Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bình Thường là Đủ

04/01/201517:31(Xem: 7519)
Bình Thường là Đủ

lotus_2

Trời buổi chiều ấm nhẹ, bà Tư rời xe, cười với bạn, hẹn mai lại đến đón đi làm  như thường lệ.

 

Tới cửa nhà, thò tay vào túi xách lấy chùm chìa khoá, chả thấy đâu.  Lục tung cả túi cũng không có.  Chắc lúc sáng vội đi nên khi đóng cửa chỉ vặn ngang cái chốt bên trong, rồi đóng cửa đi mà quên chùm chìa khoá ở nhà.  Mà sao vô nhà đây, trễ cơm tối mất.  Chợt nhớ là thứ ba mỗi tuần con trai đi học về sớm, bà thở phào nhấn chuông.

 

Lo đặt nồi cơm, vào phòng thay quần áo, nhìn quanh những góc hay để chìa khoá quen thuộc, không thấy đâu.  Bụng hơi lo lo, vào bếp chuẩn bị cơm nước như thường lệ, mà đầu óc tréo ngoe đủ loại tình huống.  

 

Lúc ăn cơm, con trai hỏi, mẹ lo nghĩ gì vậy?  Bà gượng gạo lắc đầu.  Thằng bé đang năm học cuối, bà không muốn thằng bé lại bỏ giờ học lo đi tìm chìa khoá hộ bà.  Đứa con hỏi vài lần, thấy mẹ vẫn trả lời quanh, ngại ngần nhìn mẹ.  Ráng cười với con cho con vui, chứ bụng bà lo lắm.

 

Dọn dẹp cơm nước xong, bà lại đi tìm.  Vẫn không thấy, bà nghĩ chắc có thể rớt trong xe người bạn.  Nhấc phone hỏi, bà bạn nói đợi ra xe kiếm.  Một lúc gọi lại, bà bạn nói không có.  Bà lại thần người suy nghĩ, có thể rớt trong sở không, không thể có chuyện để trong sở được.  Hay là rớt lúc rời nhà, có thể lắm.  Sáng nay lúc ra khỏi cửa, tay thì túi xách, tay thì lunch pack, rồi còn khăn choàng, áo khoác, đủ thứ linh tinh.  Lúc mở cửa xe, biết đâu chùm chìa khoá rơi tuột xuống.  Nghĩ tới đây bà toát mồ hôi hột.  Kẻ trộm mà nhặt được ngay trước cửa nhà, đúng là  mời trộm vô nhà khoắng đồ còn gì.  Chùm chìa khoá lại mang tùm lum thứ, khoá nhà, khoá các cửa phòng, tủ áo, lại còn lủng lẳng một USB mang đủ thứ của bà và gia đình.  Chỉ mang máng một chút hi vọng là kẻ trộm chưa nhặt được, nếu không sáng giờ tụi nó đã vô nhà rồi.

 

Thế là bà lại lục sục đi tìm khắp nơi trong nhà mong tìm thấy chùm chìa khóa đâu đó.  11g đêm, tất cả các góc đã xới lên hết, vẫn không thấy.  Bà Tư trở vào giường, đứa con hỏi vọng vào, hôm nay mẹ không xem phim sao?  Bà lắc đầu, tự dưng thèm được như buổi tối những hôm trước.  Đi làm về, cơm nước, trò chuyện quẩn quanh. Rồi thong dong đọc báo, xem phim... Cuộc sống những lúc đó sao nhẹ nhàng đến vậy.  Lúc này bà mới thấy quí những giờ phút bình thường mà nhiều lúc bà chán ngắt và nghĩ là tẻ nhạt.   

