Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật Và Môi Sinh Môi Trường

01/12/201518:40(Xem: 8493)
Đức Phật Và Môi Sinh Môi Trường
duc phat va moi sinh

Đức Phật Và Môi Sinh Môi Trường
TK.Thích Liễu Nguyên
 

Noi Gương Đức Phật Thích Ca, Chúng Ta Trân Quý Bảo Vệ Môi Sinh: Cây Xanh, Nguồn Nước Sạch...Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.

 

Bốn sự kiện lớn về Đức Phật diễn ra gắn liền với cây xanh là:

 

1. Đức Phật Đản Sanh dưới cây Hoa Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni.

2. Đức Phật thành đạo dưới góc cây Bồ Đề.

3. Đức Phật Chuyển Luân thuyết bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển.

4. Đức Phật nhập Niết Bàn dưới hai cây Song Thọ trong rừng Ta La.

 

Hơn thế nữa, suối 49 năm hoằng hoá độ sanh, Ngài đi trên đôi chân trần khắp miền Trung và Bắc Ấn Độ. Và ngày ngày Ngài ngồi tham thiền dưới những gốc cây. Ngài sống gần gũi với rừng núi thiên nhiên như suốt 8 năm sống trên hang động đỉnh núi Linh Sơn để thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

 

Dù sau nầy có nhiều tín chủ cúng dường tịnh xá để Tăng Đoàn cư trí tu tập vào mùa mưa thì Ngài vẫn không xa thiên nhiên như: Trúc Lâm Tịnh Xá nằm giữa rừng trúc. Kỳ Viên Tịnh Xá là vườn cây của Thái Tử Kỳ Đà....

Ngài thường dạy các Tỷ Kheo đi đến đâu cũng phải bảo vệ trân quý sự sống dù là lá cây ngọn cỏ cũng không được phá hoại. Ngài thiết lập nền tảng giới luật để Người Xuất Gia có đời sống phạm hạnh trong đó có việc bảo vệ môi sinh và sự sống của muôn loài từ hữu tình đến vô tình như hoa lá cỏ cây....

Ngài lấy ví dụ như con ong chỉ lấy phấn hoa để làm mật và thức ăn nhưng không làm tổn hại cây hoa. Ngài dạy các Tỷ Kheo vào xóm làng khất thực cũng phải như vậy...

 

Cuộc sống của Ngài ngoài việc dạy chân lý giải thoát, Ngài còn gởi lại một bức thông điệp lớn về sự quý giá và quan trọng của môi sinh, cây xanh, nguồn nước sạch... Với sự sống trên trái đất trong đó có loài người. Bức thông điệp đó trải qua hơn 25 thế kỷ, ngày nay lại cực kỳ quan trọng đến tình trạng biến đổi khí hậu của trái đất trong hiện tại và tương lai.

 

Theo số liệu của các nhà khoa học công bố thì tình trạng trái đất đã quá ô nhiễm và nóng dần lên rất nhanh do phát triển khí thải công nghiệp, do nạn phá rừng...

Nếu con người không dừng lại mà cứ tiếp tục như vậy thì sau 100 năm nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm 2 độ C và rồi 300 trăm sau là tăng thêm 6 độ C. Lúc ấy Băng ở Bắc cực sẽ tan hết kéo theo 1/6 đất đai vùng thấp các châu lục sẽ chìm xuống nước biển. Và rồi 1/6 diện tích đất thì bị Sa Mạc Hoá, chưa kể số đất còn lại thì đã bị ô nhiễm trầm trọng. Nguồn nước ngọt bị nước mặn xâm nhập.

 

Nguy cơ thì quá nhiều trong lúc loài người vẫn mãi mê đua nhau mở nhà máy đầy khí thải độc hại và lại còn đốt phá rừng bừa bải nhiều nơi.

Đất đai ngày càng giảm mà dân số loài người lại tăng quá nhanh. Ví dụ riêng Trung Quốc dân số đã 1,5 tỷ người và khí hậu thì ô nhiễm có nơi vượt mức báo động đến 30 lần.

 

Cứ tiếp tục như vậy chúng ta hãy tưởng tượng con cháu của chúng ta 200 năm sau sẽ sống thế nào khi đất đai bị mất đến 2/6 diện tích mà dân số lại tăng gấp đôi.

 

Có lúc nào chúng ta nghĩ loài người đã phát triển theo một hướng "văn minh" sai lệch không? Có rất nhiều hướng chúng ta hãy đổi hướng trước khi quá muộn.

