Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trò chuyện về hạnh phúc

03/10/201518:24(Xem: 14623)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trò chuyện về hạnh phúc

hanh-phuc-dich-thuc (1)

Mô tả

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những đại thiền sư nổi tiếng nhất thế giới, tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó, rất nhiều cuốn được xếp hạng bestsellers như An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Chúa ngàn đời, Bụt ngàn đời... Ông là một văn nhân, một thi nhân, một học giả và cũng là một người đấu tranh cho hòa bình bằng phương pháp bất bạo động. Năm 1967, khi đề nghị Hội đồng Nobel trao giải Nobel Hòa bình cho thiền sư Thích Nhất Hạnh, mục sư nổi tiếng người Mỹ Martin Luther King đã phát biểu: "Ông thầy tu mãnh khảnh xuất thân từ Việt Nam này, ngài là một học giả uyên thâm. Những phát kiến cho hòa bình của ngài, nếu áp dụng được, sẽ dựng nên một tượng đài cho tinh thần hòa đồng, tình huynh đệ và nhân bản"

Thiền sư chính là người thành lập dòng tu tiếp hiện, hành trì theo lý tưởng “Đạo phật đi vào cuộc đời” với phương pháp thực tập chánh niệm được xây dựng căn bản trên 14 giới tiếp hiện. Phương pháp thực tập chánh  niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới vì thực hành đơn giản nhưng kết quả lại vô cùng sâu sắc. Chỉ cần đem tâm trở về với thân bằng chú ý hơi thở và chú tâm vào những hành động hằng ngày, chúng ta có thể từ từ chuyển hóa và trị liệu nhiều vết thương trong ta và những người khác bằng lòng từ và tâm thương yêu.
Cuối năm 2013, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, hàng chục khóa tu tại rất nhiều địa danh nổi tiếng như Đại học Harvad, Ngân hàng Wold bank, Công ty Google, Facebook…  Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân thiền sư trong suốt cuộc hành trình đó và đã thực hiện cuộc trò chuyện này với rất nhiều tâm huyết và niềm hứng khởi.

[ SÁCH MỚI PHÁT HÀNH ] HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC - NHÀ BÁO HOÀNG ANH SƯỚNG TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
=====================
SÁCH CÓ BÁN TẠI Nhà Sách Nguyệt Linh_Sách Giảm Giá tại gác 2 số 5 phố Đinh Lễ
GIÁ BÌA: 75K
GIÁ BÁN: 56K
======================
“Hạnh phúc đích thực” là cuốn sách khá đặc biệt. Đó là cuộc đàm thoại rất thú vị giữa nhà báo Hoàng Anh Sướng và thiền sư nổi tiếng thế giới Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc và làm thế nào để có được hạnh phúc? Tôi gọi đây là “cuốn sách đặc biệt” cũng bởi sự ra đời khá “đặc biệt” của nó. Trước khi nằm trên tay quý vị, cuốn sách đã đến với đông đảo bạn đọc cả nước dưới dạng loạt bài ghi chép của ký giả nổi tiếng Hoàng Anh Sướng trên báo Tuổi trẻ & Đời sống - một tờ báo có lượng phát hành rất lớn. Rồi nhiều bạn đọc, vì quá yêu thích loạt bài này, đã phô-tô thành từng tệp trao tặng cho bạn bè, người thân. Nhiều chủ nhà hàng ăn chay ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước còn “khuyến mại” tệp phô-tô này cho khách hàng với lời dặn thầm thì như niệm thần chú với gương mặt vừa tươi tắn, mát lành, vừa âm u, bí hiểm: “Đọc đi! Đọc đi! Bí kíp để thành người hạnh phúc đấy!”
Thế rồi, vào một chiều cuối năm 2014, tại Hiên trà Trường Xuân, nhà báo Hoàng Anh Sướng đang tiếp Hãng truyền hình Nhật Bản đến thăm và làm phim về anh với góc độ một nghệ nhân trà, một nhà nghiên cứu và truyền bá Trà Đạo ở Việt Nam, thì có một bưu phẩm được đóng gói rất đẹp chuyển đến anh. Mở bưu phẩm ra, Hoàng Anh Sướng ngỡ ngàng. Hóa ra đó là cuốn “Hạnh phúc đích thực” mà anh chính là tác giả, với “Lời mở đầu” của nhóm làm sách: “Ai trong chúng ta cũng muốn có hạnh phúc và đang đi tìm hạnh phúc. Vậy hạnh phúc đang ở đâu và làm thế nào để có được hạnh phúc? Đó là vấn đề được Đại lão Hòa thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh trò chuyện cùng nhà báo Hoàng Anh Sướng, đã đăng trên báo Tuổi trẻ & Đời sống trong những số ra gần đây.
Là những độc giả thường xuyên của quý báo, lại là những người luôn theo dõi những bước chân hoằng pháp lợi sinh của thiền sư, chúng tôi, qua đây, xin phép nhà báo Hoàng Anh Sướng và Đại Hòa thượng thiền sư, được tập hợp và in vi tính loạt bài trên thành tập sách để tặng – như một món quà năm mới 2015 – cho những ai đang đi tìm hạnh phúc, muốn có Hạnh phúc đích thực…”

