Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tưởng Niệm Tiến Sĩ Rupert Neudeck (thơ)

19/06/201621:25(Xem: 8884)
Tưởng Niệm Tiến Sĩ Rupert Neudeck (thơ)

Tưởng Niệm Tiến Sĩ Rupert Neudeck
“Linh hồn Cap Anamur“ đã về nước Chúa
Đại Ân Nhân của Thuyền Nhân Người Việt.
Rupert-Neudeck
Xin tưởng niệm một ân nhân nước Việt
Sáng lập con tàu ánh sáng cứu người…
(Thời cộng sản mới “yêu tự do tha thiết”
Biển muôn trùng cố chèo chống đến nơi)

Ngồi nhớ lại một đoạn trường vượt biển
Thật gian nguy mạo hiểm đến kinh hồn
Lúc nghĩ đến tưởng chừng cơn ác mộng
Làm đảo điên cuộc sống giữa càn khôn

Ngày ra đi trong lòng luôn cầu nguyện
Xin đến bờ hạnh phúc được bình an
Nhưng biển cả không dung thân lương thiện
Giữa muôn trùng cơn thịnh nộ kinh hoàng

Gặp bọn cướp giết người cùng hảm hiếp
Chẳng nương tay cho những kẻ sa chân
Chiếc thuyền con toàn đàn bà, con nít
Không chốn nào hy vọng để nương thân

Khi thấy cảnh kinh hoàng như thiếu phụ
Bồng con thơ toan nhảy xuống biển sâu
Nỗi nhục nhã như vết thương mưng mủ
Lấy sức người quằn quại giữa niềm đau

Song tình cảnh dân Nam trong dỉ vãng
Cũng không còn một chọn lựa nào hơn
Đành trốn thoát khỏi bàn tay cộng sản
Chốn dung thân cần phải “có tình người”

Rồi may mắn một điều chưa biết trước
Khi trong cơn nguy biến chợt mừng vui
Thấy con tàu cứu nguy đang tiến bước
Trên thân tàu ghi hàng chữ “Cap Anamur”

Thủy thủ trên tàu bắc thang đón tiếp…
Thả cano giải thoát người chung quanh
(Trong khi bọn hải tặc đua nhau chạy trốn
Chúng thả những cô gái để thoát thân!)

Lúc lên tàu thấy phóng viên nhà báo
Đến viếng thăm một thảm cảnh kinh hồn
Họ tường trình đủ đầy nhân chứng sống
Từng trải qua một giấc mộng hải hùng

Trót cỡi sống nên cũng đành chịu trận
Dầu nổi trôi phiêu dạt đến phương nào
Vẫn mong ước đến bến bờ đón nhận
Được đáp đền tình nghĩa của ân nhân

Cũng nhờ vậy mà chúng tôi nhớ đến
Vị cứu tinh đang dang rộng vòng tay
Với con Tim yêu thương không bờ bến
“Sáng lập con tàu ánh sáng cứu nguy”

Như trao tặng món quà cho người sống
Cho những người từ cõi chết hồi sinh
Nên lòng vẫn muôn đời còn ghi nhớ
Hình bóng người nay thành“vị cứu tinh”

Tiến Sĩ Neudeck – tiến lên phía trước
Giữa ngàn khơi ngăn sống dữ thủy triều
Ân nghĩa ấy chúng tôi quên sao được
Lời cám ơn diễn đạt được bao nhiêu?

Nhưng không nói sợ mai nầy hối hận …
“Người Việt tha hương làm kẻ vong tình”
Nên chỉ muốn làm những điều có thể…
Bày tỏ tấm lòng với các bậc “dưỡng sinh”

Nguyện luôn nhớ một tấm lòng nhân bản
Từng trải dài trên cung bậc thương yêu
“Từ năm ba chín-đến hai ngàn mười sáu” (*)
Để lại hậu sinh…“gương sáng, nhiễu điều”

Hồi tưởng lại cả đoạn trường vượt biển
Đến bây giờ thành thân phận lưu vong
Nhưng trời cũng cho chúng tôi niềm nhớ
Những ân nhân từng trải rộng tấm lòng…

Một lần nữa nguyện cầu ơn Thánh Chúa
Nhận rước “Ân Nhân” về cõi vĩnh hằng
Lời kinh nguyện “cao cung lên”.. tiếng hát
Cho con người dưới thế được bình an!

