Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày mới nghĩ về lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật

10/01/201619:45(Xem: 5371)
Ngày mới nghĩ về lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật

Ryoichi Kishi 2

NGÀY MỚI NGHĨ VỀ LÒNG TỰ TRỌNG 
CỦA MỘT KỸ SƯ NHẬT 

Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng

 

Vừa ngủ dậy, chuẩn bị vào ngồi thiền. Tự nhiên tâm mách bảo cần mở máy tính ra. Một bức email được gửi về từ nước ngoài từ một người thầy của tôi. Mới hơn 3 giờ sáng mà người tôi tỉnh táo lạ kỳ, tâm tĩnh lặng lạ kỳ. Tôi ngồi trong yên lặng để đọc đi đọc lại bức email. Tôi ngồi trong bình an ngắm bức chân dung anh kỹ sư Nhật trong tấm hộ chiếu.



Ryoichi Kishi 1
Chuyện là thế này: Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.

Theo tin tức từ giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, thi thể của kỹ sư Kishi Ryoichi  đã được một nhóm sinh viên tìm thấy tại cổng nghĩa trang thành phố Yalova ở phía tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ. Cảnh sát cho biết Kishi Ryoichi đã tự cắt mạch máu tại tay và cổ. Đồng nghiệp của ông sau đó đã tìm thấy một bức thư để lại trong phòng ông, trong đó viết rằng ông Ryoichi tự lãnh chịu trách nhiệm gây ra tai nạn. Được biết kỹ sư Kishi Ryoichi đã rất suy sụp sau tai nạn này và bỏ đi vào tối hôm chủ nhật.

Cây cầu đang được thi công này sẽ nối liền hai thành phố Izmit và Yalova ven biển Marmara. Cây cầu đang xây dựng là một trong những cầu treo dài nhất thế giới, với chiều dài 3km và chi hết hơn 1 tỷ đô la Mỹ. Theo dự kiến công trình sẽ được hoàn thành vào năm 2017, sẽ làm giảm đáng kể thời gian đi lại trên đường men theo vịnh Izmit.

Tin cũng cho biết rằng công trình đã có một hư hại nhỏ vào ngày thứ bảy trước đó, khi cuộn dây cáp dẫn đường (pilot cable) được sử dụng tạm thời khi xây dựng lối đi trên cầu đã bị đứt và rớt xuống biển. May thay không hề có thương vong nào và giao thông trên biển chỉ bị gián đoạn trong một khoảng thời gian ngắn.

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bàng hoàng với tin tức này vì tai nạn không gây thiệt hại lớn và rất may là không có người thương vong.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ tai nạn xảy ra tại các công trường thi công là khá phổ biến, đặc biệt trong năm 2014 đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong lịch sử đất nước này tại một mỏ khai thác khoáng sản, cướp đi sinh mạng của 301 người. Tuy nhiên không ai đứng ra chịu trách nhiệm trong những tai nạn như thế.

Người dùng mạng xã hội tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang rất thương cảm với với người kỹ sư Kishi Ryoichi này. Rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của ông Ryoichi và một số người mong muốn cây cầu được lấy theo tên ông. Dưới đây là một số lời bình luận trên mạng Twitter mà bạn tôi gửi cho tôi. Mong bạn cùng tôi đọc thật kỹ những tâm sự này:

“Kishi Ryoichi, một con người thật đáng kính. Chúng ta sẽ không bao giờ quên tên ông”.

“Khi sợi dây cáp của đất nước này bị đứt, không ai từ chức. Khi sợi dây cáp trên cầu bị đứt, Kishi Ryoichi đã tự vẫn”.

“Cây cầu nên được đặt tên là Kishi Ryoichi Nhật Bản để chúng ta hiểu được từ ‘đáng kính’ nghĩa là gì”.

“Có người thấy rằng điều này thật đáng cười, bởi vì chúng ta đã quen nhìn thấy người gian trá và không biết xấu hổ. Nhưng trên thế giới này có một điều gọi là ‘lòng tự trọng'”.

Câu chuyện vẫn đang gây chấn động tại Thổ Nhĩ Kỳ còn ở Việt Nam câu chuyện về kỹ sư Kishi Ryoichi đang gây chấn động trong tâm tôi. Tôi ngồi lặng yên nghĩ về từ TỰ TRỌNG. Tôi ngồi trong im lặng, trong mùi thơm của hương và trầm nghĩ về thế gian này. Tôi lắng nghe tiếng đồng hồ tích tắc trên tường và theo dõi hơi thở để nhắc mình sống tốt nhất có thể.

Chuyện anh kỹ sư Kishi Ryoichi làm tôi trân quý cuộc đời mình hơn, rằng mình cần phải sống có ích, sống tự trọng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút giây. Cuộc sống rất quý giá, nên cần tháo mặt nạ ra để sống thật với chính mình. Mặt nạ có đeo thì cũng có đeo mãi được đâu.

