Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cách Đối Phó Với Cảm Xúc Tiêu Cực

06/10/201507:04(Xem: 8294)
Cách Đối Phó Với Cảm Xúc Tiêu Cực

Cách Đối Phó Với Cảm Xúc Tiêu Cực


 

Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn 
Nottingham, Anh quốc, 24 tháng Năm 2008
Alexander Berzin sao chép và hiệu đính sơ 
 [có phần phụ chú bằng chữ tím, trong ngoặc vuông] 
Lozang Ngodrub dịch; Chân Thông Tri hiệu đính
www.berzinarchives.com

Định Nghĩa Của “Tốt” Và “Xấu”, Hay “Tích Cực” Và Tiêu Cực

Chúng ta đối phó với cảm xúc tiêu cực như thế nào? Đây là một đề tài quan trọng, vì nó nêu ra câu hỏi điều gì là tích cực và điều gì là tiêu cực. Có bất cứ điều gì mà hoàn toàn tiêu cực hay hoàn toàn tích cực không? Thật ra, tôi không biết. Mọi việc đều tương quan lẫn nhau và có những khía cạnh khác nhau. Một người quan sát sự vật từ hướng này thì thấy một hình ảnh. Nhưng cũng là người đó, khi đứng ở hướng khác, họ sẽ thấy sự vật theo một khía cạnh khác.

Thế thì tại sao mỗi người lại có một quan điểm khác nhau về thế giới? Tại vì mỗi một người trong chúng ta nhìn thế giới từ một khía cạnh khác nhau. Thậm chí khi có cùng một người quan sát, sự vật vẫn xuất hiện theo những cách khác nhau. Vì vậy, đâu là sự phân biệt và định nghĩa về tốt và xấu? Tôi không biết. Ngay cả một con kiến cũng không phân tích điều này, nhưng dù sao đi nữa, con kiến vẫn biết được điều gì giúp ích cho đời sống của nó là tốt, nên nó xem điều đó là tốt; và điều gì nguy hiểm đến tính mạng là xấu, nên nó sẽ tránh né điều này.

Có lẽ ta có thể nói rằng [vấn đề tốt hay xấu] dựa vào sự sinh tồn. Chúng ta muốn có sự thoải mái và hạnh phúc, nên điều gì có lợi cho sự sinh tồn của mình thì ta xem nó là tốt: đó là điều tích cực. Điều gì tấn công mình và ta cảm thấy đó là một sự nguy hiểm đối với sự sống còn của bản thân, thì ta cảm thấy đó là điều xấu: [đó là điều tiêu cực].

Định Nghĩa Của “Cảm Xúc Tiêu Cực”

Dựa theo cách [định nghĩa tốt và xấu] này, đối với việc ta sẽ đối phó với các cảm xúc tiêu cực như thế nào, [trước tiên, ta phải nói về] cách nào để định nghĩa chúng. Trước hết, đây là những điều quấy nhiễu tâm an lạc. Đó là lý do ta gọi chúng là “tiêu cực”. Những [cảm xúc] đem lại an lạc và sức mạnh nội tâm là “tích cực”.

Từ những cuộc thảo luận mà tôi đã tham gia với các khoa học gia, đặc biệt là với nhà khoa học lớn Varela, một người bạn thân của tôi, chúng tôi đã kết luận rằng tâm bi mãnh liệt là một cảm xúc và sau cùng, là một cảm xúc hữu ích. Rồi thì chúng tôi đồng ý là ngay cả tâm thức của Phật cũng có một vài cảm xúc về lòng bi mẫn; vậy thì cảm xúc không nhất thiết là điều xấu hay tiêu cực. Chúng ta phải xem lòng bi mẫn vô biên của Đức Phật là một cảm xúc. Thế thì Đức Phật dạt dào tình cảm vô biên. Nếu ta xem tâm bi là một cảm xúc thì nó rất tích cực. Mặt khác, sự sợ hãi và thù hận phá hủy tâm an lạc và hạnh phúc của chúng ta, nên ta xem chúng là tiêu cực.

Đối Phó Với Cảm Xúc Tiêu Cực Bằng Lý Lẽ

Hiện nay, ta đang đối phó với [các cảm xúc tiêu cực như] sợ hãi và thù hận như thế nào? [Ta cần phải xem xét cách mà] những cảm xúc tiêu cực này không có nền tảng đúng đắn. Chúng xuất phát từ một thái độ không thực tiễn; trong khi các cảm xúc tích cực thì xuất phát từ một nền tảng đúng đắn. Thí dụ như một số cảm xúc có thể tăng trưởng bằng lý lẽ và luận lý; vì vậy, chúng có một nền tảng đúng đắn. Một cảm xúc tiêu cực tự động phát sinh, nhưng nó sẽ giảm thiểu, nếu ta áp dụng sự phân tích và lý lẽ, nên nó không có nền tảng đúng đắn. Vì thế, một cảm xúc tích cực là điều gì liên quan đến thực tại, và một cảm xúc tiêu cực thì dựa trên thực tại méo mó nào đó, hay vô minh.