 

Sáng hôm sau, vào xe đi chung với bà bạn, bà lại tìm tung trong xe không thấy dù chị bạn nói, hôm qua đã tìm hết rồi.  Vào sở, bà lại phone hỏi bàn tiếp tân xem có ai nhặt được chùm chìa khoá nào đưa lại không.  Không có, bà lại nhìn quanh dưới ghế, dưới bàn, trong hộc bàn, hộc tủ, vẫn chẳng thấy đâu cả.  Tìm dù biết chắc không có khả năng để trong đó, chỉ cầu may thế thôi, mà vẫn cắm cúi tìm.  Làm việc mà óc bà cứ tréo lên suy nghĩ xem bà có thể để chúng ở đâu.  Đám làm việc cùng, đi  ngang thấy bà không tươi như mọi ngày, đều hỏi thăm xem bà có khỏe không.  Bà cười nói tui Ok mà, nhưng trong bụng vẫn lấn cấn gì đâu.  Buổi trưa ra đi bộ, bà cũng không có lòng dạ nào ngắm cảnh dù trời hôm ấy rất đẹp.  Tự dưng, thèm biết bao nhiêu những giờ phút thong dong, khi trong đầu không có gì lo lắng.

 

Chiều vội về nhà, bà vừa nấu cơm vừa tìm,  loay hoay thế nào, tay lại thò vào túi chiếc áo khoác dày mặc hai hôm trước, khi trời còn lạnh.  Chùm chìa khóa nằm đó, bà nhẹ hẳn người, vào bếp nấu cơm, miệng còn hát nho nhỏ nữa.

 

Bữa cơm chiều, đứa con trai nhìn mẹ,

 

-          có chuyên gì vui vậy má. 

-          Má tìm thấy chùm chìa khóa rồi, hôm qua tưởng mất đó con. 

-          Có chừng đó mà má rầu từ hôm qua tới giờ đó hả. Mất thì thôi, làm chùm khóa mới

-          Nói như dễ lắm, mất thì mất công làm lại hết một lô khóa cửa.  Rồi còn mất công lo nữa chớ. 

-          Thì có gì đâu má, bận một ngày là xong hơi đâu mà lo .  Má cứ hay lo hoài hà.  Take it easy đi má.

 

Thằng nhỏ nhìn mẹ cười, bà Tư cũng cười.  Nhìn tụi nhỏ vô tâm thấy cũng vui, mà nó nói cũng đúng chớ.  Lo buồn có được gì đâu nào, lo buồn cái chùm chìa khóa cũng chẳng hiện ra.  Cái gì mất thì cũng mất, bình tĩnh và giữ tâm vui là hay nhất.  Ờ mà cũng lạ nha, tìm ra chùm chìa khóa thì cũng trở lại như những ngày bình thường trước đó thôi, vậy sao mà vui dữ vậy.

 

Chỉ là khi một vật tưởng mất đi, tìm lại được lúc đó mới mừng, mới thấy quí.  Chỉ là khi bệnh thèm được khỏe mạnh, khỏi bệnh mừng quá xá chừng.  Vậy mà những lúc bình thường, lại không cảm thấy vui, không cảm thấy đáng ăn mừng, kỳ vậy ta.  Tại sao không vui, không trân trọng tất cả những gì đang có vậy.  Như lúc này đây, bà Tư đang vui lắm, vì bà đã tìm lại được một vật tưởng đã mất đi.  Vừa dọn bàn, bà vừa hát nho nhỏ.

 

Đứa con trai nhìn mẹ, niềm vui sáng ánh trong mắt, hai má con cười với nhau.  Ở góc phòng, những đóa hoa vẫn nở như mọi ngày, nhưng có vẻ lung linh rực rỡ hơn nhiều ... Chỉ mong mọi ngày vẫn êm đềm như vậy, bà Tư cảm thấy thật cám ơn khi tất cả đều bình thường, nhưng êm ả.  Chỉ cần bình thường như thế, êm ả như thế, chỉ cần đơn giản như thế thôi, một ngày như mọi ngày, bình yên là hạnh phúc, thật hạnh phúc, có đúng không?