Tiếng là in vi tính như một tài liệu tham khảo nội bộ của một nhóm Phật tử ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cuốn sách vẫn rất đẹp và sang trọng. Hoàng Anh Sướng thực sự bàng hoàng và hạnh phúc. Anh đã là tác giả của nhiều bộ sách rất ăn khách nhưng cuốn sách này vẫn nằm ngoài sự hình dung của anh. Bởi trước đó, chính anh cũng không hề hay biết gì về sự ra đời của cuốn sách này. Và rồi, cũng như mọi độc giả bình thường khác, anh tò mò đọc cuốn sách và “bất ngờ vì thấy nó hay quá”. Bởi khi viết từng kỳ và in trên báo, nó chỉ là từng mảng chiêm nghiệm rời rạc. Nhưng khi tập hợp lại thành một tác phẩm hoàn chỉnh, nó mới hiện rõ hình hài với vẻ đẹp tinh khiết, nhân bản. Hoàng Anh Sướng nhờ người quen tìm nhóm Phật tử trong thành phố Hồ Chí Minh đã âm thầm in cuốn sách ấy. Anh muốn gửi họ một khoản tiền để họ chuyển cho anh mấy trăm cuốn sách làm quà tặng bạn bè. “Thế sao Sướng không đưa cho nhà xuất bản in ra thành một cuốn sách nghiêm chỉnh. Cuốn vi tính này còn có nhiều lỗi quá!”. Một bạn văn đã góp ý với Hoàng Anh Sướng như vậy. “Nhưng cuốn sách đã xong đâu. Vẫn còn một phần nữa. Đó là những bi kịch giữa lòng nước Mỹ và sự chuyển hóa kỳ diệu của những nỗi khổ, niềm đau ấy mà tôi đã từng gặp, từng chứng kiến khi theo chân thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức những khóa tu dọc nước Mỹ. Tôi vẫn còn đang viết mà!”. “Đó lại là cuốn sách khác. Có thể đấy là Hạnh phúc đích thực tập II chăng? Còn cuốn sách này đã khép lại rồi. Một cuốn sách hoàn chỉnh. Bạn đọc họ tinh lắm! Tỉnh lắm! Chính những người viết nhiều khi lại u mê…”.
Và thế là cuốn sách “Hạnh phúc đích thực” ra đời. Nó ra đời vì sự thôi thúc của chính người đọc. Ngay cả tên cuốn sách cũng do bạn đọc đặt. Hoàng Anh Sướng bảo tôi: “Thực ra, cuốn sách này cũng chỉ như nhiều cuốn khác của em thôi. Nhưng người đọc thích nó, yêu nó, có lẽ vì quá ngưỡng mộ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Thầy Hạnh siêu lắm đấy!”

========================
NHÀ SÁCH NHẬN SHIP TOÀN QUỐC
HOTLINE: 098 888 2509 (MRS.NGUYỆT)
THAM KHẢO THÊM TẠI http://sachgiamgianguyetlinh.com/

Nhà Sách Nguyệt Linh_Sách Giảm Giá tại gác 2 số 5 phố Đinh Lễ's photo.

Su_ong_nhat_hanh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trò chuyện về hạnh phúc

Cuốn sách "Hạnh phúc đích thực" tập hợp những bài phỏng vấn của nhà báo Hoàng Anh Sướng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh xung quanh chuyện tạo dựng hạnh phúc.

Năm 2013, Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, các khóa tu tại nhiều nơi như Đại học Harvard, Ngân hàng World Bank, Công ty Google, Facebook... Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân Thiền sư trong hành trình đó và thực hiện những cuộc phỏng vấn để đăng báo.

body-2-Hanh-phuc-7248-1427968294.jpg

Sách "Hạnh phúc đích thực". Sách được Nhà xuất bản Phương Đông và công ty Sách Huy Hoàng phát hành hôm 1/4.

