Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ô Hay !Bất Chợt Phật Đản Về Rồi !

21/05/201608:28(Xem: 9261)
Ô Hay !Bất Chợt Phật Đản Về Rồi !

Ô HAY !BẤT  CHỢT PHẬT ĐẢN VỀ RỒI !

 o-hay-4

                  Sáng nay trên đường về, vẫn tuyến xe buýt  88 thường  khi được chọn. Đến trạm “Cây Xăng - Chung Cư Mười Mẫu” bước xuống, từ bên vệ đường gió thổi bay nhẹ miếng “ăng-sing” cài áo và bản tụng  kinh Khánh Đản ai đó  làm rơi ( hay liệng bỏ), bay vướng vào vào chân. Thấy ảnh  Phật Đàn Sanh  tôi vội cúi xuống nhặt lên phủi bụi và giữ chặt trong tay. Điều này dễ hiểu thôi vì nơi này, chổ tôi ở là  hai khu giáo xứ rất lớn, không cùng tín ngưỡng với mình,  hình ảnh Phật bay  loạn sạ như vậy  cũng đâu có gì ngạc nhiên,  đâu đó còn có vài tiếng cưới  nhẹ  vang sau lưng tôi. Hiểu mà !

                  Từ trạm xe đó, trên đường thả bộ  vào nhà, lòng tôi chợt  hân hoan lạ. Tôi thầm reo lên : Ồ! Phật Đản về rồi đó ư?

                 Lấy khăn lau sạch bụi đất dính  vào hai tấm hình  và lấy bàn ủi, ủi lại cho thẳng tấp đàng hoàng để  nối tiếp lòng trân trọng  hình ảnh Phật Đản sanh.Từ hình ảnh và nội dung in trong hai  tấm hình đó,  tôi có ba điều suy tư; hai vui và một  băn khoăn !

                Thứ nhất: Vui vì hình ảnh đức Phật Đàn Sanh in trong “ăng-sing” cài áo (ảnh 34) là mẫu tượng hiện rất được  các nước Phật giáo Châu Á sử dụng, rất  dễ thương  và gẩn gũi. Chỉ có  PGVN là chưa sử dụng rộng rãi hình tượng này thôi. Do đó theo tôi  đây là một  tín hiệu vui.o-hay-2

                 Thứ hai: Vui vì bản tụng kinh Khánh Đản được in để phát trong ngày đại lễ cho mọi người nhìn vào đọc, đã in bài tụng Khánh Đản  truyền thống xưa nay, không có sử dụng  bài khánh đản  “sáng tác” mới.

                Và thứ ba: Tôi băn khoăn, hình ảnh Phật đản sanh được in  trang bìa bản tụng này lại cũng chính là tượng mà  PG thành phố thường dùng để “rước Phật”  từ chùa Ấn Quang sang Việt Nam Quốc Tự (ảnh 33). Đây là mẫu tượng Phật Đản Sanh  đứng trên hoa sen  độc đáo, có thể  xòe nở hay búp lại, thuộc quần thể  Linh Sơn Đại Tự ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (ảnhIMG-1496).

                 Từ băn khoăn này, tức là  loại tượng  mang phiên bàn  tương tự  hiện đang được sử dụng rộng rải và l

o-hay-1

à điểm nhấn chính cho các cuộc “rước Phật” của PG thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, phải chăng Phật giáo thành phố đang xúc tiến đồng loạt  hóa cho Phật giáo các Quận, Huyện  lấy đó là  mẫu chung  tượng Dản Sanh trên  các lễ đài, như trước đây  Thành Hội đã cho  sản xuất  hàng loạt tượng Đản Sanh  cung cấp cho các Quận Huyện làm lễ  hằng năm?

                     Đây là mẫu tượng Đản Sanh  trước đây  của Thành Hội cung cấp cho các Quận Huyện thành phố (ảnh:DSC00100).

                    Nơi tôi ở thuộc Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh, có lẽ vị Phật tử nào đấy đi dự lễ về làm rơi xuống đất, bà con khác dẫm lên. Nghỉ đến đấy tôi thấy dườngnhư chính trái tim mình bị dẩm đạp ! Phật đàn về rồi mà tôi nào hay giữa mươn ngàn bận bịu  và lo toan  thế sự. Cái thế sự này ngày nay đang  xâm thực sâu vào   tấm lòng của mình , ngăn trở mịt mờ cho ngày Phật Đàn  nôi thành phố này phảng phất một  màu đen của  buổi sớm ban mai chưa có ánh mặt trời vậy.

                    Phật Đàn về rồi đó ư?

 

Đêm Phật Đản 14/04 PL 2560

Dương Kinh Thành

 o-hay-3

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2013(Xem: 7159)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 23608)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19189)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19484)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
10/12/2013(Xem: 24462)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
10/12/2013(Xem: 9507)
Đây là một đề tài khá phức tạp và dễ bị hiểu lầm. Có câu nói: ‘Hành trình ngàn dặm khởi đầu bằng một bước đi (a journey of a thousand miles begins with a single step). Vì vậy, vấn đề cần phải nêu ra là khi nào và từ đâu chúng ta bắt đầu cất bước trên con đường tâm linh? Đa phần chúng ta đi tìm con đường tâm linh cho mình khá trễ. Trễ là do mình không cảm thấy nhu cầu cần thiết cho tâm linh lúc trẻ vì quan niệm rằng chùa chiền không thể nào giải quyết được những ưu phiền, đau khổ trong cuộc sống của tuổi trẻ. Chùa là dành cho những người lớn tuổi, xế chiều. Họ cần đến chùa là để vun bồi phước đức như làm việc thiện, bố thí, công quả .v..v… để ‘sau này’ được hưởng phước tốt lành.
09/12/2013(Xem: 6799)
Gia đình nghèo kia có ba người: Bố – Mẹ – và Con trai. Họ sống âm thầm và bình lặng trong một thôn làng hẻo lánh, người Bố đi làm thuê để kiếm cơm gạo nuôi gia đình, người mẹ lo việc bếp núc, trồng mấy luống rau, và chăm sóc con. - Một buổi trưa hè nắng nóng, người mẹ trên đường từ chợ về nhà chợt nhặt được một trái cam ai đó đánh rơi bên đường, cơn khát và mệt nhọc dường như tiêu tan khi bà nghĩ đến miếng cam ngọt lịm và mọng nước. Nhưng nghĩ đến đứa con ngoan ngoãn chẳng mấy khi được ăn hoa trái thơm ngon, bà liền lau sạch trái cam và cất vào túi.
09/12/2013(Xem: 8461)
Giáo lý đạo Phật không chỉ nói về những vấn đề “xuất thế”, mà Đức Phật cũng đã rất chú trọng về vấn đề “nhập thế” - hoàn thiện nhân cách trước khi đạt được thánh cách - giúp cho tất cả chúng ta một phương pháp ứng xử phù hợp với đạo lý làm người, tạo nên một nhân cách sống. Nhân cách sống đó, dù bất cứ ở đâu và bất cứ thời điểm nào, cũng có thể ứng dụng và mang lại những kết quả tốt đẹp...
09/12/2013(Xem: 8605)
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathullika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là người thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục đi trên đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]