 

 

Thiên Hương

Tháng Một - 2014

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2011(Xem: 7463)
Tiếp theo, chúng ta nói về sự bố thí. Phía trước tôi đã nói đến có một lần tôi ở trường học, hôm khánh thành toà lầu Học viện Thương nghiệp, tôi cũng tham gia buổi lễ khai mạc. Trong buổi lễ, nhà trường có mời một vị giáo thọ người Mỹ nổi tiếng của Học viện Thương nghiệp đến diễn giảng. Sau khi tôi nghe rồi, tôi có cảm khái rất sâu sắc. Bởi vì ngay lúc đó hiệu trưởng đang ngồi bên cạnh tôi, chúng tôi rất thân quen nhau, tôi liền cảm khái nói với hiểu trưởng, tôi cười đùa mà nói với ông rằng giáo trình của Học viện Thương nghiệp này tôi cũng có thể dạy.
02/10/2011(Xem: 8485)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
25/09/2011(Xem: 9340)
Chúng ta không cần đi đâu xa, ở ngay tại nhà nhìn qua trang báo hằng ngày cũng đủ cho chúng ta thấy những tệ nạn xã hội hiện nay như thế nào. Rượu chè, cướp bóc, cờ bạc, mãi dâm... xảy ra thường xuyên, nếu ta có thời giờ bỏ ra vài năm hay cả cuộc đời để thống kênhững sự kiện ấy cũng không thể nào hết được, vì thế mà các nhà báo chí không thất nghiệp, nay tường thuật tệ nạn này, mai báo cáo tệ hại khác...
25/09/2011(Xem: 8912)
Dịch giả trước đây đã nêu lên chủ đề này qua một bài viết ngắn vàongày 7 tháng 8 năm 2010, mang tựa đề là "CâuChuyện về Barlaam và Joasaph: hay một sự trùng hợp lạ lùng giữa các tôngiáo",(có thể xem bài này trên các mạng Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...). Thế nhưng quả là một sự ngạc nhiên kỳ thú là khilùng lại các tài liệu cũ thì tình cờ mới thấy rằng trước đó gần một năm Viện ĐạiHọc Phật Giáo Âu Châu (UBE : Université Bouddhhique Européenne) cũng đã đưa vấnđề này lên mạng trong số phát hành ngày 1 tháng 12 năm 2009, tức là vào dịp nhữngngày lễ cuối năm ở Âu Châu. Bài viết này có thể xem như là một bài khảo cứu nêulên một số dữ kiện để chúng ta cùng suy tư về một vài khía cạnh nào đó của tôngiáo nói chung.
24/09/2011(Xem: 7134)
Từ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống xã hội.
21/09/2011(Xem: 16990)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
15/09/2011(Xem: 7466)
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng làđiều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
15/09/2011(Xem: 9572)
* Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.
15/09/2011(Xem: 8373)
Ngài Achaan Chah là một trong những vị đại sư nổi tiếng của đất nước chùa tháp Thái Lan. Ngài duy trì lối tu học truyền thống như thời của Đức Phật còn tại thế. Sự minh triết và đức hạnh của một vị thiền sư đã làm cho danh tiếng của Ngài vươn xa tới nhiều châu lục. Hiện nay, pháp thiền của Ngài - Thiền Minh sát tuệ - đã lan tỏa mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tác phẩm A Still Forest Pool(Tâm Tĩnh Lặng), do hai môn đệ người Mỹ của Ngài là Jack Kornfield và Paul Breiter đã kết tập từ những bài giảng của Ngài và được xuất bản bằng tiếng Anh lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù tác phẩm đã ra đời trên hai mươi năm, nhưng trí tuệ chân thực vẫn luôn tồn tại mãi với thời gian. Bài giảng sau đây, người dịch trích từ tác phẩm trên và xin giới thiệu cùng bạn đọc.
15/09/2011(Xem: 8170)
Xưa, có người Bà la môn nọ ở với hai người vợ. Vợ đầu sinh được con trai, đã mười hai tuổi; vợ hai đang mang thai, sắp đến kỳ sinh nở, chưa rõ trai hay gái. Chẳng may Bà la môn nọ qua đời. Đứa con trai nói với bà hai rằng: “Tiểu mẫu! Tài sản mà cha tôi để lại, bao gồm vàng bạc hay thóc lúa..., tất thảy bây giờ đều là của tôi, tiểu mẫu không được gì hết!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]