Cuối năm 2014, nhà báo Hoàng Anh Sướng nhận được một ấn phẩm có tên "Hạnh phúc đích thực" gửi qua đường bưu điện. Một nhóm Phật tử đã tập hợp các bài phỏng vấn Thiền sư của anh thành tài liệu tham khảo. Ấn phẩm này gợi ý tưởng cho anh thực hiện Cuốn sách Hạnh phúc đích thực.

Trong cuốn sách dày gần 300 trang là những cuộc đối thoại, trò chuyện giữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh với tác giả. Ngay từ mở đầu sách, đáp lại câu hỏi "Với ngài, hạnh phúc là gì?", Thiền sư đã dùng lý lẽ ngắn gọn mà bao quát. Ông cho rằng hạnh phúc là an lạc. Tiếp đó, qua dẫn dắt của nhà báo, Thiền Sư lần lượt bày tỏ quan điểm về các khía cạnh của hạnh phúc trong các bài viết như: "Đừng tìm kiếm hạnh phúc ở tương lai", "Không bùn, không sen. Không có khổ đau sẽ không có hạnh phúc", "Không có truyền thống, không có hạnh phúc"...

Tuy tên sách là Hạnh phúc đích thực, Thiền sư bàn tới mọi vấn đề của đời sống trong các câu trả lời. Ở đó, ông nói về gia đình trong đời sống hiện đại qua bài viết "Phải có truyền thống với tổ tiên chúng ta mới không bị bệnh, không mất gốc". Thiền sư cũng bàn về tình yêu qua nhiều bài như "Nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ biết tình dục mà không biết tình yêu", "Chúng ta đang sử dụng chữ 'yêu' một cách bừa bãi", "Tình yêu sẽ chết nếu không được nuôi dưỡng bằng hiểu và thương"... Ông cũng bàn tới nhiều vấn đề thời sự, như tại sao xã hội bây giờ có nhiều người tự tử; có nên học theo lối sống hay thói quen của một ngôi sao nổi tiếng; nên hay không ăn uống theo một công thức tân thời...

body-Hanh-phuc-3559-1427968295.jpg

Nhà báo Hoàng Anh Sướng trong buổi ra mắt sách tại Hà Nội.

Buổi ra mắt sách hôm 1/4 tại Hà Nội có sự tham gia của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông cho biết đã nghe nhiều bài giảng của thầy Thích Nhất Hạnh qua băng, đĩa. Về cuốn Hạnh phúc đích thực, Trần Đăng Khoa nhận xét: "Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bàn khá nhiều về hạnh phúc trong các bài thuyết giảng của ông hoặc ở nơi này, hoặc ở nơi kia, nhưng theo tôi, trong Hạnh phúc đích thực, vấn đề này được ngài dẫn giải đầy đủ, sáng tỏ nhất".

Nhà văn Sương Nguyệt Minh bày tỏ cảm nhận sau khi đọc Hạnh phúc đích thực: "Tác phẩm đã vượt qua tầm đàm thoại cá nhân giữa nhà báo Hoàng Anh Sướng và Đại Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trở thành cuộc đối thoại giữa hàng triệu con người đang mệt mỏi, loay hoay đi tìm hạnh phúc với Bụt. Đọc hết trang cuối cùng, khép cuốn sách lại, ta bỗng giật mình ngộ ra: hạnh phúc là những điều bình dị ở trong ta, quanh ta mà ta không hề biết".

Tác giả tiết lộ, những gì in trong sách chỉ là một nửa cuộc trò chuyện của anh với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, phần còn lại anh dự định in trong một cuốn sách khác. Hoàng Anh Sướng cho biết, trong thời gian ở Mỹ, anh vinh dự được Thiền sư mời ăn cơm, uống trà 7 lần. Đó là những cuộc gặp gỡ quý báu, khiến anh hiểu ra nhiều điều từ sự thông tuệ của Thiền sư.

Lam Thu




Su_Ong_Nhat_Hanh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về Hạnh phúc đích thực

Lần đầu tiên, những câu hỏi “muôn đời cũ”: hạnh phúc là gì – làm thế nào để có được hạnh phúc? đã được Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn giải sâu sắc, cụ thể trong cuốn sách: “Hạnh phúc đích thực” – cuốn sách ghi lại cuộc trò chuyện giữa nhà báo Hoàng Anh Sướng và Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những đại thiền sư nổi tiếng thế giới, tác giả của hàng trăm cuốn sách như An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Chúa ngàn đời Bụt ngàn đời… Ông là một văn nhân, một thi nhân, một học giả và cũng là một người đấu tranh cho hòa bình bằng phương pháp bất bạo động.

thiền sư Thích Nhất Hạnh, hạnh phúc đích thực, Hoàng Anh Sướng...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn giải về "Hạnh phúc đích thực".