Thí dụ như khi nổi giận với một kẻ thù, tâm sân khiến cho hành động của người kia có vẻ như nó có thể hãm hại ta ngay lúc đó. Vì vậy, ta nghĩ rằng đây là một người xấu. Nhưng nếu phân tích vấn đề, [ta sẽ nhận ra rằng] người này không phải là kẻ thù của ta từ khi họ mới sinh ra. Nếu họ làm hại mình thì phải có những lý do khác nhau, không xuất phát từ bản thân họ. Nếu người đó thật sự thuộc về hạng “kẻ thù” thì đúng ra họ đã phải là kẻ thù của ta từ khi mới sinh ra và không thể nào có thể trở thành một người bạn. Nhưng trong những hoàn cảnh khác, họ có thể trở thành bạn bè thân thiết nhất của mình. Vì vậy nên sân hận và thù ghét một người nào là điều sai trái.

Điều sai trái nằm trong hành vi của người này, không phải trong con người họ, nhưng tâm sân [đơn thuần dựa trên hành động sai trái của một người] lại nhắm vào người đó. Mặt khác, tâm bi hầu hết hướng về con người, bất kể hành vi của họ ra sao. Vì vậy, ta có thể phát tâm bi đối với một kẻ thù, dựa trên cơ sở kẻ thù đó là một con người.

Do đó, chúng ta phải phân biệt giữa một người và hành động của người đó. Về mặt nhân bản, con người, chúng ta có thể có lòng bi mẫn đối với họ, nhưng về mặt hành động, ta có thể phản đối. Vì vậy, cảm xúc tiêu cực thường có mặt trong một tâm thức rất hẹp hòi. Nó chỉ chú trọng vào một khía cạnh: [đó là hành vi sai trái của một người nào đó].

Tuy nhiên, đối với tâm bi, ta phải có một sự phân biệt. Có loại tâm bi dựa trên yếu tố sinh học. [Loại tâm bi này thiên vị đối với người nào giúp ích cho mình, chẳng hạn như mẹ của mình]. Hay ta nói về tâm bi dựa trên lý lẽ, không thiên vị? Tâm bi dựa trên lý lẽ thì tốt hơn nhiều, bởi vì nó không thiên vị, và căn cứ vào lý lẽ. Nó chú trọng vào con người, không phải hành động của người đó. Một cảm xúc tiêu cực chỉ dựa trên hành động thì không hợp lý và hơn nữa, không mang lại hạnh phúc.

Phân Tích Sự Bất Lợi Của Cảm Xúc Tiêu Cực, Như Sân Hận

Để đối phó với cảm xúc tiêu cực thì việc quan trọng nhất là phân tích. Thí dụ như tôi sẽ có được bao nhiêu lợi lạc từ lòng sân hận? Tâm sân tạo ra rất nhiều năng lượng mạnh mẽ, đó là sự thật. Thậm chí bằng sự biểu lộ qua nét mặt và lời nói trong đời sống hàng ngày, ta có thể thấy được điều này. Khi ta nổi giận, cả hai yếu tố này trở nên rất hằn học. Ta sẽ quyết tâm dùng những lời cay cú nhất để làm tổn thương đối phương. Rồi khi cơn giận nguôi ngoai, nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ và hung bạo giảm xuống, tâm trí ta thật sự trở nên nhạy bén hơn. Thế thì nguồn năng lượng tạo ra sự giận dữ là một loại năng lượng mù quáng [bởi vì tâm ta không bén nhạy khi ta có năng lượng này]. Vì lý do này mà tâm sân không bao giờ thật sự giúp ích cho ta; trong khi nếu ta luôn luôn sử dụng cách tiếp cận thông minh, thực tiễn thì nó có thể giúp ích cho ta rất nhiều. Ngay cả trong tòa án, nếu một luật sư la lối giận dữ, điều này không có lợi gì cả; nhưng nếu vị này dùng trí thông minh thì có thể thắng kiện.

Thế thì tâm sân hủy hoại khả năng làm việc một cách sáng suốt của trí thông minh. Trí phán đoán có thể bị ảnh hưởng vì những lời sai trái ta đã thốt ra trong cơn giận dữ. Vì vậy, nhờ trí thông minh, ta có thể hiểu rằng sân hận là điều vô ích. Nếu ta có thể phản ứng một cách thích đáng bằng cách sử dụng trí thông minh của mình trong một hoàn cảnh khó khăn, nguy ngập, thì sẽ có lợi hơn. Nói cách khác là trong khi giữ tâm bi đối với người khác, ta giữ được khả năng trở thành bạn bè với người đó sau này. Nếu nổi giận thì ta sẽ mất đi cơ hội kết bạn với họ về sau. Nếu ta suy nghĩ như thế, cảm xúc tiêu cực có thể giảm thiểu. Thậm chí, nếu nó tái phát, thì sẽ yếu kém hơn trước.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8593)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 7349)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
24/09/2010(Xem: 5849)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 10186)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 11553)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 9762)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 10686)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 9229)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 5551)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 6387)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567