Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Vị Đạo Sư

10/04/201512:09(Xem: 9032)
14. Vị Đạo Sư

 

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 
Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm



CHƯƠNG MƯỜI BỐN  

VỊ ĐẠO SƯ 
  
Do nhiều biến cố ngoài ý muốn, Tenzin bất đắc dĩ phải đảm nhiệm vai trò giảng sư. Cô không hề vạch ra kế hoạch thay đổi lạ lùng này, cũng không thích thú gì mấy trách nhiệm lãnh đạo tinh thần đó; cô chỉ thích sống yên tịnh và cô liêu để đạt mục tiêu thành đạo của cô; nhưng những đòi hỏi cấp bách về tài chánh để thành lập một Ni viện giúp cho các nữ tu khác bắt buộc Tenzin phải thay đổi kế hoạch của riêng mình và đứng lên đảm trách công tác nặng nề này.  
  
Muốn mua một mảnh đất gần Tashi Jong để xây tu viện phải cần tới hàng 100.000 đô la để mua gạch, xi-măng, cát, đá, v.v... ; vì thế, Tenzin đã đi thuyết giảng hết trung tâm Phật giáo này sang tu viện khác, giảng cho nhóm nghiên cứu này sang nhóm tu học nọ, trao đổi, góp ý kinh nghiệm cá nhân về tâm linh cũng như trí tuệ 30 năm tu học của cô để quyên góp tiền bạc. Mặc dù công tác hoằng dương Phật pháp và lạc quyên rất khó nhọc, và trải qua những tuần, những tháng, những năm dài đi khắp mọi nơi trên thế giới để thuyết giảng, Tenzin vẫn ôn hòa kiên nhẫn, bình tâm, và cư xử bình đẳng trân trọng đối với mọi người (người cho 5 đô la hay người cho 5000 đô la đều ngang hàng nhau, không thiên vị, phân biệt).  
  
Tenzin tâm sự:  
  
- "Các vị Lạt Ma cao cấp đã cầu nguyện và nói công tác xây cất nữ tu viện này sẽ thành tựu. Tôi rất tin tưởng và an tâm tiếp tục, không nản chí."  
  
"Có nhiều lúc tôi nghĩ làm sao tôi có thể đảm nhiệm trọng trách này, tôi cũng không biết nữa. Nếu cách đây vài năm, có người nói với tôi rằng nên đi thuyết giảng khắp thế giới để quyên tiền, chắc tôi nghĩ là họ đã điên rồi. Nhưng bây giờ, nếu tôi không làm thì ai làm đây? Và đó cũng là cách báo ơn Sư Phụ của tôi."  
  
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi qua. Tenzin bắt đầu chương trình du thuyết của cô tại Singapore năm 1994, một năm sau khi cô trình bày quan điểm của cô về tình trạng Ni giới lên Đức Đạt Lai Lạt Ma. Cô không chuẩn bị nên vừa đến Singapore, cô gặp trắc trở liền. Không một ai biết Tenzin là ai, thế nào, và họ cũng không biết là cô đã đến Singapore. Trong lúc bối rối đó, cô bỗng gặp lại một người quen cũ, một người phụ nữ Trung Hoa tên Wong Pee Lee. Thật là một sự gặp gỡ kỳ thú, vì đêm trước Wong Pee Lee đã nằm mơ thấy Tenzin đứng giữa các nữ thần Dakinis lộng lẫy với xiêm y lụa là đủ mầu sắc. Trong giấc mơ, Wong Pee Lee nghe văng vẳng một giọng nói vang lên: "Đã đến lúc nhà ngươi phải giúp đỡ các phụ nữ khác !"  
  
