Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cha con gốc Việt bất ngờ vì nổi tiếng sau vụ thảm sát Paris

28/11/201517:11(Xem: 9851)
Cha con gốc Việt bất ngờ vì nổi tiếng sau vụ thảm sát Paris

Cha con gốc Việt bất ngờ vì nổi tiếng sau vụ thảm sát Paris

Angel Le rất bất ngờ trước sự chú ý của đông đảo mọi người trên thế giới sau khi cuộc phỏng vấn của một kênh truyền hình với cha con anh được chia sẻ rộng rãi. 
angel-le

Anh Angel Le và con trai Brandon. Ảnh: CBC



"Bây giờ khi tôi đi trên đường, rất nhiều người dừng lại và nói 'cảm ơn anh vì đã giáo dục con trai mình rất tốt'. Tôi rất ngạc nhiên", anh Le cho hay trong chương trình Daybreak của CBC hôm 17/11.

Trong đoạn video ghi lại cuộc phỏng vấn của chương trình Le Petit Journal, đài Canal+, anh và cậu con trai Brandon 6 tuổi đang có mặt tại một điểm tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố Paris ngày 13/11.

Brandon tỏ ra sợ hãi khi nhắc đến "những kẻ xấu xa có súng" và "họ có thể bắn chúng ta vì họ thật sự, thật sự rất xấu xa bố ạ". Người cha gốc Việt đã trấn an con trai.

"Họ có thể có súng nhưng chúng ta có hoa", anh Le đáp, giải thích rằng hoa và nến có thể đặt bên ngoài nhà hát Bataclan để bảo vệ họ và tưởng nhớ các nạn nhân.

Nghe thấy thế, cậu bé Brandon mỉm cười và nói với phóng viên: "Cháu ổn hơn rồi".

Le cho biết anh nói ra những câu động viên con trai một cách hoàn toàn tự nhiên.

"Con trai tôi đã hỏi tôi một câu hỏi rất khó để trả lời, vì thế tôi chỉ nói những gì hiện ra trong đầu lúc đó và những gì tôi nhìn thấy là hoa và nến", anh nói.

Dù Brandon đã an tâm hơn, cậu bé vẫn chưa hoàn toàn hết sợ.

"Cháu suýt chết và cháu vẫn rất sợ", cậu bé nói.


Theo Telegraph, anh Le là người gốc Việt và hiện sống ở Paris.

Đoạn video trên đã được cắt riêng khỏi phóng sự và đăng trên trang Facebook của Le Petit Journal, thu hút hơn 420.000 lượt thích và hơn 368.000 lượt chia sẻ. Xin xem đoạn video cuối bài này.



Cuộc trò chuyện cảm động
của cha con gốc Việt về vụ khủng bố Paris

angel-le-3

Đoạn video về cuộc trò chuyện cảm động giữa cha con người Pháp gốc Việt về vụ khủng bố Paris,

trong đó ít nhất 128 người chết, đang lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

  • Trong cuộc phỏng vấn của chương trình Le Petit Journal, đài Canal+, phóng viên hỏi bé trai Brandon liệu bé có hiểu lý do những kẻ cực đoan giết người ở Paris tối ngày 13/11 hay không. 

Brandon, người đang thăm một khu vực tưởng niệm bên ngoài nhà hát Bataclan cùng cha, trả lời: "Có ạ, vì họ rất rất xấu xa". "Và chúng ta phải rất cẩn thận vì chúng ta phải dọn nhà đi nơi khác". 

Chính lúc này, người cha Angel Le tham gia vào cuộc trò chuyện cảm động về cuộc tấn công. Ông đảm bảo với con trai rằng họ sẽ không rời bỏ Paris vì "nước Pháp là nhà mình". 

Theo Telegraph, Le là người gốc Việt và hiện sống ở Paris. Ông dặn con trai Brandon không phải sợ "những kẻ xấu mang súng" vì "chúng ta có hoa". Sau khi lắng nghe lời cha về sức mạnh của sự đoàn kết trước cái ác, Brandon cho biết bé cảm thấy khá hơn nhiều. 