Thiền sư chính là người thành lập dòng tu tiếp hiện, hành trình theo lý tưởng “đạo Phật đi vào cuộc đời” với phương pháp thực tập chánh niệm được xây dựng căn bản trên 14 giới tiếp hiện.

Cuối năm 2013, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tổ chức chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ, kéo dài suốt hai tháng với hàng trăm buổi thuyết pháp, thu hút đông đảo người tham dự.

Nhà báo Hoàng Anh Sướng đã theo chân Thiền sư trong suốt hành trình đó và thực hiện một cuộc trò chuyện dài kỳ đầy tâm huyết với chủ đề “Hạnh phúc đích thực”.

Có lẽ, câu hỏi “hạnh phúc là gì?”, “làm thế nào để có được hạnh phúc?” vừa là điều băn khoăn, vừa là điều hối thúc, vừa là khát khao của loài người luôn muốn kiếm tìm, luôn mong muốn có câu trả lời, luôn muốn có một lối đi, đích đến…

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, không thể có hạnh phúc từ những cuộc tranh giành. Sự thành công của mình không thể trả giá bằng thất bại của người khác. Tại sao người kia phải thất bại thì mình mới thành công? Tại sao người khác cứ phải đau khổ thì mình mới có hạnh phúc?

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bàn khá nhiều về hạnh phúc trong các bài thuyết giảng của ông hoặc ở nơi này, hoặc ở nơi kia, nhưng cuốn sách “Hạnh phúc đích thực” vấn đề này được ngài dẫn giải đầy đủ nhất, sáng tạo nhất.

thiền sư Thích Nhất Hạnh, hạnh phúc đích thực, Hoàng Anh Sướng...
Nhà báo Hoàng Anh Sướng - tác giả của cuốn sách.

Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa – người viết bài giới thiệu về cuốn sách, “cũng do cách dẫn chuyện rất khéo và tinh tế của nhà báo Hoàng Anh Sướng mà câu chuyện luôn biến hóa, hấp dẫn, đề cập đến nhiều vấn đề lớn, hóc búa mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thoát như không. Người hỏi chuyện, lèo lái câu chuyện và người tiếp chuyện như hai tấm gương cùng soi vào nhau và cả hai cùng sáng lấp lánh…”.

Mùa hè năm 2013. Nhà báo Hoàng Anh Sướng (phóng viên báo Tuổi trẻ và Đời sống) đã có cuộc hành trình dài ngày theo chân Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chuyến hoằng pháp đạo Phật dọc nước Mỹ.

Anh kinh ngạc nhận thấy một điều, người dân khắp nơi trên hành tinh đổ về nước Mỹ nghe thiền sư thuyết giảng Phật pháp. Trong số hàng ngàn người nghe đó, có những nhà chính trị nổi tiếng, những nhà khoa học lỗi lạc từng được nhận giải Nobel… Trình độ, địa vị xã hội và số phận của mỗi người cũng rất khác nhan nhưng họ đều có một điểm chung, đó là sự sùng kính Thiền sư.

Anh cũng ngạc nhiên khi biết mỗi giờ thuyết giảng của thiền sư được trả hàng triệu USD. nhưng thiền sư sống rất đạm bạc. Tài sản và vật dụng của ông chẳng có gì đáng giá. Số tiền khổng lồ ấy, thiền sư dùng để nuôi hàng ngàn đệ tử trong tăng đoàn, rồi làm từ thiện cho những người bất hạnh khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

thiền sư Thích Nhất Hạnh, hạnh phúc đích thực, Hoàng Anh Sướng... 

Kết thúc chuyến đi, về Việt Nam, nội dung cuộc trò chuyện của mình với Thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhà báo Hoàng Anh Sướng lần lượt đăng tải thành nhiều kỳ trên tờ báo Tuổi trẻ và Đời sống. Loạt bài nhanh chóng được bạn đọc cả nước tiếp nhận. Nhiều chủ nhân của các quán ăn chay ở Hà Nội, TP.HCM còn in những bài viết này thành số lượng lớn để tặng cho các thực khách đến quán, như là một món quà tươi tắn mát lành, với thông điệp thầm kín: “Đọc đi! Đọc đi! Bí kíp để thành người hạnh phúc đấy” - (đoạn mở đầu trong bài giới thiệu cuốn sách của nhà thơ Trần Đăng Khoa).