Tenzin nói cho Wong Pee Lee biết về mục đích xây Ni viện của cô. Giấc mơ của Wong Pee Lee đã ứng nghiệm. Wong Pee Lee bắt tay thực hiện và buổi thuyết trình đầu tiên của hàng trăm buổi giảng khác về sau được tổ chức với sự giúp đỡ ủng hộ của rất đông người. Từ Singapore, Tenzin du thuyết xuyên qua Đông Nam Á, vòng quanh Mã Lai Á (Malaysia), Đài Loan (Taiwan), Brunei, Hồng Kông, Sarawak, Nam Dương (Indonesia), Cao Miên (Cambodia), Phi Luật Tân (The Philippines), rồi tới nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ qua các tiểu bang Washington, Seatle, Nữu Ước, Maryland, Vermont, Hạ uy Di; và qua lại vùng biển California trước khi trở về Á Châu và lại đi thuết giảng một vòng khắp các nước khác. Mỗi lần tổ chức thuyết giảng đều có người giúp Tenzin soạn thảo chương trình. Bất cứ nơi nào cô đến đều đông đảo người nghe và họ rất quan tâm đến những kinh nghiệm sống tâm linh của một nữ tu sĩ ẩn cư 12 năm trong động tuyết. Họ khát khao được nghe giáo pháp và náo nức xem Tenzin chuyển đạt kinh nghiệm tâm linh của cô như thế nào. Họ đã không thất vọng. Tenzin đã chứng tỏ cô là một giảng sư, một đạo sư xuất sắc. Tenzin đã nói với tất cả sự chân thành tận đáy tâm hồn cô, không cần giấy, không cần chuẩn bị, và với lời nói cứ tuôn ra đều đặn trong suốt như pha lê. Đại chúng đã uống từng lời nói của Tenzin và từng vấn đề của họ đã được Tenzin giải đáp. Hơn thế nữa, tất cả mọi người như cảm nhận được làn sóng tâm linh của cô trong những năm dài ẩn cư thiền định. Tenzin không nói vòng vo tam quốc mà trực thẳng vào trung tâm vấn đề một cách chân thành, cởi mở, thực tiễn, thẳng thắn, và đầy thông minh, sắc sảo. Tenzin khác hẳn với các triết gia hay các giảng sư khác chứa đầy những kinh sách chữ nghiã vay mượn; cô nói bằng chính sự chứng nghiệm cá nhân thực thụ, bằng sự nỗ lực tinh cần tu tập bền lâu, bằng niềm tin sắt đá vào Tam Bảo, và Trí Tuệ Từ Bi khai phóng tự nhiên.  
  
Đối với các vị Lạt Ma Tây Tạng khác gặp nhiều khó khăn trong công tác hoằng dương truyền bá Phật pháp qua Tây Phương vì ngôn ngữ bất đồng, văn hóa sai biệt và trình độ Anh ngữ của các sư còn quá kém, nhất là giáo lý Phật giáo Mật Tông lại quá thâm sâu khó hiểu; Tenzin được thuận duyên hơn khi giảng giải Phật giáo đến các ngườI Âu Mỹ, vì tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của cô và dù sao đi nữa, là ngườI bản xứ, Tenzin quen với phong tục tập quán Âu Mỹ hơn các vị tu sĩ Tây Tạng. Cô đã đi từ trung tâm thiền viện Phật giáo Tây Tạng này qua những nhóm thiền sinh khác, giảng Thiền Minh Sát cho các tín đồ cộng đồng Thiên Chúa Giáo, ngay cả những nhóm phi tôn giáo cũng chịu tu tập nghiên cứu giáo lý; và càng hoạt động Phật sự, tiếng tăm Tenzin càng nổi lên như cồn bởi đức hạnh và trí tuệ uyên bác của cô.  
  
Khi giảng cho một nhóm nghiên cứ trị liệu pháp ở Seatle, Tenzin đã nói: 

- "Đầu óc chúng ta như bãi chứa đồ phế thải. Cái gì chúng ta cũng chất chứa vào cái bãi đó. Những buổi tranh luận, hội thảo, hội họp báo chí, những trò chơi giải trí, v.v... chúng ta đều chất chồng trong đầu óc chúng ta, và đó là lý do vì sao chúng ta mệt mỏi quá. Chúng ta mệt mỏi vì chúng ta ôm đồm quá, tham lam quá nên không chịu buông bỏ gì hết.  
  
"Tôi rất hoan nghinh công việc các bạn đang làm. Các bạn chọn công việc này không phải chỉ vì miếng ăn sự sống - nếu chỉ là kiếm sống thì dễ quá - nhưng các bạn chọn công việc này vì các bạn muốn giúp đỡ người khác. Các bạn đã cho đi tất cả những gì các bạn có, và các bạn cũng cần tiếp thu lại, nếu không, đầu óc các bạn sẽ giống như những cái thùng rỗng tuếch. Chúng ta luôn luôn cho đi và nhận lại, cho đi và nhận lại."  
  
"Người ta thường nghĩ rằng mỗi khi họ mệt, cần phải nghỉ ngơi thì họ bật TV lên, hay ra ngoài dạo phố, hoặc uống vài ly bia rượu, v.v... nhưng thực ra, những thức đó không giúp được gì mà trái lại, còn nhồi nhét sự mỏi mệt thêm vào đầu óc vốn đã căng thẳng vì bao công việc - ngay cả giấc ngủ cũng chưa chắc đã là sự nghỉ ngơi thực sự.  
  
