,
Để bừng mắt thấy trần gian mộng
Mà khổ vì đâu? - Mấy chữ tình...
 
Xin thắp vào tim một ngọn đèn
Xua lòng u tối đã nhiều phen,
Xua tan tâm niệm hoài nghi kỵ
Thói cũ đi, về.. trong nhỏ nhen.. 
 
Xin rót vào tai những tiếng chuông
Vườn tâm hoa nở Hiểu và Thương.
Nghe chuông.. thông thấu nguồn chân thật
Thôi kiếp đi hoang, kiếp đoạn trường.
 
- Tà dương, lại nối tà dương mộng
Về vén sương mù, tỉnh giấc say.
Rót tách trà sen mời bạn lữ
Ngồi trong thực tại ngắm mây bay..
Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
 
Photo:
blank
Photo:
Photo:
Photo:
Kính chia sẻ cùng cả nhà hình ảnh Khóa tu tại Huệ Đăng Thiền Tự 
do Ni Sư Thích nữ Linh Thuần trụ trì tiểu bang South CAROLINA- Sept 17 & 18 2016
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
Photo:
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2014(Xem: 14645)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8516)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7739)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6912)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33293)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11471)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
13/03/2014(Xem: 7056)
Tâm linh là sự khát khao của những tâm hồn hướng thượng, vật dục là sự thèm khát của những ai thích thụ hưởng cảm thọ vật thể.. Những dân tộc có nền văn hóa sâu đậm, thâm thúy, cho dù dân tộc đó già cổi hay non trẻ, cũng đều có chiều kích tâm linh đáng kính
13/03/2014(Xem: 11377)
“Sáng cho nguời thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.”, đó là một trong những lí do thiết yếu để đạo Phật có mặt ở thế gian. Bởi vậy, cho vui cứu khổ đã trở thành một nhiệm vụ chánh yếu của mọi người tu học theo Phật pháp – dù xuất gia hay tại gia, ở bất cứ phương trời nào,
13/03/2014(Xem: 7831)
Ta nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người, thì không có bất cứ một xã hội nào, mà chính quyền không chủ trương và nỗ lực trừ diệt nạn trộm cắp, nhưng mà nạn trộm cắp thì không có xã hội nào diệt sạch. Xã hội kém phát triển và kém văn minh, thì việc trộm cắp cũng xảy ra theo cách kém phát triển và kém văn minh như xã hội ấy
13/03/2014(Xem: 7452)
Trong đạo Bụt, đối tượng của sự quy y là Bụt, Pháp và Tăng. Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo. Nếu thực sự quy y Tam Bảo thì ta sẽ có hạnh phúc ngay lập tức, ta không còn do dự hay nghi ngờ nữa và ta có rất nhiều năng lượng. Chúng ta phải hiểu rõ thế nào là Bụt, Pháp, Tăng thì ta mới có chỗ nương tựa đàng hoàng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]