 

Nhân ngày chống biến đổi khí hậu thế giới đang diễn ra tại Pháp (2015), thiết nghĩ loài người nếu còn biết thương chính mình và thế hệ con cháu thì phải nhanh chóng có những biện pháp cấp thiết khả thi để bảo về môi trường như:

 

1. Cắt giảm tối đa khí thải công nghiệp

2. Sắc lệnh quốc tế cấm chặt phá rừng bừa bãi.

3. Khuyến khích hỗ trợ các quốc gia, các tổ chức đoàn thể trồng thêm nhiều rừng cây xanh tối đa có thể trên khắp thế giới.

4. Bảo vệ nguồn nước ngọt trên toàn thế giới.

5. Các thông tin truyền thông, báo chí nên phát lời kêu gọi bảo vệ môi trường.

6. Tất cả các trường trung học nên có một bộ môn về lợi ích của môi sinh môi trường.

 

Thiết nghĩ trong cơ thể chúng ta: phổi, thận, tim...là những bộ phận quan trọng cho sự sống thì rừng xanh như là lá phổi của sự sống muôn loài. Nguồn nước sạch như là quả thận....

Chúng ta bảo vệ môi sinh cũng chính là bảo vệ sự sống của muôn loài và cho con cháu chúng ta mai sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2014(Xem: 7711)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6884)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33271)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
14/03/2014(Xem: 11451)
Đọc Kim Dung, thấy có một nhân vật Hoà thượng tên là "Nói Không Được" rất thú vị. Thú vị không vì tính cách của ông mà vì cái tên của ông. Thật ra, trong nguyên bản gọi là Hoà thượng Bất Khả Thuyết. "Bất Khả Thuyết" hay "Nói Không Được" ta đã gặp nhiều khi học Phật, không chỉ là Bất khả thuyết mà còn Bất khả tư nghì, Bất khả đắc, Bất khả thủ, Bất khả...
13/03/2014(Xem: 7039)
Tâm linh là sự khát khao của những tâm hồn hướng thượng, vật dục là sự thèm khát của những ai thích thụ hưởng cảm thọ vật thể.. Những dân tộc có nền văn hóa sâu đậm, thâm thúy, cho dù dân tộc đó già cổi hay non trẻ, cũng đều có chiều kích tâm linh đáng kính
13/03/2014(Xem: 11346)
“Sáng cho nguời thêm niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.”, đó là một trong những lí do thiết yếu để đạo Phật có mặt ở thế gian. Bởi vậy, cho vui cứu khổ đã trở thành một nhiệm vụ chánh yếu của mọi người tu học theo Phật pháp – dù xuất gia hay tại gia, ở bất cứ phương trời nào,
13/03/2014(Xem: 7815)
Ta nhìn xuyên suốt lịch sử phát triển của xã hội loài người, thì không có bất cứ một xã hội nào, mà chính quyền không chủ trương và nỗ lực trừ diệt nạn trộm cắp, nhưng mà nạn trộm cắp thì không có xã hội nào diệt sạch. Xã hội kém phát triển và kém văn minh, thì việc trộm cắp cũng xảy ra theo cách kém phát triển và kém văn minh như xã hội ấy
13/03/2014(Xem: 7438)
Trong đạo Bụt, đối tượng của sự quy y là Bụt, Pháp và Tăng. Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo. Nếu thực sự quy y Tam Bảo thì ta sẽ có hạnh phúc ngay lập tức, ta không còn do dự hay nghi ngờ nữa và ta có rất nhiều năng lượng. Chúng ta phải hiểu rõ thế nào là Bụt, Pháp, Tăng thì ta mới có chỗ nương tựa đàng hoàng.
13/03/2014(Xem: 6579)
Chúng tôi tình cờ gặp Florian tại quán cơm 5.000 Thiện Phước (Q.11) vào một buổi chiều tháng 2, khi anh mang đến một bao gạo 50kg cùng 5 bình dầu ăn. “Tôi là Thích Đồng Hòa, đến từ chùa Định Tâm, có một chút quà nhỏ góp cho những người nghèo”, Florian nói rồi ra về. Hành động này khiến ai cũng ngạc nhiên vì chàng Tây trẻ tuổi, vóc dáng cao to lại khoác áo tu hành và nói tiếng Việt rất sõi.
13/03/2014(Xem: 9092)
Mùa hạ, mùa tốt đẹp nhất trong năm tại Châu Âu. Cây lá xanh tươi, mặt trời ấm áp mang lại sinh khí cho vạn vật. Các hãng xưởng, công ty giảm mức sản xuất xuống thấp nhất để cho nhân viên được đi nghỉ ngơi dưỡng sức
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]