"Muốn được yên nghỉ thực sự và hoàn toàn, chúng ta cần chuẩn bị sẵn cho chúng ta một khoảng trống vắng, yên tịnh tâm linh. Chúng ta cần dọn dẹp sạch sẽ đống rác trong cái bãi chứa, và lắng đọng lại những tiếng động bên trong, và phương cách thực hiện để tìm sự yên tịnh tâm hồn là Thiền Quán trong Tỉnh Thức. Đó là phương cách hữu hiệu nhất để giúp cho đầu óc chúng ta được nghỉ ngơi nhưng nhậy bén. Chỉ cần 05 phút thôi, chúng ta sẽ cảm thấy con người chúng ta tươi mát trở lại, tinh xảo trở lại, minh mẫn trở lại, nhậy bén trở lại."  
  
 "Người ta hay nói: "Tôi không có thì giờ để thiền, không có thì giờ để nghỉ, không có thì giờ để làm cái này cái nọ, v.v.." Điều đó không đúng. Chúng ta có thể thiền khi đi dọc hành lang sở làm hay nhà, khi đợi máy vi tính thay đổi những chương trình, hay khi chúng ta dừng xe ở đèn đỏ các ngã tư, khi đứng xếp hàng, khi vào phòng tắm, hay cả khi chải đầu. Chúng ta hãy tỉnh giác trong từng giây phút, ý thức trong từng hành động. Chúng ta thử chọn một việc làm nào đó trong ngày và tập trung hoàn toàn tư tưởng vào nó, và rồi chúng ta sẽ thấy kết quả ngoài ý muốn - Một sự thư giản và tỉnh thức thức trọn vẹn .  
  
 "Thiền định không phải là chỉ ngồi yên trong hang động cả 12 năm, mà chính là phải tu tập từng phút, từng ngày. Chúng ta thực tập hạnh bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn ở đâu? Pháp Phật không phải là những giáo điều nói suông, rỗng tuếch - Pháp Phật vi diệu ở nơi thực hành để chuyển hóa tâm thức; những sự chuyển hóa tâm thức đó sẽ không bao giờ đạt được kết quả nếu chúng ta mê muội cho là chỉ cần ngồi yên thiền định và không hiểu biết lý lẽ của các pháp vốn biến chuyển sinh diệt từng giây phút trong dòng sinh mệnh của con người. Lý do đơn giản là chúng ta đã quên, đã đánh mất đi thực tại."  
  
Chúng ta nghĩ giác ngộ là một cái gì thật là to lớn, thật vĩ đại, thật phi thường - nhưng chúng ta đã lầm.  
  
"Giác ngộ chân lý thật ra vô cùng đơn giản, nó ở ngay trước mắt chúng ta, ngay trong phút giây hiện tại và bây giờ. Và một khi chúng ta ý thức được hiện tại, chúng ta giác ngộ được chân lý.  
  
 "Tiếng Sanskrit gọi là Tâm Thức là "Smriti", tiếng Pali gọi nó là "Sati", và tiếng Tây Tạng là "Drenpa". Nói chung, tất cả đều có nghiã là "Hồi tưởng, Nhớ lại". Khái niệm đó quả không dễ hiểu. Nếu Tâm Thức còn có một nghiã "Hồi Tưởng, Nhớ" thì kẻ thù của nó là "Quên Lãng". Chúng ta chỉ tỉnh thức trong chốc lát và rồi chúng ta lại quên. Quên rồi nhớ, nhớ rồi quên. Vấn đề rắc rối là ở chỗ đó, vì sao? Bởi vì chúng ta không có thói quen nhớ nên cứ hay quên.  
  
Cái đau khổ nhất của con người là họ luôn nhìn sự vật qua lăng kính khái niệm, phán xét, hay suy diễn. Thí dụ như khi chúng ta nhìn một người nào đó, chúng ta không nhìn đúng người đó đang là, mà chúng ta nhìn người đó qua sự liên hệ giữa ta và người đó, qua tình cảm cá nhân chúng ta thích hay không thích họ, hay người đó gợi cho chúng ta nhớ lại kỷ niệm gì, hình bóng nào, hoặc là người đó có những đức tính hay cá tánh gì hợp vớI chúng ta - Đối với tất cả sự vật, chúng ta đều đánh giá qua những giác quan thấy, nghe, nếm, ngửi, sờ mó, cộng thêm suy tưởng và kinh nghiệm của chúng ta. Và rồi, ý thức và kinh nghiệm đó đã đánh lừa chúng ta và biến chúng ta thành những con người máy móc, điều kiện. Hễ ai bấm nút thì người máy đó cử động, nói năng."  
  