Và bây giờ, “Hạnh phúc đích thực” đã hiện hữu trong cuốn sách cùng tiêu đề, cuốn sách mà nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét, đó là một “cuốn sách đặc biệt” – nó chuyển tải những dẫn giải minh triết, dễ hiểu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về một câu hỏi muôn đời không bao giờ cũ, câu hỏi mà loài người luôn luôn băn khoăn, và luôn luôn khát khao tìm kiếm, là mục đích mà cuộc sống lúc nào cũng hướng đến.

Kiên Trung

Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên cách tìm hạnh phúc tự thân

Trong cuốn "Muốn an được an" mới phát hành tại Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ ra rằng, hạnh phúc có ở quanh ta, vấn đề là mỗi người phải tự biết trở về với bản thân để có được an lạc.
  • Muốn an được an được thiền sư Thích Nhất Hạnh viết bằng tiếng Anh với tên gọi Being Peace. Tác phẩm xuất bản bản tiếng Anh lần đầu năm 1987, tới nay được đánh giá là một tác phẩm mẫu mực của văn học tôn giáo đương đại. Tác phẩm được sư cô Chân Hội Nghiêm chuyển sang tiếng Việt trong lần phát hành đầu tiên tại Việt Nam.
anan-9369-1425446328.jpg

Mới đây, Nhà xuất bản Lao Động và công ty Thái Hà Books phát hành bản tiếng Việt cuốn sách. Ảnh: Em Hanoi.

Trong Muốn an được an, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa ra các con số về tình hình xã hội ở thời điểm tác giả viết sách: "Mỗi ngày có 40.000 trẻ em chết đói. Những siêu cường quốc có hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân, đủ để tiêu diệt hành tinh của chúng ta nhiều lần". Theo Thiền sư, cuộc sống có nhiều khổ đau như vậy, nhưng cũng tràn đầy mầu nhiệm: "Tuy nhiên, mặt trời mọc sáng nay rất đẹp, những đóa hoa hồng nở ven đường sáng nay là một màu nhiệm".

Ông cho rằng, cuộc sống không chỉ có khổ đau, do đó ta phải biết tiếp xúc với những màu nhiệm của sự sống, bởi bất cứ lúc nào, những màu nhiệm ấy cũng có mặt khắp nơi trong ta và quanh ta. Thiền sư viết: "Nếu tự thân ta không có hạnh phúc, bình an thì chúng ta không thể hiến tặng hạnh phúc và bình an cho người khác... Có bình an, hạnh phúc thì chúng ta sẽ mỉm cười và nở ra như một bông hoa, khi đó, mọi người chung quanh ta, từ gia đình cho đến xã hội, ai cũng được thừa hưởng".

Để hướng dẫn mọi người có thể tìm được an từ bản thân, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên: "Chúng ta phải bình tĩnh để nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng, sáng suốt. Thiền tập là ý thức được những tình trạng đang xảy ra và tìm cách cứu chữa cho những tình trạng đó" (trích phần Ba viên ngọc quý). Trong phần Cảm thọ và tri giác, Thiền sư cho rằng mỗi ngày con người có nhiều cảm thọ: khi thì hạnh phúc, lúc buồn khổ, giận dữ, bực bội, sợ hãi... Những cảm thọ này xâm chiếm tâm thức và trấn ngự mỗi người trong một thời gian. Vì thế, cần biết nhận diện và xử lý từng cảm thọ đó để được an lạc. 

Vừa chỉ ra con người có được an hay không nằm ở bản thân mỗi người, Thiền sư vừa dẫn giải các sự việc, xã hội được giải quyết từ tâm thế bình an của mỗi cá nhân. Trong phần Làm việc cho hòa bình, Thiền sư cho rằng phong trào hòa bình không thể hoàn thành sứ mạng nếu chứa đầy hận thù và giận dữ. Ông bày tỏ quan điểm: "Phong trào hòa bình có khả năng sử dụng ngôn ngữ hòa ái để diễn bày con đường hòa bình không còn phụ thuộc vào những người làm công tác hòa bình có an hay không".

Phần cuối sách, tác giả khuyên: "Thiền tập trong đời sống hàng ngày". Ông đưa ra các phương pháp đơn giản giúp mọi người định tâm hàng ngày, đơn giản nhất là việc đếm hơi thở, dành thời gian ngắn trong ngày để theo dõi hơi thở, hoặc ý thức "trong ta có Bụt" hàng ngày...