Đoạn video được cắt riêng khỏi phóng sự và đăng trên trang Facebook của Le Petit Journal, thu hút hơn 420.000 lượt thích và hơn 368.000 lượt chia sẻ. 

Jerome Isaac Rousseau, một người dùng mạng xã hội Facebook đã dịch và chèn phụ đề tiếng Anh cho đoạn video "để cho phần còn lại của thế giới thấy một số công dân của chúng tôi tuyệt vời đến nhường nào". "Họ là những anh hùng của tôi", anh viết trên mạng. 

Trọng Giáp



This Video of a Father's Explanation
to His Son About the Paris Attacks Went Hugely Viral


Angel Le and his six-year-old son Brandon were visiting a memorial in Paris when a reporter for Le Petit Journal stopped to ask a few questions. The resulting clip was shared more than 11 million times on Facebook, generated a tearful stream of tweets, and millions of views from around the world.

It’s not hard to see why the video became hugely popular, quickly subtitled into multiple languages and shared near and far. It’s heartbreaking and heartwarming at the same time to watch an adorable child struggle with the concept of terrorism and be reassured by his father. The elder Le’s take-away message is optimistic and idealistic, a welcome balm considering the terrible events and the subsequent fear-mongering that has dominated the news cycle. If only more exchanges about what happened were like this.


“They’ve got guns, they can shoot us because they’re really really mean, daddy,” says Brandon.

“They might have guns but we have flowers,” says his father.

“But flowers don’t do anything, they’re for, they’re for...”

“Of course they do, look, everyone is putting flowers. It’s to fight against guns,” Angel tells his son.



Angel Le has received an outpouring of support in the wake of the interview’s popularity, telling the Canadian Broadcasting Corporation, “Now I’m walking down the street and a lot of people stop me and say ‘thank you for giving a good education to your son.’ I’m very surprised.”

The two didn’t set out on their memorial visit to become Internet famous, but it’s hard to imagine a better result of virality. I wish I could put this video into a time capsule for future generations as representative of the resilience of humanity.


http://gizmodo.com/this-video-of-a-fathers-explanation-to-his-son-about-th-1743389194


Hàng nghìn người Pháp tưởng niệm các nạn nhân khủng bố Paris

Khoảng 2.600 người hôm qua (27-11-2015) tham dự lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố Paris, trong đó có Tổng thống Francois Hollande, những người sống sót và các thân nhân.

hang-nghin-nguoi-phap-tuong-niem-cac-nan-nhan-khung-bo-paris

Tổng thống Hollande phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Reuters

BBC cho hay buổi lễ kéo dài 45 phút, diễn ra ở sân điện Les Invalides, nơi người Pháp tôn vinh những anh hùng hy sinh trong chiến tranh. 

Các thành viên của lực lượng cứu hỏa và cứu thương mặc đồng phục. Một số người sống sót đến buổi lễ bằng xe lăn. 

Lễ tưởng niệm bắt đầu khi giọng ca của nữ ca sĩ nổi tiếng Jacques Brel vang vọng khắp điện Les Invalides trong ca khúc "Khi tất cả những gì chúng ta có là tình yêu"

Những người tham dự cũng dành một phút để mặc niệm và lắng nghe tên của 130 nạn nhân. Chân dung của họ lần lượt được hiển thị trên màn hình lớn, hầu hết ở trong độ tuổi 20-30. 

Tổng thống Hollande là người duy nhất phát biểu. Ông tuyên bố nước Pháp "sẽ làm tất cả những gì có thể để tiêu diệt đội quân cuồng tín". 

"Nước Pháp sẽ nỗ lực không ngừng nghỉ để bảo vệ con cháu của mình", ông nói. 