(Cầu xin Chúa ở trên trời,
Bình an dưới thế cho người thiện tâm)

(*) Dr. Neudeck sinh ngày 14-05-1939 Tại Danzig Polen
và mất ngày 31 05- 2016 tại Köln-Germany.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2010(Xem: 9980)
Tên gọi của Đức Phật là «Thích-ca Mâu-ni» có nghĩa là «Bậc Tịch tĩnh trong họ Thích-ca», «Trí giả trầm lặng trong họ Thích-ca», chữ Phạn mauni có nghĩa là yên lặng. Phật còn có tên là «Mahamuni» : Maha là lớn, «Mahamuni» là «Bậc yên lặng Lớn lao» hay vị «Đại Thánh nhân của Yên lặng».
27/10/2010(Xem: 9688)
Tôn chỉ Phật giáo là chí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
27/10/2010(Xem: 11480)
Tu thiền là thực hiện theo nguồn gốc của đạo Phật. Vì xưa kia, Đức Phật tọa thiền suốt bốn mươi chín ngày đêm dưới cội bồ đề mới được giác ngộ thành Phật. Chúng ta là Tăng Ni, Phật tử học giáo lý của Phật thì phải đi theo con đường mà Phật đã đi, không đi con đường nào khác, dù đường ấy người thuyết giảng nói linh thiêng mầu nhiệm, chúng ta cũng không theo. Chúng ta cần phải giảng trạch pháp thiền nào không phải của Phật dạy và pháp thiền nào của Phật dạy, để có cái nhìn chính xác, để tu và đạt được kết quả tốt đúng với giáo lý mà mình đã tôn thờ.
27/10/2010(Xem: 6953)
Vì Sao Cần Phải Niệm Phật? Vì sao lúc bình thường chúng ta cần phải niệm Phật? Lúc bình thường chúng ta thường niệm Phật là để chuẩn bị cho lúc lâm chung. Thế thì tại sao không đợi đến lúc lâm chung rồi hãy niệm Phật? Tập quán là thói quen được huân tập qua nhiều ngày, nhiều tháng. Cho nên, nếu bình thường các bạn không có tập quán niệm Phật thì đến lúc lâm chung các bạn sẽ không nhớ ra là mình cần phải niệm Phật. Do đó, lúc bình thường mình cần phải học niệm Phật, tu Pháp-môn Tịnh Độ, đến lúc lâm chung mới không hoảng hốt, luống cuống, mà trái lại, sẽ an nhiên vãng sanh Thế Giới Cực-lạc!
25/10/2010(Xem: 6884)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
23/10/2010(Xem: 8901)
Từ hơn bốn mươi năm nay, chưa bao giờ Việt Nam đứng ra tổ chức một lễ Phật Đản lớn về tất cả mọi mặt: tôn giáo, văn hóa, xã hội, và về cả chính trị như lần này. Nói lớn về cả chính trị là bởi trong ba ngày vừa qua, thủ đô Hà Nội là thủ đô Phật giáo của thế giới.
23/10/2010(Xem: 10116)
Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ: “Chư ác mạc tác Chúng thiện phụng hành Tự tịnh kỳ ý Thị chư Phật giáo”.
23/10/2010(Xem: 8921)
"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"
22/10/2010(Xem: 7811)
Sự ảnh hưởng sâu rộng của Đức Phật và Tăng đoàn đã làm cho ngoại đạo lo sợ quần chúng sẽ theo Phật và xa rời họ. Do đó, một nhóm ngoại đạo đã suy nghĩ, toan tính âm mưu triệt hạ uy danh Đức Phật. Sau cùng, một nữ đệ tử cuồng tín của họ tên là Tôn Đà Lợi đã chấp nhận hy sinh bản thân cho mục đích đen tối đó.
22/10/2010(Xem: 5632)
“Nguyện lực” hay “quyết định lực” là 01 trong 10 ba-la-mật (pāramī) (1) theo kinh điển truyền thống. Nó là năng lực của ý chí tiếp sức cho tư tác (cetanā) hoàn thành tâm nguyện của người học Phật và tu Phật. Chư Chánh Đẳng Giác, Độc Giác, Thinh Văn Giác đều có nguyện lực và đều có ba giai đoạn: Nguyện trong tâm (ý), nguyện thành lời (khẩu) và nguyện bằng hành động (thân) ba-la-mật. Như đức Phật Sakyā Gotama đã phát nguyện ở trong tâm suốt 7 A-tăng-kỳ, nguyện thành lời suốt 9 A-tăng-kỳ, và nguyện bằng hành động ba-la-mật suốt 4 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp(2). Như vậy là đức Phật Sakyā Gotama phải thực hành ba-la-mật trải qua 24 vị Phật tổ, kể từ Phật Dīpaṅkāra (Nhiên Đăng) cho đến Phật Kassapa (Ca Diếp).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]