Tác giả cuốn sách - Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, một nhà hoạt động xã hội. Ông từng được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 1967. Ông là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma. Ngoài Muốn an được an, Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn là tác giả của trên 100 cuốn sách, trong đó có 40 cuốn viết bằng tiếng Anh. 

Lam Thu

 

Su_ong_nhat_hanh2

'Kết một tràng hoa' đi tìm những điều vi diệu của cuộc sống

Cuốn sách mới của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là tác phẩm diễn giải Kinh Pháp Cú với những ngôn từ đẹp, góp phần giúp mỗi người soi chiếu phẩm hạnh.

  • "Ai là người tuyển chọn các cõi, bỏ các vùng địa ngục mà chỉ giữ lại các tầng trời? Ai là người có thể tuyển chọn được Pháp Cú như một kẻ chuyên nghiệp có tài chọn hoa và kết thành tràng hoa?". Lời của bài kệ đầu tác phẩm này có lẽ được lý giải phần nào qua Kết một tràng hoa. Cũng như những người tuyển chọn và biên tập kinh Pháp Cú, cả cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh nguyện theo con đường người chọn hoa.
Bìa cuốn sách "Kết một tràng hoa"

Bìa cuốn sách "Kết một tràng hoa".

Kinh Pháp Cú là cuốn kinh tinh yếu trong kho tàng kinh Phật được Thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn giải công phu và sáng tỏ với cái tên giản dị: Kết một tràng hoa. Cuốn sách là bản dịch từ kinh Pháp Cú trong tạng Hán của Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrata) - một trong những vị luận sư nổi tiếng của bộ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Trong tác phẩm này, tác giả chuyển các bài kệ của kinh thành văn xuôi với lời lẽ dễ hiểu. Trong đó có ba bài kinh Thích Nhất Hạnh có cơ hội giảng giải là: kinh Rong chơi trời phương ngoại, kinhChiếc lưới ái ân và kinh Điềm lành lớn nhất.

Về nội dung, kinh được diễn giải theo từng "phẩm" và theo từng bài kệ. Có thể coi mỗi bài kệ là một bài thơ với những tiêu đề như: Vô thường phẩm, Song yếu phẩm, Minh triết phẩm, Tâm ý phẩm, Hoa hương phẩm, Ái thân phẩm, Ái dục phẩm, Cát tường phẩm…

Với những độc giả bình thường, những phẩm như: Hoa hương phẩm có thể được xem là lời thơ tuyệt diệu:

"Trì thế khôi dụ
Huyễn pháp hốt hữu
Đoạn ma hoa phu
Bất đổ sinh tử"

(Bài kệ 3)

Dịch xuôi: "Biết rằng cuộc đời cũng như đồ gốm chưa nung và các pháp đều như huyễn không thật có, thì có thể phá tan được tràng hoa mà ma vương đã phô diễn ra và chấm dứt được sinh tử".

"Hoa hương khí vi
Bất khả vị chân
Trì giới chi hương
Đáo Thiên thù thắng"

(Bài kệ 13)

Dịch xuôi: "Hương thơm của hoa tuy là vi diệu, nhưng chưa chân thực bằng hương thơm của giới hạnh".

Ngoài quyển Kết một tràng hoa, Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn có nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích như: Bông hồng cài áo, Những con đường đưa về núi Thứu, Đập vỡ vỏ hồ đào, Thiền tập cho người bận rộn,Quyền lực đích thựcGiọt nước cành dương, Bước tới thảnh thơi...

Những ngày qua, nhiều người dõi theo từng diễn biến nhỏ nhất về tình trạng sức khỏe của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Pháp môn Làng Mai thông báo cách đây ít lâu, sức khỏe của Thiền sư ổn định nhưng vẫn chưa qua cơn nguy kịch. Ông ngủ sâu và ít giao tiếp hơn.