 "Có người sẽ nghĩ rằng "Vậy thì đã sao đâu? Có gì quan trọng đâu?" Nhưng rồi chúng ta sẽ dần dần tách rời thực tại, quên lãng kinh nghiệm, và chúng ta đánh mất luôn con người thật của chính chúng ta.  
  
 "Những gì chúng ta cần làm là đem tất cả sự vật trở về lại nguyên vẹn hình hài, bản thể của chúng, và nhìn vạn vật "y như chúng "đang là"; giống như cái nhìn trong sáng, hồn nhiên của đứa bé con không đốI đãi, không phân biệt. Đứa bé con nhìn mầu sắc và các hình dáng không qua một lăng kính phán xét nào, đánh giá nào; tâm hồn đứa bé thật tươi mát, trong trắng làm sao ! Đó, trạng thái hồn nhiên tự tại đó chính là cái mà chúng ta phải có trở lại, phải áp dụng trở vào lại đời sống hàng ngày của chúng ta. Nếu chúng ta có thể tập làm được như vậy, tự nhiên chúng ta sẽ chuyển hóa được chính mình và ngoại cảnh."  
  
"Ngài Milarepa đã từng nói: "Càng nhiều sóng gió, càng thêm hưng phấn", bởi vì ngài đã cưỡi lên được đầu ngọn sóng phiền não và lèo lái ngọn sóng đó một cách khéo léo và thăng bằng.  
  
 "Đứng ở một lập trường quan điểm trí tuệ, chúng ta cũng nên thích ứng trở thành một con cọp hơn là một chú thỏ con hiền lành. Những chú thỏ thì rất dễ thương, mũm mĩm, nhưng chúng nó không có đủ năng lực để vượt qua trở ngại. Trái lại, những con cọp dù hung dữ, nhưng với năng lực mạnh mẽ sẵn có, nếu biết sử dụng khéo léo, thì năng lực đó chính là sự cần thiết quan trọng nhất để đối địch chốn rừng sâu của loài cọp.  
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 21383)
Sa di nam, tiếng Phạn là Sramanera, và Sa di ni là Sramanerika. Sa di thường được dịch là tức từ. Tức là chấm dứt, quyết tâm chấm dứt nếp sống hệ lụy và khổ đau. Từ là thương yêu, học hỏi thương yêu mọi người và mọi loài bằng trái tim của một vị bồ tát, không vướng mắc, không phân biệt. Sa di cũng có nghĩa là cần sách, nghĩa là chuyên cần và luôn luôn được nhắc nhở.
08/04/2013(Xem: 11186)
Chợt thấy xuân mời, vào một sáng ngồi rơi im lặng, hơi thở bay vào trong phong bão, cơn say tỉnh cơn gió mỉm cười, lay cánh mai
08/04/2013(Xem: 7823)
“Tu Bồ Đề! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhơn sơ nhựt phần dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; trung nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí; hậu nhựt phần diệc dĩ hằng hà sa đẳng thân bố thí, như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhơn văn thử kinh điển tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ; hà huống thơ tả, thọ trì đọc tụng, vi nhơn giải thuyết”.
08/04/2013(Xem: 6678)
Như mọi người đều biết, Đạo Phật trong suốt những thập niên qua đã có nền tảng khá vững chắc tại phương Tây. Riêng tại Đức, sự tìm hiểu và tu tập giáo lý Phật Đà của người bản xứ ngày càng nhiều thấy rõ. Ở điểm này có rất nhiều lý do để dẫn chứng.
08/04/2013(Xem: 9896)
Trong giới hạn lịch sử ngắn ngủi của loài người trên trái đất, theo nhà khảo cổ Pete Rainier, tính từ thời thượng cổ đến nay, có hơn 1000 tôn giáo đã xuất hiện. Trong đó, có chừng một trăm tôn giáo còn đứng vững cả trăm năm và một chục tôn giáo đứng vững cả ngàn năm.
08/04/2013(Xem: 8247)
Chủ yếu Ðạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ; trước phải giác ngộ nhiên hậu mới ...
08/04/2013(Xem: 12416)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 5942)
Khai Thị [ Tập 1 ] Đại Sư Tuyên Hóa Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành --- o0o --- --- o0o --- | Thư Mục Tác Giả | --- o0o --- Vi tính : Diệu Nga - Samuel Trình bày : Mỹ Hạnh - Nhị Tường
08/04/2013(Xem: 8286)
Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì. Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói: - Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa. Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi: - Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
08/04/2013(Xem: 8219)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]