Tôi ngồi dưới ánh đèn mờ ảo của sớm mai, của giờ Dần để hướng tâm về anh Kishi Ryoichi. Tôi nguyện cầu cho tâm hồn đẹp với lòng tử tế và tự trọng cao này được siêu về cõi lành. Tôi ngắm bức ảnh anh Kishi Ryoichi trong ánh sáng mờ mờ ảo ảo mà thấy anh là 1 bậc thầy lớn của chính tôi. Người Nhật có quá nhiều thứ để học. Tôi đã đi Nhật nhiều lần và lần nào cũng có những bài học quý. Sớm nay ngồi ở nhà mà lại may mắn có thêm một người thầy nữa: anh kỹ sư Kishi Ryoichi.

Tôi ngồi kiết già và phóng giật tâm về những điều thiện mà mình đã làm bao năm qua. Hùng ơi, thiện và ác gần nhau lắm. Hùng ơi, những điều thiện cậu đã làm có nhiều hơn những điều ác cậu đã gây ra hay không.

Thật thú vị rằng anh kỹ sư Nhật Kishi Ryoichi 51 tuổi. Vậy là anh bằng tuổi tôi. Hoặc nếu có chăng anh hơn tôi đúng 1 tuổi.

Hôm qua tôi nhận được email của em Quỳnh là học trò của tôi. Không biết em sưu tầm hay kiếm đâu ra những câu hay thế này. Tối hôm qua tôi cũng đã ngồi tư duy, nghiền ngẫm kỹ những câu do Quỳnh gửi đến. Nay gửi lại để bạn và tôi, chúng ta cùng ngẫm thêm nữa nhé.

1. Nửa đời người, tôi học được, có những việc mình phải buông xuống khi mình đã chẳng còn có thể níu kéo!

2. Nửa đời người tôi học được, có lắm lúc mình chùn chân mỏi gối nhưng vẫn phải cố gắng gượng dậy.

3. Nửa đời người tôi học được, công danh có thể làm mình tự hào nhưng nó sẽ không là mãi mãi.

4. Nửa đời người tôi học được, đúng và sai chỉ đơn giản là hai thái cực do con người đặt ra.

5. Nửa đời người tôi học được, đớn đau rồi sẽ qua, điều quan trọng là mình có dám đối diện hay không?

6. Nửa đời người tôi học được, đời người là hữu hạn nên không cần chứa chất hận thù mà hãy chan hòa bằng tình yêu thương, sẻ chia.

7. Nửa đời người tôi học được, kinh nghiệm sống không phụ thuộc vào số năm mình đã sống, mà nó phụ thuộc vào cách mình đã sống những năm qua.

8. Nửa đời người tôi học được, mỗi ngôi sao trên trời có vẻ đẹp riêng của chúng và mỗi người có thể tỏa sáng theo cách rất riêng của mình.

9. Nửa đời người tôi học được, người đời có thể dè bỉu mình khi họ muốn, có thể tâng bốc khi họ cần.

10. Nửa đời người tôi học được, tiền tài có thể làm mình hạnh phúc nhưng người ta nói: khi bạn nhắm mắt, thứ bạn đem đi được chỉ là những gì bạn đã cho đi.

11. Nửa đời người tôi học được, tình yêu sẽ không vĩnh cửu vì có ngày tình yêu ấy sẽ phôi pha.

12. Nửa đời người tôi học được, trong cuộc đua mình có thể không về đầu và điều còn đọng lại trong lòng người là cái cách mà mình kết thúc con đường ấy dù cho có thương tích.

Nguyện chúc cả nhà ngày mới thật bình an. Đã gần bốn giờ sáng rồi. “Một ngày cốt ở giờ dần mà ra”. Chúng ta cùng ngồi thiền nào.

Thc dy ming mm cười
Hai mươi bn gi tinh khôi
Xin nguyn sng trn ven
Mt thương nhìn cuc đi

 

TS Nguyễn Mạnh Hùng

Photo lấy từ Erhan Erdogan/Anadolu Agency/Getty Images)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2012(Xem: 5881)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
07/04/2012(Xem: 6429)
Đã nhiều năm nay, rất nhiều người than phiền rằng tôi không tuân thủ theo những quy tắc hay chuẩn mực thông thường. Điều này hoàn toàn đúng. Không may thay, những người như tôi hầunhư luôn phải tuân theo những truyền thống, những chuẩn mực văn hóa nhất định. Như các bạn đều biết, thế giới này ngập tràn những danh xưng,khái niệm, và thực tế là văn hóa,
06/04/2012(Xem: 13659)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 6606)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 6877)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 4987)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 4573)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 5595)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
03/04/2012(Xem: 12168)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
03/04/2012(Xem: 11730)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567