Bạch Tiên


Những chuyến đi của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Với tâm niệm "hãy đi như thể dùng đôi chân hôn lên Trái Đất", thiền sư Thích Nhất Hạnh đã dành phần lớn cuộc đời mình để tới khắp nơi trên thế giới, tuyên truyền Phật pháp cũng như tư tưởng yêu chuộng hòa bình.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Ông xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Tứ Hiếu, gần Huế. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi. Ảnh: ID Project

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu và diễn thuyết tại Đại học Princeton và Đại học Cornell. Sau này, ông tham gia giảng dạy tại Đại học Columbia. Tuy nhiên, mục đích chính trong những chuyến đi ra nước ngoài của ông vẫn là vận động cho hòa bình. Trong ảnh, thiền sư gặp mặt Martin Luther King, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi vào năm 1966. Ảnh: Sweeping Zen

 

Với những hoạt động không ngừng nghỉ, thiền sư Thích Nhất Hạnh được coi là một trong những lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng nhất ở phương Tây. Trong ảnh, thiền sư (phải) trong một cuộc gặp mặt với Đạt Lai Lạt Ma (áo đỏ) vào năm 2007. Ảnh: Smile Calm

 

Thiền sư trở về Việt Nam hai lần vào năm 2005 và năm 2007, đi khắp đất nước, tổ chức những khóa tu, buổi pháp thoại và gặp gỡ các tăng ni phật tử. Đầu năm 2007, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan", cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai từng chịu hậu quả của chiến tranh. Ảnh: Wikipedia

 

Thiền sư từng nói chuyện cùng Oprah Winfrey, ngôi sao, truyền hình, tỷ phú Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 9/2009 tại New York. Theo Winfrey, ông là một nhà sư Phật giáo có 60 tuổi đạo, cũng là một người thầy dạy học, một nhà văn, một người can đảm gióng lên tiếng nói chống chiến tranh. Ảnh: Lang Mai

 

Thiền sư đã phối hợp kiến thức về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật Giáo Đại thừa, và một số phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận mới đối với thiền. Ông cũng là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism). Trong ảnh, thiền sư đang nói chuyện tại buổi tọa đàm với nhân viên của Ngân hàng Thế giới năm 2013. Ảnh: HM

 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (phải) nói chuyện cùng Thượng tọa Hyemin, rất nổi tiếng và là tác giả những cuốn sách bán chạy nhất của Hàn Quốc, trong một chương trình truyền hình quay tại Seoul ngày 14/5/2013. Ảnh: Yonhap.

 

Vũ Hoàng (tổng hợp)

Thiền sư Thích Nhất Hạnh - người khởi xướng 'Phật giáo dấn thân'

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, nhờ việc truyền thụ cách tiếp cận thiền đầy mới mẻ và những hoạt động không ngừng nhằm thúc đẩy hòa bình trên thế giới.

thich-nhat-hanh-3365-1415940278.jpg

Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ảnh: Identity Theory

Ông là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và nhà vận động vì hòa bình. Ông sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Ông xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Tứ Hiếu, gần Huế. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật Giáo Đại thừa, và một số phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận mới đối với thiền.

Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism). Với những hoạt động không ngừng nghỉ của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh trở thành nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây, chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma, AP đánh giá trong một bài viết ra năm 2009.

Năm 1956, ông làm Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thập niên 1960, ông lập nên trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (SYSS), một tổ chức từ thiện giúp dựng lại các làng bị đánh bom, xây trường học, trạm xá, và hỗ trợ những gia đình vô gia cư sau chiến tranh ở Việt Nam.

Ông cũng là một trong những người thành lập Đại học Vạn Hạnh, trường tư thục danh tiếng, tập trung nhiều nhà nghiên cứu về Phật giáo, văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam. Trong một buổi gặp mặt vào tháng 4/1965, đoàn sinh viên trường Vạn Hạnh đưa ra "lời kêu gọi vì hoà bình", với nội dung chính là thúc giục hai miền Nam - Bắc tìm "giải pháp chấm dứt chiến tranh và đem lại cho người dân Việt Nam cuộc sống hòa bình với lòng tôn trọng lẫn nhau".

Thiền sư Thích Nhất hạnh đã nhiều lần đến Mỹ để nghiên cứu và diễn thuyết tại Đại học Princeton và Đại học Cornell. Sau này, ông tham gia giảng dạy tại Đại học Columbia. Tuy nhiên, mục đích chính của những chuyến đi ra nước ngoài của ông vẫn là vận động cho hòa bình.

Năm 1966, ông lập ra dòng tu Tiếp Hiện (Order of Interbeing) đồng thời thành lập nhiều trung tâm thực hành và thiền viện trên khắp thế giới. Ông cư ngụ chủ yếu tại Tu viện Làng Mai, thuộc vùng Dordogne, miền nam nước Pháp.

Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và phương pháp của thiền sư Thích Nhất Hạnh thu hút sự quan tâm của nhiều thành phần đến từ các quan điểm tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Ông đưa ra cách thực hành "chánh niệm" (mindfulness), thường được điều chỉnh cho phù hợp với tri giác phương Tây.