Ông thề rằng Pháp sẽ đáp trả các vụ tấn công nhằm vào nhà hát Bataclan và sân vận động Stade de France bằng nhiều buổi biểu diễn âm nhạc và sự kiện thể thao hơn nữa.

hang-nghin-nguoi-phap-tuong-niem-cac-nan-nhan-khung-bo-paris-1

Nhiều người sống sót đến buổi lễ bằng xe lăn. Ảnh: Reuters

Cha mẹ của Nick Alexander, một nạn nhân người Anh, cho hay họ rất đồng cảm với những người mất người thân.

"Sự chia sẻ yêu thương từ khắp thế giới là một niềm an ủi lớn đối với chúng tôi và làm chúng tôi thêm tự hào vì có Nick là con trai", họ nói.

Tuy nhiên, không phải thân nhân nào cũng nhận lời đến tham dự buổi lễ. Gia đình của một nạn nhân cho hay họ từ chối vì nhận thấy chính phủ chưa nỗ lực hết sức để bảo vệ đất nước sau những vụ tấn công hồi đầu năm nay.

Tổng thống Hollande trong tuần này đã có các cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Vladimir Putin để thúc đẩy cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS).

Nhóm này đã lên tiếng nhận trách nhiệm về các vụ khủng bố ở Paris tối 13/11 làm 130 người chết và hơn 350 người bị thương, gây chấn động cả thế giới.

Hôm qua, Pháp lần đầu tiên cho rằng các lực lượng chính phủ Syria có thể hỗ trợ cho chiến dịch chống IS trên mặt đất. Syria đã nhanh chóng hoan nghênh đề nghị này, dù Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius sau đó làm rõ rằng các lực lượng trên chỉ có thể tham gia vào cuộc chiến nếu Tổng thống Bashar al-Assad từ chức.

Anh Ngọc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2020(Xem: 6639)
Tản mạn : Làm sao Chuyển hoá khổ đau ? "Khổ đau chỉ đến khi ta khởi lên ý niệm đó mà thôi ! " Nếu ai đó đã từng học được điều này thì mời các bạn cùng tôi ngâm vài vần thơ trước khi vào đề tài rất hữu ích cho thời đại công nghệ này bạn nhé ! Nhất là giới trẻ và trung niên ngày nay dù có học Phật Pháp hay đang nghiên cứu vài sách về tâm lý . Làm thế nào khổ đau được chuyển hoá ? Không lạm bàn nạn dịch với thiên tai Thẩm sâu nội tâm ... rơi lệ , thở dài Chuyện uất ức, bất mãn, thành công thất bại ! Suy cho kỹ ... Tâm phan duyên, hoang dại ! Khổ đau chỉ đến ... ý niệm khởi đó thôi Tự mình tiêu cực, sao lại phải Tôi!!! Nào tản mạn ... nuôi dưỡng được tâm thái tích cực !!! ( thơ Huệ Hương )
17/11/2020(Xem: 8029)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
17/11/2020(Xem: 5790)
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
16/11/2020(Xem: 4805)
Vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Hội đồng Thống nhất Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo Bangldesh (Bangladesh Hindu Bouddha Christian Oikya Parishad; BHBCOP), đã tổ chức một chương trình tập hợp và biểu tình hàng loạt trên toàn quốc để phản đối các cuộc tấn công, đốt phá, tra tấn và giết hại người tôn giáo thiểu số tại Bangldesh. Là một phần của cuộc biểu tình, họ đã thành lập các chuỗi người và các cuộc biểu tình từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa tại các giao lộ chính của các trụ sở cơ quan chính quyền cấp quận, huyện, thành phố và tỉnh trên khắp đất nước, bao gồm cả giao lộ Shahbagh, Dhaka và giao lộ ngã tư New Market, Chittagong.
16/11/2020(Xem: 5478)
Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:
15/11/2020(Xem: 6064)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc. Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddh
14/11/2020(Xem: 6467)
Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng ta "
13/11/2020(Xem: 5166)
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
13/11/2020(Xem: 4816)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4761)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]