Cuộc đời ông gắn liền với các hoạt động vì hòa bình. Ông đã tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau; thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và tìm kiếm giải pháp ôn hòa cho các mâu thuẫn. Năm 2005, ông tổ chức buổi diễu hành vì hòa bình ở Los Angeles với sự tham gia của hàng nghìn người, theo Christian Science Monitor.

Ông trở về Việt Nam hai lần vào năm 2005 và năm 2007, đi khắp đất nước, tổ chức những khóa tu, buổi pháp thoại và gặp gỡ các tăng ni phật tử. Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam với tên gọi "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan", cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai từng chịu hậu quả của chiến tranh.

Theo thông báo đăng trên trang web của pháp môn Làng Mai do thiền sư Nhất Hạnh đứng đầu, hôm 11/11, ông trải qua một cơn xuất huyết não và đang được các bác sĩ, y tá cùng môn đệ chăm sóc tăng cường.

Thich-Nhat-Hanh-in-Vietnam-2-4240-141594

Thiền sư Thích Nhất Hạnh (cầm nón, đi đầu) trong chuyến trở về Việt Nam năm 2007. Ảnh: Wikipedia



Vũ Hoàng 
(tổng hợp)

 

 

Hoang Anh Suong

Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 5595)
Dharamshala: Sáng sớm ngày 5 tháng 7 năm 2021, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngỏ lời nhâp dịp sinh nhật lần thứ 86 của mình, để cảm ơn đến với mọi người, vì những lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi chỉ là một con người bình thường như bao nhiêu người khác. Thực sự cho thấy nhiều người yêu quý tôi. Nhiều người yêu quý nụ cười hồn nhiên của tôi. Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của tôi khá tươi trẻ. Nhiều người đã cho tôi thấy tình bạn chân chính.
02/08/2021(Xem: 5552)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” ! Khoa học ngày nay đã trải nghiệm và chứng minh rằng: "Mỗi động lực gây ra đều tạo một phản lực tương đồng và ngược chiều, động lực và phản lực không bao giờ tách rời nhau". Nhân quả là quy luật đã sẵn có trong vũ trụ, nên có tính bất biến và rất nghiêm minh, gieo nhân từ ba nghiệp thân, khẩu, ý rồi, khi đủ duyên phải nhận quả, trong hiện đời hoặc nhiều kiếp về sau, không thể chạy trốn vào đâu được. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.
02/08/2021(Xem: 14720)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
02/08/2021(Xem: 3977)
Nhiều nhà sư đang khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ y tế để tham gia chống dịch khi Covid-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan. Thái Lan đang phải chật vật kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất do biến chủng dễ lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến hệ thống y tế bên bờ vực quá tải và gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch.
01/08/2021(Xem: 12684)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/07/2021(Xem: 4224)
Đại dịch đang tàn phá quê nhà. Đất nước như trong nhà lửa. Mọi người đều đang sống trong nỗi lo. Nhiều người bất an, kể cả trong giấc ngủ, hễ chợp mắt là những hình ảnh đáng sợ hiện ra. Có những bài kinh nào để hộ thân, và để có giấc ngủ bình an? Bài viết này sẽ tìm các bài kinh đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hành – vừa để hộ thân, vừa có giấc ngủ bình an. Người viết không có thẩm quyền gì, nơi đây chủ yếu là chép lời Đức Phật dạy. Các sai sót, nếu có, xin được sám hối. Công đức chép kinh xin hồi hướng về quê nhà cho tất cả mọi người bình an.
29/07/2021(Xem: 6563)
Giếng nước tình thương cho dân nghèo xứ Ấn Namo Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ''..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết - Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa quí Ni Sư và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay chúng tôi vừa hoàn tất một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo khu vực làng Uruvela Uruvela-Kassapa, Gaya, Nalanda tiểu bang Bihar India. 6 giếng nước này được thành tựu từ lòng bi mẫn của chư vị trong nhóm Phật tử chùa Từ Hạnh- Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
28/07/2021(Xem: 4394)
Đây là những điều tôi đã nghe: Vào một thời, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang cư ngụ cùng với đại chúng tu sĩ và đại chúng Bồ tát trên núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Vào lúc ấy Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang nhập đại định làm minh bạch các hiện tượng được gọi là “trực giác thậm thâm”. Cùng lúc ấy, Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, cũng đang quán sát sự thực hành tuệ trí hoàn thiện thậm thâm và đang quán chiếu những tập hợp này (sắc, thọ, tưởng, hành, thức[1]) như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém.
27/07/2021(Xem: 7978)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]